Ô tô không sử dụng dài ngày, có nên kéo phanh tay?
Thông thường khi dừng, đỗ xe, chủ xe phải sử dụng phanh tay để giữ cố định chiếc xe. Nhưng theo các chuyên gia không nên làm điều đó nếu phải để xe trong một khoảng thời gian dài.
Việc kéo phanh tay trong thời gian dài sẽ khiến lực ép từ má phanh lên đĩa phanh gây lõm, hoặc có thể bị kẹt, gỉ sét… Vì vậy, nếu xe để lâu ngày không đi đến, trên địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ cần kéo cần số về chế độ P (đối với xe tự động) hoặc về số 1 (đối với xe số sàn) mà không cần phanh tay.
Nếu đã kéo phanh tay suốt 2 tháng, khả năng ô tô bị bó phanh rất cao, nên cần kiểm tra tại chỗ theo phương pháp sau.
Việc kéo phanh tay trong thời gian dài sẽ khiến lực ép từ má phanh lên đĩa phanh gây lõm, hoặc có thể bị kẹt, gỉ sét…
Thứ nhất, hạ phanh tay, nổ máy tại chỗ, từ từ đạp rồi nhả phanh chân 10 – 15 lần để dầu phanh tuần hoàn trong ống, piston phanh hoạt động trở lại.
Thứ hai, quan sát xem đèn cảnh báo phanh có bật sáng trên bảng đồng hồ, đồng thời nhờ người khác đứng ngoài xe nhìn đèn phanh phía sau có sáng lên, tức là kiểm tra các chức năng điện – điện tử của hệ thống phanh có hoạt động bình thường hay không.
Video đang HOT
Thứ ba, vào số tiến, đạp ga nhẹ nhàng xem xe có tiến lên như bình thường hay không, nếu thấy rõ sức ì của xe hoặc đèn cảnh báo phanh bật sáng trong khoảng 100 – 200m di chuyển đầu tiên, tức là xe đang bị bó phanh.
Khi đã bị bó phanh, chỉ còn giải pháp gọi xe cứu hộ đưa xe đến gara gần nhất để thợ xử lý. Nếu cố đi có thể bị cháy má phanh, gây ra khói khét ở bánh xe, làm trầy xước hỏng đĩa phanh.
Một số trường hợp không nên sử dụng phanh tay
Phanh tay vẫn đang được sử dụng phổ biến trên các mẫu xe phổ thông, nhưng còn nhiều người mắc sai lầm cơ bản khi sử dụng hệ thống này.
Không sử dụng phanh tay khi bạn đang lái xe bình thường
Khi đang lái xe bình thường và không có việc gì xảy ra bạn không nên sử dụng phanh tay.
Điều này được gọi là "đạp phanh" và đó là một cách dễ dàng để rút ngắn tuổi thọ ô tô của bạn.
Khi đó nó sẽ gây ra ma sát trên má phanh và dẫn đến tăng nhiệt, nhiệt độ có thể làm sôi dầu phanh.
Nếu dầu phanh sôi, nó không hoạt động chính xác, có nghĩa là phanh của bạn sẽ không hoạt động bình thường.
Khi đang lái xe bình thường và không có việc gì xảy ra bạn không nên sử dụng phanh tay
Hầu hết trong khi lái, mọi người sẽ đạp phanh vì họ sẽ không dùng phanh tay.
Một cách dễ dàng để ngăn chặn vấn đề này là không bật chế độ phanh tay khi bạn đang lái xe.
Không sử dụng phanh tay khi thời tiết đóng băng
Khi trời quá lạnh trong thời gian dài, bạn không nên sử dụng phanh tay, thậm chí không sử dụng phanh tay để đỗ xe.
Theo Reader Digest, do nhiệt độ quá lạnh có thể khiến dây cáp phanh khẩn cấp bị đóng băng. Nếu nó bị đóng băng, người lái xe sẽ không thể tháo nó ra.
Vì vậy, người lái xe không nên cố gắng lái xe trong tình trạng đóng băng, vì nó sẽ dẫn đến mất kiểm soát.
Khi thời tiết nhiều tuyết đông lạnh bạn có thể đợi cho các nếp gấp cáp phanh tan băng thì nó sẽ hoạt động bình thường trở lại.
Nếu bạn sử dụng phanh tay trong thời tiết có tuyết hay mưa thì sẽ khiến bánh sau bị bó cứng
Nếu người lái xe không thể chờ đợi, họ có thể kích xe lên và làm ấm dây phanh bị đóng băng bằng máy sấy tóc hoặc dụng cụ tương tự.
Không sử dụng phanh tay trong trường hợp có tuyết hoặc mưa
Nếu bạn sử dụng phanh tay trong thời tiết có tuyết hay mưa thì sẽ khiến bánh sau bị bó cứng, khiến người lái xe khó điều khiển xe hơn.
Người lái xe cần kiểm soát xe thật tốt trong thời tiết không thuận lợi, vì vậy việc sử dụng phanh tay có thể dẫn đến thảm họa không lường được.
Những thói quen xấu khiến ô tô nhanh tã mà tài xế nào cũng từng mắc phải Đặt tay lên cần số khi đang chạy, để xăng quá kiệt, khởi động xe rồi đi ngay hay rà phanh liên tục khi xuống dốc,... là những thói quen có thể khiến chiếc 'xế cưng' nhanh phải làm bạn với gara thường xuyên hơn. Giống như nhiều loại máy móc, vật dụng khác, chiếc ô tô của chúng ta cũng mang đặc...