Ô tô nhập khẩu “lập đỉnh” mới, xe lắp ráp càng thêm khó
Lượng ô tô nhập khẩu về nước đạt cột mốc kỷ lục tới hơn 16.000 xe chỉ trong tháng 10/2019. Lượng ô tô nhập về từ đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ tạo nhiều áp lực lên các mẫu xe lắp ráp trong nước.
Nhiều mẫu xe nhập khẩu tiếp tục đổ về nước trong những tháng cuối năm – Ảnh T.L
Xe nhập về ồ ạt, xác lập đỉnh mới
Theo thông báo mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2019 vừa toàn thị trường Việt Nam đã nhập khẩu 16.683 xe, cao nhất kể từ năm 2018. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ô tô trong tháng ước đạt hơn 323,78 triệu USD, tăng 50,2% về lượng và 28,6% về giá trị so với cùng kỳ tháng trước.
Cộng dồn từ đầu năm 2019, cả nước đã chi ra hơn 2,7 tỷ USD để nhập khẩu 123.484 xe ô tô nguyên chiếc các loại. Trị giá trung bình mỗi ô tô nhập khẩu về nước ước tính khoảng 22.000 USD/xe (khoảng 460 triệu đồng). Trị giá ô tô nhập khẩu vẫn thấp hơn đôi chút so với cùng kỳ năm 2018. Ở thời điểm này ngoái trị giá trung bình ô tô nhập khẩu về Việt Nam là hơn 24.000 USD/xe (khoảng 550 triệu đồng).
Ô tô nhập khẩu về trong tháng 10 cao nhất từ đầu năm 2019 – Đồ thị H.C
Đáng chú ý, trong tháng 10/2019, lần đầu tiên Indonesia trở thành nước xuất khẩu nhiều xe sang Việt Nam, với hơn 8.000 chiếc, cao hơn Thái Lan tới hơn 1.200 chiếc. Cái tên ấn tượng nhất từ Indonesia được nhập khẩu về Việt Nam chính là mẫu MPV giá rẻ Xpander. Tháng 10/2019 cũng là tháng của Xpander khi mẫu xe này đánh bại 2 “ông lớn” là Toyota Vios và Hyundai Accent để vươn lên là mẫu xe bán chạy nhất toàn thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu cộng dồn từ đầu năm 2019 thì Thái Lan vẫn là quốc gia xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào Việt Nam. Trong 10 tháng của năm 2019 đã có gàn 70.000 xe ô tô các loại nhập vào Việt Nam có nguồn gốc từ Thái Lan. Việt Nam cũng đã chi ra tới gần 1,4 tỷ USD dành để nhập xe từ Thái Lan.
Quốc gia xếp sau Thái Lan vẫn tiếp tục là Indonesia với 39.911 xe và kim ngạch hơn 545 triệu USD. Trị giá trung bình ô tô từ Indonesia cũng thấp nhất với chỉ hơn 13.650 USD/xe (khoảng 315 triệu đồng). Tuy mức giá trung bình khá thấp nhưng giá bán các mẫu xe từ Indonesia như Mitsubishi Xpander, Toyota Wigo…vẫn ở mức trung bình và chưa có dấu hiệu sẽ giảm thêm.
Toyota Vios tuột mất ngôi vương daonh số sau thời gian dài nắm giữ
Sức ép đè nặng lên xe lắp ráp trong nước
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của các thành viên hiệp hội đạt 28.948 xe trong tháng 10/2019, bao gồm 21.355 xe du lịch; 7.228 xe thương mại và 365 xe chuyên dụng.
Doanh số xe du lịch tăng 2%; xe thương mại tăng 11% và xe chuyên dụng tăng 14% so với tháng trước. Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 16.406 xe, giảm 3% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 12.542 xe, tăng 16% so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 10/2019, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 12% trong khi xe nhập khẩu tăng 118% so với cùng kì năm ngoái.
Thị trường ô tô sẽ thêm khốc liệt vào những tháng cuối năm – Ảnh H.C
Video đang HOT
Nhiều mẫu xe nhập khẩu miễn thuế như Honda CR-V, Ford Ranger hay Mitsubishi Xpander đang chiếm ưu thế hơn các đối cùng phân khúc nhờ những lợi thế vốn có như giá rẻ, nhiều trang bị và đặc biệt là được “gắn mác” nhập khẩu. Những mẫu xe lắp ráp trong nước như Mazda CX-5, Toyota Innova hay Hyundai Tucson đều đang bị cạnh tranh khá gay gắt bởi những mẫu xe nhập khẩu miễn thuế.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá thị trường ô tô sẽ còn biến động mạnh hơn nữa trong dịp cuối năm. Nhiều mẫu xe nhập khẩu tiếp tục ổn định nguồn cung cấp sẽ khiến lượng ô tô nhập về tiếp tục gia tăng. Ngoài ra, sẽ có thêm nhiều thay đổi như sửa đổi nghị định 116/2017 về ô tô nhập khẩu sẽ giúp các mẫu xe miễn thuế này có thể dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn.
Theo Thoidai
Hãng ồ ạt giảm giá, dân Việt vẫn chịu cảnh mua xe giá đắt, bị "chặt chém"
Tuần qua, thông tin thị trường xe hơi nổi bật với việc hàng loạt mẫu xe nhập ùn ùn về nước, trong khi đó có cả siêu xe giá hàng chục tỷ đồng.
Tuy nhiên, đại đa số người dùng Việt vẫn phải mua xe giá đắt, thậm chí nguy cơ bị "chặt chém" trong mùa cao điểm mua sắm xe cuối năm vẫn có thể xảy ra.
Xe nhập về ùn ùn, dân Việt vẫn mua xe giá đắt, bị chặt chém !?
Tháng 9, lượng xe nhập đã tăng mạnh sau 3 tháng liên tiếp suy giảm ở Việt Nam; ở trong nước, xe lắp ráp đang tồn kho. Đây là cơ hội để giảm giá xe.
Tuy nhiên, một thực tế người dùng Việt vẫn phải mua xe giá đắt đỏ và thậm chí có thể vẫn bị "móc túi" trong mùa xe cuối năm.
Xe nhập về ùn ùn, xe trong nước ứ đọng, dân Việt vẫn mua xe giá đắt
Báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập về Việt Nam tháng 9 ghi nhận ở con số 13.000 chiếc, tăng khá mạnh so với các tháng trước đó.
Ở diễn biến đáng chú ý khác, mới đây, trong báo cáo Kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, ngành sản xuất ô tô Việt Nam là 1 trong 3 ngành có lượng tồn kho lớn nhất cùng với xăng dầu, sắt thép.
Về lý thuyết, xu hướng cung xe nhập cao và lượng tồn kho xe trong nước lớn là cơ sở để giá xe tại Việt Nam giảm đi. Tuy nhiên, trên thực tế chuyện này không được xảy ra.
Các hãng đua nhau giảm giá xe cuối năm
Trong thời điểm cận kề mùa "làm ăn" cuối năm của dân buôn ô tô, vì vậy hàng loạt mẫu xe trên thị trường được các hãng, đại lý công bố giảm giá mạnh để hút khách. Đáng chú ý, có khá nhiều mẫu được giảm giá đến hàng trăm triệu đồng.
Các hãng xe đua nhau giảm giá cuối năm
Vừa qua tháng ngâu, thị trường xe hơi Việt bắt đầu chứng kiến những cuộc cạnh tranh quyết liệt về giá xe và doanh số trên thị trường. Các hãng xe lớn như Toyota Mazda, Kia, Mitsubishi... đều giảm giá đồng loạt nhiều mẫu xe.
Các mẫu xe giảm giá gồm Mitsubishi Pajero Sport, Toyota Fortuner, Innova... đều ghi nhận mức giá giảm từ 40 đến 90 triệu đồng tùy theo phiên bản. Trong khi đó, các mẫu xe sang của Audi, BMW cũng được giảm giá từ 150 đến 300 triệu đồng ở những bản xe có giá trị từ 2 đến 4 tỷ đồng.
Theo một số đại lý xe hơi tại Hà Nội, việc giảm giá xe tháng 10 từ đầu tháng đến nay chủ yếu nhắm vào các xe có giá cao trên 1 tỷ đồng hoặc là xe đang gánh doanh thu giảm, ế xe.
Phí tăng, dân Việt vẫn đổ xô mua xe bán tải nhập khẩu.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tính đến hết tháng 8/2019, có hơn 14.300 chiếc xe bán tải bán ra thị trường, tăng hơn 50% (tương ứng khoảng 6.700 chiếc) so với cùng kỳ năm trước.
Xe bán tải vẫn được tiêu thụ mạnh, bất chấp tăng phí trước bạ
Mức tăng doanh số của xe bán tải dù cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 song vẫn thấp hơn từ 700 đến trên 1.000 chiếc so với cùng kỳ các năm 2017 và 2016.
Năm 2019, các mẫu xe bán tải chủ yếu trên thị trường đã hồi phục doanh số thần tốc, đứng đầu vẫn là Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Toyota Hilux và Mazda BT50...
Như vậy, sau khi Chính phủ quyết định tăng phí trước bạ từ 2% lê 6% và 7,2% (tùy theo địa phương) đối với các mẫu xe bán tải từ tháng 4//2019, sau gần 4 tháng, lượng xe này vẫn tăng mạnh ở Việt Nam, điều này cho thấy nhu cầu xe này không hề giảm và các hãng, đại lý đã biết cách hỗ trợ chi phí trước bạ cho khách hàng để ngăn suy giảm doanh số.
13 mẫu xe ăn khách, xe nội "át vía" xe nhập
Mặc dù số xe nhập tăng mạnh ở Việt Nam trong thời gian qua song tiêu thụ các dòng xe nhập không cao. Trong 12 mẫu xe nhập ăn khách nhất Việt Nam 8 tháng qua (từ 6.000 chiếc trở lên), xe nhập chỉ chiếm ít ỏi 4 mẫu.
Một số mẫu xe lắp ráp trong nước vẫn tiêu thụ nhiều hơn xe nhập
Cụ thể, 9 mẫu xe có doanh số cao là xe lắp ráp trong nước với khoảng 83.800 chiếc, lớn nhất là Toyota Vios với doanh số đứng đầu thị trường hơn 16.700 chiếc, thứ hai là Hyundai Accent với hơn 11.600 chiếc, Hyundai i10 với hơn 11.000 chiếc.
Kia Cerato và Toyota Innova cùng chia sẻ vị trí với doanh số đều đạt hơn 7.500 chiếc, Mazda CX5 với hơn 7.200 chiếc và Kia Morning với 6.900 chiếc.
Các dòng xe nhập khẩu có 4 mẫu bán được doanh số cao với tổng lượng đạt trên 33.800 chiếc, trong đó tiêu thụ vượt trội thuộc về dòng MPV giá rẻ Mitsubishi Xpander với 9.900 chiếc. Honda CRV đứng vị trí thứ 2 với 9.400 chiếc, Ford Ranger thứ 3 với 8.000 chiếc và chiếc Toyota Fortuner đứng vị trí cuối cùng với hơn 6.500 chiếc.
Xe cũ mong được "giải cứu" trong mùa xe cuối năm
Không ít chủ xe, đại lý xe cho biết sẽ phải hạ giá các dòng xe cũ trên thị trường để chờ được giải cứu trong mùa xe cuối năm bởi hiện tại áp lực cạnh tranh khiến nhiều đại lý phải sống trong lo sợ.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Trí tại nhiều cơ sở bán xe cũ trên địa bàn các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, và chợ xe cũ tại Long Biên, khá vắng lặng dẫu tháng cô hồn đã đi qua rất lâu.
Ông Mạnh, chủ một gara xe cũ chia sẻ với phóng viên: "Tình trạng xe cũ khó bán đã được dự báo sớm từ cả năm nay, nhưng không thể lường được khó khăn đến thế. Dòng xe từ dưới 300 - 600 triệu đồng có doanh số khá ít, còn xe giá từ 600 triệu đồng đến ngưỡng gần 800 triệu đồng thì đóng băng".
Các dòng xe bán dễ nhất thuộc phân khúc xe cũ vẫn là họ nhà Toyota, Honda. Các dòng xe Kia, Mazda hay Hyundai cũng khá khó khăn để đẩy hàng so với trước đây. Các mẫu xe này là Vios, Innova hay Honda City, Mazda 3 hay Hyundai i10 tuổi đời 5 - 7 năm tuổi cũng chỉ có giá dưới 300 - 400 triệu đồng, song cũng khó khăn để bán đi.
Ô tô nội gồng mình chạy đua giảm giá với xe nhập
Trên thị trường, nhiều mẫu ô tô nhập khẩu giảm giá thu hút khách hàng khiến xe lắp ráp trong nước cũng phải hạ giá để cạnh tranh, giữ thị phần.
Thời gian qua, nhiều mẫu ô tô nhập khẩu giảm giá mạnh trên thị trường. Điển hình như mẫu Subaru Forester mới, ra mắt hồi tháng 7/2019 vừa qua được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Với giá bán từ 1,128 - 1,288 tỷ đồng, Subaru Forester rẻ hơn khi còn nhập khẩu từ Nhật trước đây tới hơn 300 triệu đồng.
Không chỉ Subaru giảm giá mạnh mà còn 2 mẫu xe Chevrolet Colorado và Trailblazer. Ngoài ra, cũng phải kể đến xu hướng giảm giá, tặng phụ kiện khách hàng đối với người mua xe Toyota Fortuner, Vios, Mazda CX-5, CX-8, Mazda 3, Mazda 6, Mitsubishi Outlander...
Siêu xe dồn dập về Việt Nam
Trong tháng 9, giới chơi xe Việt liên tục bất ngờ trước thông tin những chiếc siêu xe sang hàng chục tỷ đồng được đưa về nước phục vụ các đại gia.
Mặc dù thuế, phí cao, giá siêu xe, xe siêu sang về Việt Nam thường đắt gấp 3-4 lần so với các nước khác nhưng trong tháng 9 có không ít những siêu xe sang hàng khủng vẫn được nhập, xuất hiện trên thị trường về phục vụ nhu cầu của các đại gia.
Giữa tháng 9, Lamborghini Aventador SVJ phiên bản cao cấp với giá lăn bánh vào 60 tỷ đồng được một tay chơi tại Hà Nội nhập về. Cùng tháng chiếc Bentley Bentayga V8 với màu đỏ sẫm cũng về Việt Nam theo đơn đặt hàng của một đại gia. Đặc biệt, chiếc Lamborghini Urus siêu phẩm SUV màu vàng Giallo Auge có giá 23 tỷ đồng, được tay chơi Việt Nam tậu về, nâng tổng số xe này ở Việt Nam hiện là 4 chiếc.
Đầu tháng 9, thông tin chiếc Mercedes-AMG G63 bản thường màu trắng hàng độc giá gần 11 tỷ cũng được một tay chơi đưa về Hà Nội để dạo phố.
Cuối năm, giói buôn xe "đấu nhau" khốc liệt
Đây là nhận định của các chuyên gia phân tích từ Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) trong một báo cáo vừa công bố mới đây. Tuy nhiên, các nhà phân phối xe trung cấp được cho là có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn so với các đại lý phân phối xe hơi cao cấp.
Báo cáo mới công bố của VDSC cho hay, trong nửa đầu năm 2019, doanh số và doanh thu của hầu hết các đại lý phân phối tăng mạnh nhờ nguồn cung và cầu đều cao.
Tuy nhiên, theo VDSC, lợi nhuận của các đại lý này lại không được hưởng lợi từ sự khả quan của thị trường. Nguồn cung cao khiến cạnh tranh trên thị trường trở nên khốc liệt hơn.
Theo Dân trí
Thị trường ô tô Việt: Chủ yếu bán xe nhập Trong khi doanh số bán xe ô tô sản xuất lắp ráp trong nước 7 tháng năm 2019 giảm 14% thì xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam phân phối tăng trưởng đến 207% so với cùng kì năm ngoái. Chiều 12/8, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán hàng của các đơn...