Ô tô giá rẻ cho người Việt: Chướng ngại vật từ quy định của WTO
Trong WTO, trường hợp giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được trừ đi giá trị linh kiện sản xuất trong nước “có thể sẽ vi phạm cam kết về phân biệt giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước”…
Theo nguồn tin từ Bộ Tài chính, Bộ này vừa có văn bản gửi Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2015 của Chính phủ.
Trong văn bản này, Bộ Tài chính có giải trình một số ý kiến về việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước cho xe ô tô.
Cụ thể, trong phiếu ghi ý kiến Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng có ý kiến: “Đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo thêm về việc giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước cho xe ô tô thì điều chỉnh ở văn bản nào”.
Bộ Tài chính cho biết, việc quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng hoá sản xuất trong nước được quy định tại Luật số 106/2016/QH12. Theo đó, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô là giá do cơ sở sản xuất bán ra. Do vậy, trường hợp sửa đổi quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô theo hướng không tính thuế đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng) thì phải sửa quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
“Để khuyến khích doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và đề xuất phương án giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước”, văn bản nêu.
Bộ Tài chính cũng dẫn quy tắc đối xử quốc gia nêu tại Điều 3, Hiệp định GATT của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong trường hợp giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được trừ đi giá trị linh kiện sản xuất trong nước “có thể sẽ vi phạm cam kết về phân biệt giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước”.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng một số nước cũng áp dụng quy định cho trừ giá trị linh kiện nhập khẩu hoặc ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước trong một thời gian ngắn 3-5 năm. Mục đích là để trong trường hợp bị kiện thì “quy định ưu đãi cũng hết hiệu lực” tương tự như trường hợp của Thái Lan và Indonesia.
Video đang HOT
Do đó, Bộ Tài chính cho hay, Bộ này vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định khi sửa Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Việc đề xuất ưu đãi ô tô sản xuất trong nước như trên từng nhận được rất nhiều tranh luận trái chiều trong quá trình lấy ý kiến.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc xác định giá tính thuế như trên sẽ khuyến khích sản xuất lắp ráp, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ô tô trong nước. Tuy nhiên, Bộ này đề nghị cần nghiên cứu quy định trên để không vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử WTO và các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, nhất là những Hiệp định có hiệu lực liên quan đến lĩnh vực ô tô.
Trong khi đó, Bộ Công Thương lại ủng hộ đề xuất thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước theo tỷ lệ nội địa hoá (tức là các linh kiện, phụ tùng được sản xuất trong nước được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt). Theo Bộ Công Thương, tỷ lệ nội địa hoá với xe 9 chỗ ngồi được đặt mục tiêu là 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010, song đến nay mới đạt tỷ lệ bình quân 7-10%.
Hiệp hội các nhà sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam ( VAMA) với đa phần thành viên là doanh nghiệp sản xuất ô tô ngoại lại quan ngại rằng chính sách này sẽ tạo ra một sân chơi không bình đẳng đối với các nhà sản xuất ô tô nói chung và không tuân thủ những cam kết của Việt Nam với WTO.
Theo ttvn
Ồn ào ly hôn nối đuôi nhau 'nổ' khiến showbiz Việt không ngừng dậy sóng trong năm 2018
Hết năm 2018 nhưng giá ô tô vẫn cao ngất ngưởng đã khiến nhiều người Việt phải thất vọng, dưới đây là tâm sự của độc giả Thành Chung gửi về tòa soạn VTC News.
Cuối năm 2017, tôi tiết kiệm được 900 triệu đồng và có ý định mua ô tô đi chơi Tết. Tuy nhiên, rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là người thân khuyên "Hãy chờ sang năm 2018, giá ô tô chắc chắn sẽ rẻ hơn". Mẫu ô tô tôi hướng đến có thể là Honda CR-V hoặc Toyota Fortuner. Tất nhiên, nếu muốn mua 2 mẫu ô tô này, tôi vẫn phải vay thêm 1 chút tài chính mới đủ.
Trên thực tế, tôi cũng đã tìm hiểu thông tin thông qua báo chí và được biết, sang năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô sẽ giảm từ 30% xuống 0% theo Hiệp định Thương mại nội khối ASEAN (AFTA). Không chỉ riêng tôi, rất nhiều người dân có nhu cầu mua ô tô đều có tâm lý chờ đợi tới thời khắc "lịch sử" đó để sắm cho mình 1 chiếc "xế hộp" với giá bán phải chăng.
Thuế giảm 0% nhưng giá xe vẫn không giảm. (Ảnh: Honda)
Với đại đa số người Việt, ô tô vẫn là mặt hàng xa xỉ, không hướng tới số đông dân số. Vì vậy, chờ đợi ô tô giảm giá dù chỉ là 10 triệu, 20 triệu đều rất đáng quý.
Có lẽ, giấc mơ "ô tô giá rẻ" đã không thành hiện thực khiến bản thân tôi vỡ mộng. Đầu năm 2018, tôi biết tin ô tô nhập khẩu không thể đưa về nước do vướng phải Nghị định 116. Tôi lùng sục tất cả các đại lý Honda, Toyota tại Hà Nội để tìm câu hỏi "Bao giờ có xe" và "Giá xe có rẻ hơn nhiều không".
Tất cả những đại lý tôi tới, họ đều không trả lời được và khuyên tôi kiên nhẫn chờ đợi. Bản thân hãng sản xuất cũng không thể trả lời được, bao giờ có xe và giá xe có rẻ hơn năm 2017 hay không.
Hết tháng 1, rồi sang tháng 2, tôi được 1 đại lý Honda báo có một vài mẫu CR-V đã về với giá bán lên tới 1,136 - 1,256 tỷ đồng, cao hơn vài chục triệu đồng so với giá đề xuất trước đó. Không thể tin vào thông báo của đại lý, tôi đã phải gọi điện cho một đại lý khác để kiểm tra lại thông tin.
Thực sự mà nói, tôi càng chờ đợi càng thất vọng, với giá bán lên tới 1,136 - 1,256 tỷ đồng như vậy là quá cao so với khả năng tài chính của mình. Tuy nhiên, đại lý này cũng chia sẻ, đây chỉ là lô xe đầu tiên nhập về trước. Nếu như Honda hoàn thành xong Nghị định 116, có lẽ giá xe CR-Vsẽ rẻ hơn.
Tôi lại tiếp tục chờ đợi thêm 1 thời gian. Đến tháng 4/2018, thông qua báo chí, tôi biết Honda là hãng ô tô đầu tiên hoàn thành xong Nghị định 116 và cũng là hãng ô tô đầu tiên được phép nhập khẩu ô tô về Việt Nam.
Tuy nhiên, khi được đại lý thông báo giá xe CR-V sau Nghị định 116, tôi không cảm thấy vui cho dù giá xe đã rẻ hơn trước, song so với CR-V đời 2017 vẫn đắt hơn 200 triệu đồng. So với thế hệ 2017, Honda CR-V 2018 đã có nhiều cải tiến về động cơ, tiện ích, giải trí và đặc biệt là kéo dài thêm 2 chỗ nhưng bù lại 200 triệu vẫn là con số khá cao.
Ngoài Honda CR-V, tôi cũng là một "fan" trung thành của dòng SUV Toyota Fortuner, tuy nhiên, phải đến tháng 8/2018, Toyota Việt Nam mới thông báo giá các dòng xe nhập khẩu. Lại một lần nữa, tôi bị "sốc". Theo công bố của Toyota Việt Nam, giá xe Fortuner dao động từ 1,026 tỷ đồng - 1,354 tỷ đồng, tùy từng phiên bản.
Như vậy, giá xe Toyota Fortuner thế hệ 2018 đã đắt hơn 1 - 45 triệu đồng so với 2017, tùy từng phiên bản. Có thể nói, giấc mơ ô tô giá rẻ của tôi đã không thành sự thực. Thuế nhập khẩu giảm xuống 0% nhưng giá xe lại không giảm.
Hết năm 2018, ô tô vẫn chưa rẻ. (Ảnh: TMV)
Các doanh nghiệp nhập khẩu giải thích giá xe khó giảm sâu như: Chi phí lưu kho bãi tại cảng, kiểm định theo lô làm gia tăng chi phí khi nhập khẩu... hoặc phải chịu thêm một số chi phí khác.
Quá thất vọng, tôi tìm hiểu các dòng SUV khác như Mitsubishi Outlander (xe nhập khẩu), Ford Everest, Toyota Rush,... chắc phải có một mẫu xe nhập khẩu nào đó thực sự "rẻ" như mong đợi. Ngoài ra, tôi cũng tham khảo thêm 1 số dòng ô tô lắp ráp trong nước như Mazda CX-5, Hyundai Kona, Mitsubishi Outlander CKD,...
Kỳ thực, cho tới bây giờ khi gần hết năm 2018, tôi thấy có 3 mẫu ô tô làm tôi bất ngờ do giá công bố khá vừa phải, đó là Mitsubishi Xpander (550 triệu đồng), Hyundai Accent (440 - 560 triệu đồng) và Hyundai Kona (625 - 725 triệu đồng). Còn hầu hết các mẫu ô tô nhập khẩu khác (hoặc những mẫu ô tô đã kể bên trên) đều không "rẻ" như tôi nghĩ, thậm chí nó còn đắt hơn trước rất rất nhiều.
Chỉ còn một vài ngày nữa là hết năm 2018, tôi vẫn đang chờ đợi 1 mẫu ô tô "rẻ" theo mong muốn của mình nhưng mong muốn này sẽ không thành sự thực. Và "giấc mơ ô tô giá rẻ" vẫn chỉ là giấc mơ.
Theo VTC
Top 4 chiếc ô tô cỡ nhỏ tầm giá 300 triệu đáng mua nhất tại Việt Nam Giá cả phải chăng, hình thức ưa nhìn, tiết kiệm xăng và bền bỉ là lý do khiến những mẫu ô tô cỡ nhỏ này luôn luôn bán chạy tại Việt Nam. Hyundai Grand i10 Hyundai Grand i10 luôn là mẫu xe bán chạy bậc nhất tại thị trường Việt Nam. Doanh số cộng dồn trong 9 tháng đầu năm đạt 17.792 xe....