Ô tô xuất hiện khói trắng, lộ loạt trục trặc không nên coi thường
Khói trắng phát ra từ ô tô là dấu hiệu cho thấy ô tô đang gặp rất nhiều trục trặc tại các bộ phận tài xế không nên coi thường.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến xe ô tô phát ra khói trắng. Khói màu trắng thực chất là do hơi nước và các thành phần khác của khí thải bị ngưng tụ trong ống pô. Khi dòng khí thải nóng thoát ra từ động cơ gặp phải khí lạnh nằm trong ống pô sẽ tạo sương mù trắng, thậm chí thành giọt nước. Một khi hiện tượng này xuất hiện cũng là lúc nhiều bộ phận khác trên ô tô đang có dấu hiệu ‘kêu cứu’.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu bị hư hỏng
Hệ thống cung cấp nhiên liệu bị hư hỏng chính là nguyên nhân gây ra khói trắng do xả thải của xe diesel. Chức năng của bộ phun nhiên liệu là cung cấp lượng nhiên liệu cần thiết cho buồng đốt vào đúng thời điểm, phù hợp với từng dãy tốc độ và phụ tải khác nhau.
Nếu xe ô tô có bộ phận phun nhiên liệu bị hư hỏng sẽ có sự bất thường trong quá trình sử dụng, khiến quá trình phun nhiên liệu sai thời điểm dẫn đến phát thải khói trắng từ khí thải. Để ngăn chặn khói trắng từ động cơ diesel tài xế sẽ phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng bơm cao áp, vòi phun, chất lượng tia phun, áp suất phun của vòi phun…
Ô tô xuất hiện khói trắng không nên coi thường vì chứng tỏ ô tô đang gặp rất nhiều vấn đề gây mất an toàn
Bộ lọc nhiên liệu bị bám cặn
Lọc nhiên liệu có chức năng lọc những bụi bẩn, tạp chất trước nhiên liệu đi vào động cơ. Trong quá trình sử dụng, nếu bị bám cặn bẩn hay hư hỏng sẽ làm bộ lọc nhiên liệu bị tắc. Dòng nhiên liệu đến các vòi phun bị chặn lại khiến động cơ khó khởi động, gây hiện tượng giật, xe vận hành không ổn định. Nếu thấy hiện tượng này tài xế nên mang xe đến trung tâm chăm sóc ô tô để kiểm tra vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ. Sau quá trình sử dụng khoảng 40.000 km, nên thay mới lọc nhiên liệu.
Video đang HOT
Bộ lọc gió bị bám bẩn
Bộ lọc gió có tác dụng làm sạch không khí đi vào động cơ. Khi bộ phận này bị bám bẩn, gió lưu thông vào động cơ giảm, khiến lượng nhiên liệu bị đốt giảm đi nên công suất sinh ra cũng yếu hơn dẫn đến việc tài xế phải tăng ga lớn hơn để tạo ra công suất mạnh, duy trì sự ổn định. Từ đó cũng thải ra nhiều khói hơn. Thế nên, tài xế nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ mỗi 5.000 km. Với các xe đời cũ hoặc thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sau 3.000 – 4.000 km và thay mới sau 15.000 km.
Dầu và bộ lọc dầu quá cũ
Bất kỳ động cơ nào cũng cần phải được bôi trơn thì mới có thể duy trì hoạt động ổn định. Chẳng may dầu quá bẩn hoặc bị đóng cặn nhiều sẽ làm cho bộ phận này bị nghẽn. Dẫn đến dễ bị hao mòn, thậm chí có thể làm gãy hay vỡ các chi tiết.
Ngoài ra lọc dầu ô tô là một thành phần trong hệ thống bôi trơn, có tác dụng lọc sạch các chất bụi bẩn, cặn thừa trong dầu nhớt. Để dầu đi vào bôi trơn và làm mát các chi tiết của động cơ lọc an toàn hơn. Tuy nhiên, cần phải nhớ nó là bộ phận cần thay thế định kỳ. Đối với bộ lọc dầu cũ, nên cân nhắc thay mới để đảm bảo rằng chỉ có dầu sạch chảy qua động cơ, giúp giảm lượng khí thải ôtô
Van PCV quá cũ
Van PCV còn gọi là van thông khí các-te, đây là một bộ phận quan trọng trong hệ thống xả, nhưng lại có mối quan hệ quan trọng với dầu nhớt. Nó giúp loại bỏ hỗn hợp khí không đốt cháy hết và đưa chúng trở lại buồng đốt để đốt cháy hết. Nếu van quá cũ có thể trở nên bẩn và bị tắc nghẽn với dầu cũ. Ngăn cản quá trình giảm phát thải đúng như chức năng. Chính vì vậy, thay thế van PCV có thể giúp giảm khói thải của xe.
Piston bị mòn
Các piston của đông cơ quá mòn làm cho áp suất của kì nén thấp, quá trình cháy diễn ra không hoàn toàn nên làm tăng lượng hỗn hợp khí không cháy hết. Cần kiểm tra thường xuyên và thay nhớt định kì đảm bảo các bộ phận này luôn được hoạt động trong môi trường tốt nhất. Nếu bị mòn hoặc hỏng, phải thay mới ngay để giảm lượng khí thải của ô tô.
Bộ điều khiển trung tâm (ECU) hư hỏng
Bên cạnh bộ phun nhiên liệu bị hỏng, bộ phận điều khiển động cơ bị lỗi cũng có thể gây ra phun sai thời gian hoặc không chính xác. Vì vậy, trong trường hợp kim phun nhiên liệu hoạt động tốt, bạn nên kiểm tra bộ phận điều khiển động cơ vì chúng cũng có thể gây ra hiện tượng khói trắng từ ống xả.
Hệ thống nước làm mát bị rò rỉ
Đôi khi, khói trắng không phát ra từ ống xả khi mới khởi động động cơ, sau đó khi xe đang chạy thì mới xuất hiện khói trắng. Điều này cho thấy có sự rò rỉ nước làm mát. Chất làm mát có thể rò rỉ từ một số nơi, một trong số đó là áo nước làm mát.
Một áo chứa nước làm mát bị hư hỏng sẽ gây ra rò rỉ quá mức chất làm mát, sẽ vào buồng đốt và đốt cháy cùng với hỗn hợp không khí và nhiên liệu. Đốt chất làm mát bị rò rỉ làm cho khí thải của xe thải ra một lượng lớn khói trắng.
Ngoài ra, chiếc xe của bạn bị quá nhiệt mà không có chất làm mát, dẫn đến sự phát ra khói trắng dày đặc, ngoài ra nếu thiếu nước làm mát trong thời gian dài động cơ sẽ quá nhiệt dân tới bó kẹt piston và xilanh. Bạn nên sửa chữa hoặc thay thế các áo chứa càng sớm càng tốt để tránh các vấn đề xe khác.
Theo VietQ
Các bộ phận gây ảnh hưởng đến công suất của xe mà tài xế nên chú ý
Ngoài động cơ thì bu-gi, ắc quy và tấm lọc gió là những bộ phận có ảnh hưởng lớn đến việc vận hành của ô tô.
Các bộ phận gây ảnh hưởng đến công suất của xe mà tài xế nên chú ý
Khi bảo trì, bảo dưỡng động cơ ô tô thì 3 bộ phận là ắc quy, bugi, tấm lọc gió cần được dành nhiều sự chú ý hơn cả. Nếu được chăm sóc đúng cách thì chiếc xe của bạn có thể nâng cao hiệu năng, vận hành mượt mà, tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải.
Chi tiết đầu tiên bạn cần chú ý đến là chiếc bu-gi. Lời khuyên từ các tài xế có nhiều kinh nghiệm là bạn cần thay bu-gi thường xuyên để ô tô hoạt động ổn định. Lưu ý là mỗi loại động cơ lại tương thích với một loại bu-gi khác nhau. Bạn cần tham khảo kỹ sách hướng dẫn hoặc nhà sản xuất để lựa chọn loại bu-gi phù hợp.
Chi tiết thứ 2 bạn cần chú ý là ắc quy của xe. Một chiếc ô tô có bình ắc quy khỏe sẽ giúp tăng công suất và tăng tuổi đời của xe. Ngoài ra, ắc quy chất lượng tốt còn giảm thiểu khả năng chết máy khi đối mặt với thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt. Cần chú ý rằng nếu ắc-quy có dẫu hiệu lão hóa thì cần thay ắc quy để đảm bảo khả năng hoạt động của xe.
Cuối cùng, bộ phận mà bạn cần để ý là bộ lọc gió của xe. Nhiệm vụ chính của bộ lọc gió làm sạch không khí và giúp nâng cao khả năng vận hành của xe. Các nhà sản xuất ô tô thường khuyến cáo khách hàng cần thay thế lọc gió thường xuyên để xe luôn hoạt động hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu, tăng tuổi thọ và đảm bảo công suất.
Theo DDDN
Cẩn thận với những bộ phận rất hay hỏng trên xe ô tô Chủ xe muốn tăng tuổi thọ, giữ độ bền cho các chi tiết, bộ phận của xe ô tô thì không nên bỏ qua bài viết chia sẻ các vấn đề thường gặp và cách xử lý hữu ích được Oto.com.vn tổng hợp dưới đây. 1. Lốp và La-zăng (mâm xe) Cẩn thận với những bộ phận rất hay hỏng trên xe ô...