Ô tô Thái Lan, Indonesia ùn ùn đổ về Việt Nam, giá trung bình từ 416 triệu đồng
Tính trung bình mỗi xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam có giá khai báo tại cảng khoảng 18.347 USD (tương đương 416 triệu đồng).
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy lượng ô tô nguyên chiếc được đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu trong tháng 2 đạt 10.039 chiếc, tăng 20,3% (tương ứng tăng 1.696 chiếc) so với tháng trước. Giá trị nhập khẩu đạt 209 triệu USD. Tháng trước, số ô tô nguyên chiếc nhập khẩu được ghi nhận là 8.343 chiếc, trị giá đạt gần 213 triệu USD.
Ô tô nguyên chiếc được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 2 chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan với 5.196 chiếc, từ Indonesia với 3.300 chiếc và từ Trung Quốc với 589 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm tới 90% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng.
Tính trung bình, mỗi xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam có giá khai báo tại cảng khoảng 18.347 USD (tương đương 416 triệu đồng). Ảnh minh họa
Tổng cộng đã có 6.922 xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá đạt 127 triệu USD (chiếm 69 % lượng ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu). Số này đã tăng 33% (tương đương tăng 1.657 chiếc) so với tháng trước.
Ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu trong tháng 2 cũng chủ yếu là xe xuất xứ từ Thái Lan với 3.277 chiếc, tăng 13,7% và xe xuất xứ từ Indonesia với 3.059 chiếc, tăng 220% so với tháng trước. Tính trung bình, mỗi xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về có giá khai báo tại cảng khoảng 18.347 USD (tương đương 416 triệu đồng).
Video đang HOT
Xét về giá trị kim ngạch, các loại ô tô nhập khẩu Thái Lan vẫn đứng đầu bảng khi đạt hơn 101 triệu USD, tiếp theo là Indonesia đạt hơn 40 triệu USD và thứ ba là Trung Quốc đạt 22,5 triệu USD. Hiện tại, Việt Nam đang nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ 12 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc, một số nước khác có lượng xe ô tô CBU xuất khẩu vào Việt Nam lớn gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Nga.
Thị trường ô tô nhập khẩu Việt Nam đang chịu tác động lớn từ các hiệp định thương mại. Trong đó đáng kể nhất là Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA).
Theo quy định của ATIGA, kể từ ngày 1/1/2018, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giữa các nước nội khối ASEAN đã giảm về 0%. Quy định này đã tạo bước ngoặt lớn để đưa Thái Lan và Indonesia trở thành hai nước có lượng xe ô tô xuất khẩu vào Việt Nam nhiều nhất.
Trước khi lộ trình cắt giảm thuế về 0% được thực hiện, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai xuất xứ chủ yếu của mặt hàng ô tô nhập khẩu tại Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc với lợi thế là các loại xe tải, xe chuyên dụng mặc dù không được hưởng lợi nhiều từ các hiệp định thương mại song vẫn đang duy trì ở vị trí thứ 3. Số lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc thường không lớn song giá trị kim ngạch lại rất đáng kể.
Trùng kỳ nghỉ Tết, xuất khẩu thủy sản tháng 2 giảm 19% so với cùng kỳ
Xuất khẩu thủy sản cả nước trong tháng 02/2021 giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 405 triệu USD.
Mức tăng trưởng âm này là do tháng 2 năm nay trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thời gian sản xuất, khai thác, chế biến ít hơn so với tháng 02 năm ngoái.
Xuất khẩu tôm trong tháng 2, ước đạt gần 160 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2020.
Với những tín hiệu tích cực từ mặt hàng cá tra, các loại cá biển (trừ cá ngừ), tôm chân trắng,...và xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Mexico,...tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thuỷ Việt Nam tăng 23,4%, đạt 606 triệu USD.
Kết quả này đã bù vào tháng 02 và giúp luỹ kế đến hết tháng 02/2021, giá trị xuất khẩu thuỷ sản tăng 2,2%, đạt trên 1 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục bị chi phối bởi xu hướng tiêu thụ của thị trường trong bối cảnh đại dịch vẫn diễn biến phức tạp.
Vì vậy, nhu cầu vẫn nghiêng về các sản phẩm thuỷ sản có giá vừa phải, dễ chiến, có thời hạn bảo quản lâu, phù hợp với chế biến và tiêu thụ tại nhà (tôm châm trắng cỡ nhỏ đong lạnh, tôm chân trắng chế biến, chả cá,...).
Trong khi đó, xuất khẩu các sản phẩm tôm nguyên con đông lạnh, nhất là tôm sú giảm do yếu tố giá cao và do sự kiểm soát chặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu của thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, cước vận tải tăng cao cũng như kỳ nghỉ Tết cũng khiến nguồn nguyên liệu sụt giảm, nhất là các loại hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc và tôm biển,...khiến giá trị xuất khẩu giảm.
Chế biến tôm tại nhà máy Minh Phú (Ảnh: Lê Toàn).
Với cá tra, sau khi sụt giảm liên tục trong đầu năm ngoái thì năm nay đã có dấu hiệu tích cực.
Cụ thể, xuất khẩu trong tháng 01/2021 tăng 22% (đạt 123,5 triệu USD) và tháng 02/2021 giảm 17% (đạt 90 triệu USD) đưa luỹ kế 2 tháng lên 214 triệu USD, tăng 1,7% so với năm 2020.
Ngoài khách hàng Trung Quốc, các nhà nhập khẩu từ Colomhia cũng tăng mua cá tra nguyên con từ Việt Nam.
Trừ Trung Quốc và EU, xuất khẩu cá tra Việt Nam có chiều hướng phục hồi mạnh mẽ tại tất cả các thị trường.
Trong đó, tăng mạnh sang Mỹ tăng 51%, sang các nước CPTPP tăng 38% trong tháng 01/2021 và các thị trường như Brazil, Colombia, Anh, Nga tăng từ 37-129%.
Theo đà xuất khẩu trong 2 tháng vừa qua, VASEP dự báo kim ngạch xuất khẩu tháng tới sẽ đạt khoảng 640 triệu USD (tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2020).
Thêm vào đó, xuất sang Mỹ, EU và các nước CPTPP sẽ duy trì tín hiệu tích cực nhờ nhu cầu cao và dựa vào "đòn bẩy" từ các Hiệp định thương mại tự do.
Hải quan thực hiện Thông tư về thời điểm nộp C/O trong Hiệp định EVFTA Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố chủ động tập huấn triển khai Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định EVFTA, có hiệu lực từ 1/3/2021. Cán bộ hải quan hướng dẫn DN hoàn thiện thủ tục XNK. Ảnh: Hải Anh...