Ô tô Việt Nam đắt hơn nước khác 300 triệu vì ‘cõng’ thuế
Thuế cao là lý do cơ bản khiến giá xe ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực tới 300 triệu đồng, nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với dòng xe dưới 9 chỗ.
Đây là nhận xét của Viện Nghiên cứu Chiến lược và chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam mới đây.
Hiện ô tô cá nhân từ 9 chỗ trở xuống chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 45-60% tùy theo dung tích xi lanh. Chưa hết, loại xe này lại bị đánh chồng sau khi đã tính giá mua bộ linh kiện cộng với thuế nhập khẩu, khiến giá xe tăng cao và là nguyên nhân làm cho quy mô thị trường bị thu hẹp, sản lượng thấp.
Doanh nghiệp đòi tăng ưu đãi
Mới đây, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) khi đóng góp ý kiến cho dự thảo “Chiến lược phát triển Công nghiệp ô tô giai đoạn 2020 tầm nhìn đến 2030″ đã đề xuất giảm 20-25% thuế tiêu thụ đặc biệt với tất cả các loại xe từ 9 chỗ trở xuống, bắt đầu từ năm 2014, với mục đích giúp giảm giá bán xe, tạo điều kiện tăng quy mô thị trường để đẩy nhanh nội địa hóa.
Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp giảm được giá trị xe cỡ 25-50 triệu đồng (tùy loại xe).
Trước đó, Bộ Công Thương, cơ quan chủ trì soạn thảo – đã từng đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tới 70% cho dòng xe chiến lược, nếu các doanh nghiệp đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên.
Video đang HOT
Nhưng đến nay, dự thảo không nhắc đến phát triển dòng xe chiến lược nữa, thay vào đó là xe cá nhân từ 9 chỗ trở xuống, có dung tích xi lanh dưới 1.5 L, Bộ Công Thương chỉ đề xuất giảm từ 5-10% tùy từng loại. Theo tính toán, việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp giảm được giá trị xe cỡ 25-50 triệu đồng (tùy loại xe). Với xe dung tích từ 2.0 L đến 3.0 L thuế tiêu thụ đặc biệt giữ nguyên. Còn xe có dung tích xi lanh trên 3.0 L do không khuyến khích tiêu dùng nên có thể sẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo các doanh nghiệp ô tô, với việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 5-10% và giảm cho cả xe có dung tích xi lanh dưới 1.5 L nhập khẩu nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về, coi như không có ưu đãi cho sản xuất trong nước.
Với việc giảm các loại thuế mà giá xe trong nước chỉ giảm được 25-50 triệu đồng/chiếc, và giá xe ở Việt Nam hiện cao hơn khu vực từ 50-300 triệu đồng thì có thể nói, xe trong nước không cạnh tranh nổi với xe nhập khẩu. Cùng với việc giữ nguyên thuế tiêu thụ đặc biệt với xe 2.0L và dự kiến nâng thuế với xe 3.0L thì quy mô thị trường ô tô sẽ vẫn không thể mở rộng, sản lượng xe khó tăng lên và công nghiệp ô tô Việt Nam khó có thể phát triển, trong khi thời gian không còn nhiều.
Chính sách khó thay đổi
Theo ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), sai lầm nhất với chính sách ô tô thời gian qua là đánh thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá bán. Với cách làm này thì không khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nội địa hóa.
Chính sách vừa mâu thuẫn, vừa thay đổi liên tục, nhất là thuế, phí trong 10 năm qua đã khiến các DN không thể đẩy mạnh nội địa hóa và mất cơ hội.
Các nước trong khu vực đánh thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá đơn hàng nhập khẩu bộ linh kiện. Chẳng hạn, với doanh nghiệp nhập khẩu 100% linh kiện xe về lắp ráp, với giá 10.000 USD/bộ, khi chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là 45% thì chi phí sẽ cao, còn nếu doanh nghiệp nào nội địa hóa 50% chỉ nhập 50%, khi áp 45% thuế tiêu thụ đặc biệt, chi phí sẽ thấp hơn một nửa. Tức là càng nội địa hóa nhiều, nhập khẩu ít thì chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ít. Điều này mới khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nội địa hóa để giảm giá thành.
“Tôi đã đề xuất ý kiến này lên các cơ quan nhiều lần, nhưng Bộ Tài chính không đồng tình, vẫn muốn tính thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá xe như cách cũ. Với dự thảo hiện tại, nếu vẫn áp dụng cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như cũ, mức giảm không đáng kể và dành cho cả xe nhập khẩu nguyên chiếc thì chắc chắn sẽ không khuyến khích nội địa hóa”, ông Huyên nói.
Với các địa phương, điều này sẽ khiến họ chỉ ưu đãi cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô mà không quan tâm tới sản xuất linh kiện, bởi lắp ráp ra xe bán, thuế tiêu thụ đặc biệt cao thì họ thu được nhiều, ông Huyên cho biết.
Một số ý kiến cho rằng thời gian qua các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam được ưu đãi nhiều và nhiều doanh nghiệp đã từng cam kết sẽ nâng tỷ lệ nội địa hóa đến 60% vào năm 2010, rồi tăng dần lên 90%. Nhưng đến nay, tỷ lệ nội địa hóa đều thấp hơn nhiều so với cam kết, hầu hết chỉ ở mức khoảng 10%, thậm chí thấp hơn. Người ta cho rằng các doanh nghiệp nhận ưu đãi nhưng đã không thực hiện cam kết.
Tuy nhiên ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng lắp ráp trong nước có được ưu đãi về thuế nhập khẩu, nhưng với thuế tiêu thụ đặc biệt quá cao, cùng với nhiều loại thuế phí khác khiến giá thành xe đắt đỏ, trong khi thu nhập của người Việt Nam vẫn còn thấp. Vì thế, thị trường ô tô bị thu hẹp, chỉ đạt trên 100.000 xe/năm với 400 mẫu xe khác nhau thì khó thể phát triển sản xuất ở quy mô công nghiệp. Chính sách vừa mâu thuẫn, vừa thay đổi liên tục, nhất là thuế, phí trong 10 năm qua đã khiến các doanh nghiệp không thể đẩy mạnh nội địa hóa và mất cơ hội.
Tranh cãi vẫn đang diễn ra và không bên nào chịu bên nào. Nhìn sang ngành công nghiệp xe máy thì thấy rằng, doanh nghiệp xe máy không cần cam kết, nhưng đến nay vẫn đạt tỷ lệ nội địa hóa tới trên 90%. Lý do là có thị trường 3 triệu xe/năm đủ quy mô để phát triển sản xuất công nghiệp. Nếu thị trường ô tô cũng được mở rộng (thuế, phí thấp) và chính sách ổn định trong suốt 10 năm qua thì đã phát triển rất nhiều.
Theo Vietnamnet
Tân binh Honda City hút khách hàng Việt
Chỉ 3 tháng có mặt trên thị trường, số lượng xe City đến tay khách hàng Việt đa gần 400 chiếc, trong khi nhiều khách hàng khác phải tiếp tục chờ cả tháng trời mới nhận được xe.
Trong báo cáo bán hàng tháng 9 của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA, đã có tổng cộng 117 chiếc Honda City được bán ra tại thị trường Việt Nam trong thang qua.
Khu vực miền Bắc có số lượng khách hàng mua Honda City nhiều hơn cả, với 55 xe được xuất xưởng, khu vực phía Nam 43 xe, trong khi ở miền Trung là 19 xe. Tổng số xe Honda City đến tay người dùng trong tháng 9 trên cả nước là 117 chiếc. Trước đó, số lượng xe Honda City bán ra trong các tháng 7 và tháng 8 lần lượt là 113 và 131 chiếc.
Honda City đang băng băng ở phân khúc sedan cỡ nhỏ tại thị trường Việt Nam.
Chỉ sau hơn 3 tháng có mặt trên thị trường, tổng cộng đã có gần 400 chiếc Honda City được xuất xưởng, cho thấy sức hút đáng kể của mẫu sedan cỡ nhỏ đối với người dùng trong nước, đặc biệt là những khách hàng trẻ tuổi, các gia đình trẻ.
Trong những lần công bố kết quả kinh doanh của mẫu xe Honda City, nhà sản xuất Honda Việt Nam cũng tỏ ra lạc quan khi số lượng đơn đặt hàng không ngừng tăng lên. Thời điểm ra mắt, hãng nhận được hơn 200 đơn đặt hàng. Chưa đầy một tháng sau là hơn 600 đơn. Thậm chí, một số đại lý còn phải xin lỗi khách hàng vì xe không kịp xuất xưởng để bàn giao đúng hẹn.
Việc Honda City đắt khách khiến các mẫu xe đối thủ phải liên tục giảm giá để lôi kéo khách hàng. Cách đây chưa lâu, Toyota Việt Nam và Nissan Việt Nam đã có những động thái đầu tiên khi quyết định giảm giá bán cho các mẫu Vios và Sunny, với mức giảm từ 30 đến 50 triệu đồng. Trong khi Nissan Sunny có vẻ đuối thế trong cuộc đua ở phân khúc sedan hạng B thì mẫu Toyota Vios 1.5G và Vios 1.5E lại tỏ ra là một đối thủ mạnh của Honda City, với số xe xuất xưởng cũng khá ấn tượng.
Honda City trình làng hôm 11/6 tại TP.HCM, được trang bị động cơ 1,5 lít, 16V SOHC, 4 xi-lanh thẳng hàng, kết hợp với hệ thống truyền động 5 cấp cho cả phiên bản số sàn và số tự động. Động cơ sản sinh công suất cực đại 88 kw (120 mã lực) tại số vòng tua 6.600 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 145 Nm tại vòng tua 4.800 vòng/phút. Phiên bản số sàn giá 540 triệu đồng, trong khi bản số tự động giá 580 triệu đồng.
Theo VNE
15 hãng xe tham gia Vietnam Motor Show 2013 8 thành viên của hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam cùng 7 thương hiệu nhập khẩu chính thức sẽ góp mặt tại triển lãm ô tô lớn nhất Việt Nam cuối tháng 10 tới. Với thông điệp cùng đi tới thành công, Triển lãm Ô tô Việt Nam 2013 có sự góp mặt của 15 hãng ô tô bao gồm 8...