Ô tô tăng giá, đại lý hủy cọc nếu khách không trả thêm tiền
Nhiều hãng xe cắt giảm chương trình khuyến mại khi bước sang tháng 6 khiến giá ô tô tăng so với trước đây, trong khi người dùng lại muốn mua theo giá đặt cọc từ tháng 5.
Giá xe tăng, đại lý hủy cọc
Chị Thu Hương (Thái Bình) đã đặt cọc mua chiếc Hyundai Kona phiên bản đặc biệt từ cuối tháng 5 và được đại lý chốt giá 655 triệu đồng. Tuy nhiên sang tháng 6, chị định lấy xe thì showroom báo giá tăng, phải cộng thêm 10 triệu đồng.
Nhiều mẫu ô tô rục rịch cắt khuyến mại, tăng giá từ cuối tháng 5
Theo chị Hương, đại lý cho biết giá xe trong tháng mới không còn được ưu đãi nhiều như tháng trước nên giá bán phải điều chỉnh. Không đồng ý với việc này, chị nhận lại số tiền đặt cọc là 20 triệu đồng.
Cũng rơi vào tính huống bị tăng giá nhưng trường hợp của anh Minh Sơn (Ba Vì, Hà Nội) lại được xử lý thuận lợi hơn. Nếu như chị Hương chỉ đặt một khoảng tiền không lớn so với tổng giá trị xe thì anh Sơn lại thanh toán 100% tiền tại thời điểm đặt cọc.
“Ban đầu, đại lý nói sẽ chi trả 70% số tiền chênh lệch do giá biến động, khách hàng chịu 30%, nhưng tôi không chấp nhận”, anh Sơn cho biết. “Sau khi nói qua lại rất nhiều, đại lý mới chịu bán xe với giá mà tôi đã trả theo hợp đồng ban đầu”.
Từ cuối tháng 5, nhiều hãng xe đã rục rịch tăng giá, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 84, trong đó giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước. Thực tế, đây là động thái cắt bớt khuyến mại chứ mức giá mới vẫn thấp hơn giá đề xuất.
Chẳng hạn Toyota Vios 1.5G CVT có giá bán đợt đầu tháng 5 là 540 triệu đồng. Xe hiện nay đang được một số đại lý chốt ở mức 548 – 550 triệu đồng, tùy nơi và các chính sách quà tặng khác nhau. Trong khi đó giá đề xuất của Toyota cho model này là 570 triệu đồng.
Video đang HOT
Khách hàng bức xúc, người bán khó xử
Trong khi Chính phủ vừa ra các biện pháp nhằm kích cầu kinh tế, giúp người mua xe tiết kiệm từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu để lăn bánh ô tô, thì các hãng xe lại lập tức cắt bớt khuyến mại. Việc này đã khiến không ít khách hàng bức xúc.
Không ít khách hàng bức xúc khi giá xe tăng trong tháng 6, dù thực tế vẫn bán dưới đề xuất
“Phí trước bạ giảm thì giá xe lại tăng, vậy thì còn gì gọi là thúc đẩy bán hàng được”, Trần Văn Hoàng, một người định mua ô tô, chia sẻ. “Thậm chí đến giờ vẫn chưa biết khi nào mới được áp dụng phí trước bạ mới, giá ô tô đã tăng rõ rệt”.
Chộp giật, làm ăn không uy tín hay chỉ biết móc túi khách hàng là một trong số những bức xúc của người dùng dành cho đại lý, nhân viên kinh doanh ô tô trước những biến động mới của thị trường xe.
Tuy nhiên, các showroom ô tô cho biết việc tăng giá là do nhiều yếu tố chi phối. “Cần hiểu rõ, trước đây xe được giảm giá sâu theo chương trình khuyến mại trong tháng 5, giá hiện tại tăng lên nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với giá công bố”, Minh Hiếu, trưởng phòng kinh doanh một đại lý ô tô trên đường Giải Phóng (Hà Nội) nói.
Theo người này, một số nhân viên kinh doanh đã sai khi không thông báo rõ cho khách về thời gian áp dụng khuyến mại, dẫn đến tình huống khách cọc một giá nhưng đến khi nhận xe lại giá khác. Cũng có trường hợp khách biết giá sắp tăng nhưng không chịu chốt hợp đồng, đến lúc mua lại vẫn muốn được áp dụng giá cũ.
“Chính sách bán hàng thay đổi liên tục và các đại lý phải tuân theo quy định chung của hãng”, anh Hiếu cho hay. “Tôi mong khách có thể hiểu rằng giá xe hiện nay dù có tăng nhưng vẫn bán dưới giá đề xuất, tức là hãng và đại lý vẫn đang chia sẻ với khách hàng trong giai đoạn này”.
Về trách nhiệm của các bên với vấn đề đặt cọc, anh Lê Văn Thanh, một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ô tô, cho rằng cần phải căn cứ theo hợp đồng mới biết bên nào đúng, bên nào sai.
Theo anh Thanh, hợp đồng thường có hai loại. Hợp đồng thỏa thuận, tức thời gian giao xe, giá xe và các chương trình khuyến mại sẽ chịu biến động của thị trường tại thời điểm mua bán. Khách hàng cũng chỉ phải đặt một khoảng tiền tượng trưng, bằng vài % giá trị xe.
Trong khi đó, hợp đồng mua bán sẽ thể hiện chính xác giá xe, thời gian giao xe, các khuyến mại cụ thể là gì. Thông thường, khách sẽ phải thanh toán trên 50% giá trị xe. Tùy theo điều khoản ghi trong hợp đồng mà sẽ có mức phạt nếu một trong hai bên vi phạm.
“Các loại hợp đồng thường dài cả chục trang, kèm theo rất nhiều điều khoản mà không ít khách hàng đặt bút ký dù chưa đọc và hiểu toàn bộ nội dung”, anh Thanh chia sẻ. “Điều này dẫn đến những khúc mắc cho cả khách hàng và đại lý nhưng phần lớn các trường hợp, người mua sẽ là bên chịu thiệt, có thể là thời gian, công sức chứ không chỉ tiền bạc”.
Mua xe "găm lại" đợi giảm phí trước bạ: Có bị phạt quá hạn đăng ký?
Sợ khi phí trước bạ giảm thì giá xe lại tăng, nhiều người tiêu dùng có ý tưởng liều mua xe luôn và "găm lại", chờ khi phí trước bạ giảm mới đi đăng ký...
Đại diện Vụ Chính sách thuế cho biết, hiện cơ quan này đang viết dự thảo lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, trước khi trình Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ Nghị định quy định việc giảm phí trước bạ cho các loại ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước. Dự kiến quy định này sẽ đi vào thực tiễn trong hai tháng nữa.
Trước thông tin này, khá nhiều người tiêu dùng đặt câu hỏi: Nếu mua xe luôn từ bây giờ và "găm lại", đợi khi có các hướng dẫn cụ thể mới đi làm thủ tục đăng ký xe (nộp phí trước bạ) thì có vi phạm quy định nào không? Nếu có thì mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Trong số các dòng xe du lịch được giảm phí trước bạ đợt này, xe Mercedes-Benz có mức giảm cao nhất - lên tới 290 triệu đồng
Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 10 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 4 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP về Lệ phí Trước bạ, người nộp lệ phí trước bạ thực hiện nộp tiền lệ phí trước bạ vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo nộp lệ phí trước bạ của cơ quan thuế. Nếu quá thời hạn kể trên mà người nộp thuế chưa nộp, thì mỗi ngày chậm nộp phải trả tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Trong khi đó, tại Điều 106 Luật Quản lý thuế 2006 và Luật về thuế sửa đổi 2016 quy định: Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm nộp .
Như vậy, trong trường hợp người tiêu dùng mua xe tại thời điểm này và đợi quyết định chính thức phí trước bạ ưu đãi giảm 50%, nếu quá thời hạn 30 ngày mà không gia hạn nộp phí trước bạ, thì sẽ phải nộp phạt với mức 0,03%/ngày.
Lấy ví dụ, một mẫu xe tại Hà Nội có mức giá tính phí trước bạ là 1 tỷ đồng, tức là phải nộp 60 triệu đồng phí trước bạ ôtô mới đăng ký lần đầu tại Hà Nội (12%). Sau 30 ngày, mức phạt nộp chậm sẽ là 18.000 đồng/ngày, tức là khoảng 540.000 đồng/tháng.
Chính phủ đã quyết định giảm 50% phí trước bạ cho xe sản xuất và lắp ráp trong nước, nhưng hiện chưa rõ liệu ưu đãi này có dành cho cả xe thương mại và xe du lịch.
Với các quy định này, người tiêu dùng có thể cân nhắc việc mua xe trước đợi phí trước bạ chính thức giảm. Tuy nhiên, dù là mua trước hay mua sau, trong khi đợi văn bản chính thức được ban hành, hiện vẫn chưa có thông tin rõ ràng về loại xe lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi này; đó là xe du lịch hay là xe thương mại (xe tải, xe khách...), hoặc thời gian mua xe nào sẽ được hưởng ưu đãi (trước hay sau đợt cách ly xã hội vào ngày 1/4/2020). Tất cả phải chờ các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Người tiêu dùng hiện đang khá mong chờ những thông tin cụ thể về đợt giảm phí trước bạ của Chính phủ.
Trong khi đó, nếu như các cơ quan Trung ương đưa ra một văn bản quy phạm pháp luật cho việc giảm phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước (là Nghị định nếu Chính phủ ban hành, là Thông tư nếu Bộ Tài chính ban hành) thì nhiều khả năng chỉ 2 tuần nữa là có văn bản công bố chi tiết về đợt giảm phí trước bạ cho ôtô lắp ráp trong nước. Theo quy định tại Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (Luật số 80/2015/QH13): Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương.
Cũng có trường hợp các văn bản này sẽ có hiệu lực ngay lập tức. "Nếu văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng".
Chưa giảm phí trước bạ, ô tô đã rục rịch tăng giá Khi Quốc hội còn chưa "chốt" phương án giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, nhiều đại lý đã rục rịch cắt ưu đãi. Lo so o to giam uu đai so voi hien nay, nhieu khach hang mua xe san xuat, lap rap trong nước đat coc nhung cho le phi truoc ba giam...