Ô tô nhập cuối năm “tụt dốc”: Dư cung, ế xe, các hãng “chặn” đà giảm giá xe?
Hai tháng cuối năm 2019, thị trường xe nhập có sự suy giảm rất mạnh so với các tháng trước đó. Mức giảm mạnh nhất là tháng 12/2019 khi lượng xe nhập chỉ còn 8.000 chiếc. Lượng xe nhập giảm mạnh ngay trong mùa tiêu thụ xe khiến thị trường thật khó lường.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập về trong tháng 12/2019 ghi nhận đạt 8.000 chiếc, giảm 32% so với tháng 11(trên 3.743 xe). Đây là tháng thứ 2 lượng xe nhập suy giảm bởi trước đó tháng 11, xe nhập về Việt Nam cũng chỉ còn 11.740 chiếc, giảm hơn 29% so với tháng trước (gần 5.000 xe).
Lượng xe nhập khẩu giảm mạnh hai tháng liên tiếp ngay trong mùa cao điểm mua bán xe đang bị cho là rất bất thường, có bàn tay của các doanh nghiệp lớn, chi phối thị trường.
Tính chung, cả hai tháng 11 và tháng 12, thời điểm doanh số bán xe hơi tốt nhất trong năm, lượng xe nhập về Việt Nam giảm hơn 8.600 chiếc. Điều này hoàn toàn trái ngược với năm 2018, khi xe nhập tăng dần đều thời điểm cuối năm.
Cụ thể, theo số liệu của hải quan, hết tháng 9/2018, Việt Nam nhập hơn 11.400 xe, tháng 10 là hơn 12.600 chiếc, tháng 11 là hơn 15.000 chiếc và tháng 12/2018 là hơn 14.500 chiếc. Xu hướng tăng lượng nhập nhằm bổ sung và chuẩn bị nguồn hàng cho năm 2019.
Quay trở lại với năm 2020, trong bối cảnh xe nhập những tháng cuối năm 2019 giảm, nhiều chuyên gia nhận định chủ yếu do sự chủ động của các hãng xe, nhà nhập khẩu lo sợ cung nhiều thời điểm hiện nay sẽ khiến giá xe giảm.
Bên cạnh đó, từ tháng 10/2019, trên toàn thị trường diễn ra cuộc giảm giá bình quân từ 10 đến 50 triệu đồng/chiếc, cá biệt có hãng là 100 đến 200 triệu đồng/chiếc.
Video đang HOT
“Xu hướng giảm giá trên thị trường là biểu hiện của dư cung, thiếu hụt cầu. Các đầu mối nhập xe cũng là các liên doanh xe hơi trong nước không muốn việc giảm giá tiếp diễn, gây giảm doanh thu, lợi nhuận trong năm 2020 nên cắt giảm lượng xe nhập theo kế hoạch từ vài tháng trước đó”, một chuyên gia xe hơi đề nghị dấu tên cho hay.
Hiện, xe nhập về Việt Nam có khoảng gần 80% là xe con dưới 9 chỗ ngồi và có đến 80% là nhập từ thị trường Thái Lan, Indonesia. Trong tháng 11, theo báo cáo của hải quan, lượng xe từ Indonesia và Thái Lan cũng suy giảm lượng nhập về Việt Nam. Các hãng có sự suy giảm xe nhập cuối năm chính là Toyota, Honda, Ford, Mitsubishi, Mazda, Nissan…
Trong nước, hiện xu hướng tiêu thụ xe lắp ráp giảm khá mạnh hơn 13%, trong đó, đáng nói một số mẫu, dòng xe của các hãng lớn là xe lắp ráp trong nước có sự suy giảm rõ rệt. Ảnh hưởng lớn đến doanh số và lợi nhuận của các liên doanh, hãng xe trong năm 2019.
Theo một số đại lý xe hơi, từ đầu quý IV/2019, hàng loạt mẫu xe sedan, SUV hay MPV đều giảm giá, trong đó có những mẫu xe giá rẻ, giá phù hợp trên thị trường cũng tham gia cuộc chơi này. Đây là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đang phải sử dụng công cụ giảm giá để kích (push) doanh số nóng cuối năm.
Điều đáng lưu tâm là các liên doanh xe lắp ráp trong nước cũng chính là những đầu mối nhập xe về Việt Nam. Chính vì vậy, để ổn định thị trường theo hướng có lợi cho mình, giảm lượng nhập xe cuối năm là điều được các hãng sử dụng.
Ghi nhận ở một số đại lý xe hơi, cuối năm 2019 và đầu năm 2020, thời điểm trùng với lúc chuẩn bị chạy doanh số cho Tết Nguyên đán, các mẫu xe “hot” trên thị trường không còn kiểu khan hàng, ít xe và bị đại lý ăn chênh giá. Hiện tượng, Honda CRV, Toyota Fortuner không còn khan hàng cả tháng trời, thậm chí khách phải chấp nhận trả thêm hàng chục triệu đồng để nhận xe như trước đây.
Theo Dân trí
Ô tô nhập khẩu "lập đỉnh" mới, xe lắp ráp càng thêm khó
Lượng ô tô nhập khẩu về nước đạt cột mốc kỷ lục tới hơn 16.000 xe chỉ trong tháng 10/2019. Lượng ô tô nhập về từ đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ tạo nhiều áp lực lên các mẫu xe lắp ráp trong nước.
Nhiều mẫu xe nhập khẩu tiếp tục đổ về nước trong những tháng cuối năm - Ảnh T.L
Xe nhập về ồ ạt, xác lập đỉnh mới
Theo thông báo mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2019 vừa toàn thị trường Việt Nam đã nhập khẩu 16.683 xe, cao nhất kể từ năm 2018. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ô tô trong tháng ước đạt hơn 323,78 triệu USD, tăng 50,2% về lượng và 28,6% về giá trị so với cùng kỳ tháng trước.
Cộng dồn từ đầu năm 2019, cả nước đã chi ra hơn 2,7 tỷ USD để nhập khẩu 123.484 xe ô tô nguyên chiếc các loại. Trị giá trung bình mỗi ô tô nhập khẩu về nước ước tính khoảng 22.000 USD/xe (khoảng 460 triệu đồng). Trị giá ô tô nhập khẩu vẫn thấp hơn đôi chút so với cùng kỳ năm 2018. Ở thời điểm này ngoái trị giá trung bình ô tô nhập khẩu về Việt Nam là hơn 24.000 USD/xe (khoảng 550 triệu đồng).
Ô tô nhập khẩu về trong tháng 10 cao nhất từ đầu năm 2019 - Đồ thị H.C
Đáng chú ý, trong tháng 10/2019, lần đầu tiên Indonesia trở thành nước xuất khẩu nhiều xe sang Việt Nam, với hơn 8.000 chiếc, cao hơn Thái Lan tới hơn 1.200 chiếc. Cái tên ấn tượng nhất từ Indonesia được nhập khẩu về Việt Nam chính là mẫu MPV giá rẻ Xpander. Tháng 10/2019 cũng là tháng của Xpander khi mẫu xe này đánh bại 2 "ông lớn" là Toyota Vios và Hyundai Accent để vươn lên là mẫu xe bán chạy nhất toàn thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu cộng dồn từ đầu năm 2019 thì Thái Lan vẫn là quốc gia xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào Việt Nam. Trong 10 tháng của năm 2019 đã có gàn 70.000 xe ô tô các loại nhập vào Việt Nam có nguồn gốc từ Thái Lan. Việt Nam cũng đã chi ra tới gần 1,4 tỷ USD dành để nhập xe từ Thái Lan.
Quốc gia xếp sau Thái Lan vẫn tiếp tục là Indonesia với 39.911 xe và kim ngạch hơn 545 triệu USD. Trị giá trung bình ô tô từ Indonesia cũng thấp nhất với chỉ hơn 13.650 USD/xe (khoảng 315 triệu đồng). Tuy mức giá trung bình khá thấp nhưng giá bán các mẫu xe từ Indonesia như Mitsubishi Xpander, Toyota Wigo...vẫn ở mức trung bình và chưa có dấu hiệu sẽ giảm thêm.
Toyota Vios tuột mất ngôi vương daonh số sau thời gian dài nắm giữ
Sức ép đè nặng lên xe lắp ráp trong nước
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của các thành viên hiệp hội đạt 28.948 xe trong tháng 10/2019, bao gồm 21.355 xe du lịch; 7.228 xe thương mại và 365 xe chuyên dụng.
Doanh số xe du lịch tăng 2%; xe thương mại tăng 11% và xe chuyên dụng tăng 14% so với tháng trước. Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 16.406 xe, giảm 3% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 12.542 xe, tăng 16% so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 10/2019, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 12% trong khi xe nhập khẩu tăng 118% so với cùng kì năm ngoái.
Thị trường ô tô sẽ thêm khốc liệt vào những tháng cuối năm - Ảnh H.C
Nhiều mẫu xe nhập khẩu miễn thuế như Honda CR-V, Ford Ranger hay Mitsubishi Xpander đang chiếm ưu thế hơn các đối cùng phân khúc nhờ những lợi thế vốn có như giá rẻ, nhiều trang bị và đặc biệt là được "gắn mác" nhập khẩu. Những mẫu xe lắp ráp trong nước như Mazda CX-5, Toyota Innova hay Hyundai Tucson đều đang bị cạnh tranh khá gay gắt bởi những mẫu xe nhập khẩu miễn thuế.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá thị trường ô tô sẽ còn biến động mạnh hơn nữa trong dịp cuối năm. Nhiều mẫu xe nhập khẩu tiếp tục ổn định nguồn cung cấp sẽ khiến lượng ô tô nhập về tiếp tục gia tăng. Ngoài ra, sẽ có thêm nhiều thay đổi như sửa đổi nghị định 116/2017 về ô tô nhập khẩu sẽ giúp các mẫu xe miễn thuế này có thể dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn.
Theo Thoidai
Hãng ồ ạt giảm giá, dân Việt vẫn chịu cảnh mua xe giá đắt, bị "chặt chém" Tuần qua, thông tin thị trường xe hơi nổi bật với việc hàng loạt mẫu xe nhập ùn ùn về nước, trong khi đó có cả siêu xe giá hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, đại đa số người dùng Việt vẫn phải mua xe giá đắt, thậm chí nguy cơ bị "chặt chém" trong mùa cao điểm mua sắm xe cuối năm...