Ô tô được chạy 120km/h trên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình
Bắt đầu từ ngày mai 20/2, tất cả các phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình được phép chạy với tốc độ tối đa lên 120km/h. Đây là tuyến cao tốc thứ 3 của Việt Nam được khai thác với tốc độ tối đa theo thiết kế.
Ô tô đi trên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình được chạy với vận tốc 120km/h từ ngày 20/2
Theo chủ đầu tư tuyến cao tốc là Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình được thiết kế với vận tốc 120km/h. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu khai thác, VEC chưa thi công lớp bê tông nhựa tạo nhám do một số đoạn tuyến nền đường chưa ổn định.
Sau hơn 3 năm đưa vào khai thác toàn tuyến, nền đường đã cơ bản ổn định, từ 1/10/2015 VEC tổ chức thi công lớp bê tông nhựa tạo nhám và các hạng mục phụ trợ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn giao thông và êm thuận cho các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
Đến nay, toàn bộ công tác thi công bù vênh, thảm bê tông nhựa tạo nhám mặt đường và các hạng mục phụ trợ (sơn kẻ đường, biển báo…) – hạng mục cuối cùng của Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đã hoàn thành toàn tuyến, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.
Ngày 15/02/2016, Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất đề xuất của VEC,điều chỉnh tốc độ tối đa lưu hành cho phép trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình lên 120km/h. Trong quá trình khai thác, VEC cần theo dõi để điều chỉnh, nếu có các bất cập sẽ đề nghị xem xét hạn chế tốc độ tại một số vị trí để đảm bảo an toàn giao thông trên toàn tuyến.
Đường ô tô cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình được đưa vào khai thác từ tháng 6/2012
Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình được khởi công ngày 07/01/2006 và đưa vào khai thác toàn tuyến ngày 30/6/2012. Dự án có chiều dài 50km, là dự án đầu tiên do VEC làm Chủ đầu tư. Đây là tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, thuộc trục cao tốc Bắc-Nam trong Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam nối cửa ngõ Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Nam Đồng bằng Bắc Bộ.
Từ khi đưa vào khai thác, Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đã phục vụ an toàn khoảng 25 triệu lượt phương tiện; Tuyến cao tốc đã rút ngắn khoảng 1/2 thời gian lưu thông và tiết kiệm 15% chi phí vận tải so với lưu thông theo tuyến quốc lộ cũ.
Video đang HOT
Như vậy, cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình là tuyến cao tốc thứ 3 của Việt Nam được khai thác với tốc độ tối đa theo thiết kế 120km/h, gồm: Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Ngắm những công trình nghìn tỷ thay đổi diện mạo Hà Nội
Với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng vừa được hoàn thành trong năm 2015, những công trình giao thông này đem đến diện mạo mới cho thủ đô Hà Nội
Những công trình trọng điểm giá tỷ đô của Hà Nội trong năm 2015
1. Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Với chiều dài 105km, tuyến cao tốc 6 làn xe Hà Nội - Hải Phòng rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội xuống Hải Phòng chỉ còn khoảng 1,5 giờ thay vì 2,5 giờ như trước đây
Tuyến cao tốc này có mức thu phí thấp nhất là 160.000đ cho ô tô dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn và cao nhất là 840.000 đồng cho xe tải trên 18 tấn, xe container.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là tuyến đường cao tốc loại A, được áp dụng một số tiêu chuẩn quốc tế.
Tổng mức đầu tư của dự án là 45.487 tỷ đồng. Tuyến đường được khởi công xây dựng vào tháng 5/2008 và thông xe toàn tuyến vào ngày 5/12/2015.
Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng không chỉ nhằm giải tỏa ách tắc cho Quốc lộ 5 mà còn tạo nên một trục giao thông quan trọng nối liền vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; kết nối Thủ đô Hà Nội với cảng biển lớn nhất phía Bắc, sân bay quốc tế Cát Bi, thành phố Hạ Long và vùng đông bắc của Tổ quốc.
2. Dự án Cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân nằm trên vành đai 2 Hà Nội được khánh thành sau 5 năm xây dựng. Đây là cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng (nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ) có tổng vốn đầu tư 13.626 tỉ đồng.
Đây là một trong ba cây cầu có số nhịp văng lớn nhất thế giới, được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản.
Công trình này có vai trò kết nối trung tâm thành phố với các khu công nghiệp ở phía Bắc, đồng thời hoàn thiện tuyến đường vành đai 2 và rút ngắn khoảng cách đến Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Cây cầu này không chỉ phục vụ các phương tiện giao thông mà còn trở thành điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan khu vực cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội với thiết kế theo hình bông hoa đào có 5 trụ tháp tượng trưng cho 5 cửa ô Hà Nội.
3. Đường Võ Nguyên Giáp
Kết nối đồng bộ từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài là đường Võ Nguyên Giáp có chiều dài 12 km, chiều rộng 80-100 m, phục vụ 6 làn xe với vận tốc tối đa 80 km/h, 2 đường gom cho xe máy, xe thô sơ với vận tốc tối đa 40 km/h, có tổng vốn đầu tư hơn 6.700 tỉ đồng
Con đường mang tên vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp và cây cầu Nhật Tân biểu tượng cho tình hữu nghị giữa Việt Nam - Nhật Bản bên cạnh việc kết nối Hà Nội với thế giới cũng như cải thiện đáng kể khả năng giao thông cửa ngõ phía Bắc thủ đô với các tỉnh, thành phía Bắc.
Tuyến đường Võ Nguyên Giáp được coi là đẹp nhất thủ đô Hà Nội hiện nay, sẽ giúp các phương tiện lưu thông rút ngắn một nửa thời gian di chuyển từ nội đô đến đến sân bay Quốc tế Nội Bài, từ gần 1 giờ xuống còn khoảng 30 phút.
Toàn Vũ - Hà Trang
Theo Dantri
Cao tốc Việt Nam tăng tốc Đầu tháng 12 này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phát lệnh thông xe cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam, dài 105 km. Cùng với hàng loạt tuyến cao tốc khác đã được đưa vào khai thác, sử dụng, tính đến hết năm 2015, Việt Nam đã có hệ thống đường cao tốc với tổng...