Ô tô điện mini Citroen Ami One Concept Phương tiện đô thị của tương lai
Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập, hãng xe Pháp Citroen sẽ trình làng một mẫu xe ý tưởng mới tại triển lãm Geneva 2019 với tên gọi Citroen Ami One Concept.
Giống như nhiều bản concept ra mắt trong thời gian gần đây, Citroen Ami One dựa trên nền tảng công nghệ xe điện và số hóa. Qua đó, chiếc xe có thể giải phóng người sử dụng và mang tới cho họ sự tự do, thư thái trong khi di chuyển. Với khẩu hiệu ‘Inspired by You’ (tạm dịch là được truyền cảm hứng bởi chính bạn), Ami One được thiết kế để trở thành một chiếc xe đô thị hiện đại, nhỏ gọn, thân thiện với môi trường và có tính đại chung rất cao, ngay cả những người không có bằng lái xe cũng có thể tiếp cận.
Bản concept này ẩn chứa tham vọng của thương hiệu xe hơi nước Pháp đó là xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu và thay thế vai trò cho những phương tiện công cộng cũng như cá nhân, kể cả là mô-tô hay scooter. Điều kiện duy nhất để sử dụng Ami One chính là đủ 16 tuổi (theo quy định của châu Âu). Chính vì vậy, chiếc xe không đòi hỏi người điều khển phải có bằng lái.
Ngay từ vẻ bề ngoài, Ami One đã cho chúng ta đã thấy được điều gì đó mới lạ, thú vị. Đó là kiểu dáng vuông vức như một chiếc hộp, kết hợp với kích thước nhỏ gọn – đặc trưng của những mẫu xe dành cho đô thị. Theo công bố, Ami One chỉ dài 2,5 mét, cao 1,5 mét và chỉ nặng 425kg. Với các số đo khiêm tốn như vậy, không ngạc nhiên khi cabin của chiếc xe chỉ có 2 chỗ ngồi. Nếu đi vào sản xuất, Ami One nổi lên như là một đối thủ tiềm năng dành cho những model của Smart.
Một điểm nhấn khác ở ngoại thất của chiếc xe chính là phong cách tạo hình đơn giản nhưng đậm chất hiện đại, tuân thủ theo nguyên tắc đối xứng. Nổi bật nhất trong số đó có lẽ là hai dải đèn hình chữ V được kết nối với nhau bằng các thanh trang trí màu cam. Tiếp đó là bộ la-zăng 4 chấu vô cùng khác biệt. Ngoài ra, Ami One Concept còn sở hữu kết cấu cửa mở ngược ở bên ghế lái, giúp cho việc ra, vào cabin dễ dàng hơn. Và cũng không thể bỏ qua tính năng mở mui khá thú vị, đem đến những trải nghiệm của một chiếc xe mui trần.
Cung cấp năng lượng cho Ami One Concept là khối pin lithium-ion được bố trí bên dưới sàn xe. Nhờ đó, chiếc xe có thể di chuyển liên tục 100km với tốc độ tối đa 45km/h. Để tái nạp năng lượng cho khối pin nói trên, người dùng chỉ cần khoảng 2 giờ cắm điện. Được biết, những chiếc xe điện được sản xuất sau ngày 1/1/2019 phải đi kèm hệ thống âm thanh nhân tạo nhằm cảnh báo người đi bộ ở tốc độ thấp. Và Ami One cũng có một hệ thống của riêng mình với các giai điệu kết hợp giữa giọng nam và nữ thay vì những tiếng kêu như robot quá nhàm chán.
Để bước vào trong xe, chúng ta sẽ sử dụng smartphone để mở khóa với mã QR. Ami One không sử dụng tay nắm cửa thông thường mà có hình dạng dây quai. Nội thất của chiếc xe cũng mang phong cách tối giản, hiện đại như phần ngoại thất và được phối màu khá nhã nhặn. Trung tâm chỉ huy của model này là một hệ thống dạng HUD sở hữu giao diện thân thiện. Hỗ trợ cho tài xế là tính năng điều khiển bằng giọng nói và màn hình 5inch đóng vai trò như một bảng đồng hồ kỹ thuật số, có nhiệm vụ hiển thị những thông tin cơ bản liên quan tới chiếc xe trong khi vận hành. Theo công bố của nhà sản xuất, Ami One vẫn duy trì vô-lăng và núm sang số.
Dù mới ở dạng concept nhưng Citroen đã tính tới những thứ xa xôi liên quan đến vấn đề sở hữu Ami One. Theo đó, chiếc xe có thể được mua đứt, thuê ngắn và dài hạn cũng như sử dụng dưới dạng dịch vụ chia sẻ. Như vậy, có thể hãng xe Pháp đang có ý định thương mại hóa Ami One, hoặc ít nhất là một mẫu xe điện tương tự.
Lương Trung
(Theo Nghe nhìn Việt Nam)
Những tiếc nuối mang tên xe concept
Trừ một số ít được đưa vào sản xuất thực tế, phần lớn xe ý tưởng (xe concept) chỉ nhằm thể hiện ý tưởng, đôi khi là mơ ước xa xôi của cả các hãng xe lẫn người tiêu dùng, nên cuối cùng sẽ có chung số phận hẩm hiu - nằm phủ bụi trong nhà kho suốt nhiều thập kỷ.
Mẫu xe này đã được dự kiến sẽ thay thế chiếc XJ220.
Thế nhưng, những hậu quả từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã buộc Jaguar phải hủy bỏ dự án C-X75, điều khiến không ít người đam mê xe cảm thấy thất vọng. Mặc dù vậy, hãng cũng đã chế tạo 7 chiếc xe (bao gồm 5 chiếc cho các cảnh quay nguy hiểm) để góp mặt trong phần Spectre của loạt phim đình đám James Bond hồi năm 2015.
Volkswagen Bluesport (2009)
Bluesport thuộc thể loại xe mui trần 2 chỗ ngồi, được thiết kế hướng tới phân tầng lớp trung lưu.
Video đang HOT
Đã có lúc, mẫu xe này đứng trước cơ hội rất lớn được đưa vào sản xuất và có thể giúp Volkswagen chiếm lĩnh phân khúc thị trường mới. Chiếc xe hứa hẹn có mức giá phải chăng, vì sử dụng cơ sở gầm bệ MQB cùng các bộ phận mượn từ mẫu Golf và Polo (bao gồm cả động cơ turbodiesel 4 xi-lanh).
Volkswagen đã cam kết sẽ đưa BlueSport vào sản xuất nếu khảo sát cho thấy có thể bán được 40.000 - 50.000 xe/năm. Tuy nhiên, do nhu cầu thấp hơn kỳ vọng, ban lãnh đạo hãng đã hủy bỏ kế hoạch này vào năm 2010.
Bugatti 16C Galibier (2009)
Chiếc xe này được mệnh danh là siêu sedan của Bugatti, từng được kỳ vọng sẽ sánh vai cùng "ông hoàng tốc độ" Veyron, giúp thương hiệu xe hơi đến từ Pháp có thể mở rộng đối tượng khách hàng.
Mặc dù Bugatti đã giảm bớt sự hào nhoáng thường thấy để tiếp cận một phân khúc thị trường thấp hơn, chiếc 16C 4 chỗ vẫn cho thấy sự mạnh mẽ, sang trọng không kém gì Veyron.
Trong năm 2018, Bugatti đã úp mở về ý tưởng sản xuất mẫu xe 4 chỗ này, nhưng hình dáng cụ thể của chiếc xe hiện vẫn còn là điều bí mật.
Suzuki LC (2005)
Đáng yêu như một chiếc cúc, mẫu Suzuki LC được hé lộ tại Triển lãm ô tô Tokyo năm 2015 với vai trò là một phiên bản hiện đại của Suzulight - mẫu xe đầu tiên của hãng.
Chiếc xe được thiết kế tuân theo cá tiêu chuẩn cốt lõi về ô tô tại Nhật Bản. Tuy nhiên, Suzuki đã bỏ lỡ cơ hội vàng khi không đưa chiếc xe này ra thị trường. Chỉ cần có kích cỡ to hơn một chút, LC lẽ ra đã có thể cạnh tranh với Fiat 500.
Chevrolet Nomad (2004)
Chevrolet đã từng thu hút sự chú ý vào năm 1999 với Nomad - chiếc xe ý tưởng với phong cách thể thao dựa trên Camaro.
Chiếc xe gây chú ý bởi thiết kế gợi nhắc dòng Bel Air của những năm 50 thế kỷ trước. Nhiều người cho rằng Nomad 2004 đã được thiết kế lại hoàn toàn, hướng tới thiết kế nguyên bản năm 1954, để cuối cùng cho ra đời mẫu xe sẽ được đưa vào sản xuất.
Chevrolet đã từng cho xuất xưởng những mẫu xe mang phong cách hoang dã hơn, như dòng SSR. Và nếu đặt lên bàn cân để so sánh, rõ ràng Nomad có kiểu dáng "hiền lành hơn" và có thể giúp hãng tiếp tục lướt trên làn sóng retro, vốn đang làm mưa làm gió trong ngành công nghiệp xe hơi.
Việc đưa Nomad vào sản xuất cũng không tốn quá nhiều chi phí bởi các bộ phận cơ khí của xe khá tương đồng với chiếc Pontiac Solstice. Tuy nhiên, rốt cuộc, điều này đã không được Chevrolet thực hiện.
Buick Velite (2004)
Hồi đầu thập niên 2000, mẫu xe ý tưởng Velite 2004 được kỳ vọng sẽ bổ sung sự quyến rũ cần thiết cho danh mục sản phẩm vốn đang có dấu hiệu lạc hậu của Buick.
Đây là một chiếc xe mui trần - thể loại đã vắng bóng trong danh mục sản phẩm của Buick kể từ sau thất bại của mẫu Reatta hồi đầu thập niên 90.
Velite 2004 được đánh giá là có cá tính hơn nhiều so với kiểu dáng thân thiện của những mẫu xe khác mà Buick phát triển trong giai đoạn đó.
Tuy nhiên, Velite chỉ dừng lại ở một mẫu xe ý tưởng, bởi công ty mẹ của Buick là General Motors (GM) gặp nhiều khó khăn về tài chính và không thể hỗ trợ cho dự án, trong khi các khách hàng cơ sở của nó ngày càng lớn tuổi hơn. Phải mãi đến năm 2016, Buick mới quay trở lại phân khúc mui trần với mẫu xe Opel Cascada.
Subaru B9 Scrambler (2003)
Subaru đã gây được ấn tượng mạnh khi giới thiệu B9 Scrambler tại Triển lãm ô tô Tokyo 2003, hứa hẹn trở thành một lựa chọn thay thế Mazda MX-5 Miata.
Khác với các đối thủ, chiếc xe này sử dụng hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian và hệ thống hybrid là sự kết hợp giữa động cơ 4 xi-lanh 138 mã lực với một mô-tơ điện 134 mã lực.
B9 Scrambler mang đến cái nhìn ban đầu về ngôn ngữ thiết kế mới của Subaru. Tuy nhiên, rất ít dấu hiệu cho thấy ban lãnh đạo hãng thực sự nghiêm túc trong việc đưa mẫu xe này vào sản xuất hàng loạt.
Subaru đã hồi sinh tên gọi B9 vào năm 2005 để đặt cho mẫu SUV Tribeca, và tiến vào phân khúc xe thể thao cỡ nhỏ bằng việc tung ra thị trường chiếc BRZ hồi năm 2012.
Alfa Romeo Kamal (2003)
Lấy cảm hứng từ Porsche Cayenne và BMW X5, Alfa Romeo đã thể hiện tầm nhìn xa đáng kinh ngạc khi giới thiệu chiếc xe ý tưởng Kamal tại Triển lãm ô tô Geneva 2003.
Kamal sử dụng động cơ V6 kết hợp hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian, có công suất 250 mã lực.
Kamal lẽ ra đã có thể xuất hiện tại các showroom và giúp Alfa Romeo chiếm lĩnh một thị phần đáng kể trong phân khúc xe SUV hạng sang. Mặc dù nhiều nguồn tin nội bộ cho biết, mẫu xe ý tưởng này sẽ được đưa vào sản xuất, Kamal trên thực tế đã không thể vượt qua giai đoạn thiết kế. Bản thân Alfa Romeo cũng chỉ tham gia phân khúc SUV hạng sang vào năm 2016 với sự ra mắt của mẫu xe Stelvio.
Lincoln Continental (2002)
Continental là một trong vài mẫu xe ý tưởng mà Lincoln giới thiệu vào đầu thập niên 2000, nhằm chứng minh rằng mình không phải là kẻ ngoài cuộc trong phân khúc xe hạng sang.
Với lưới tản nhiệt lớn, đèn pha dạng tròn và cửa kiểu "tự sát", thiết kế của Continental mang dáng dấp của thập niên 1960, thời điểm Lincoln cung cấp cho Nhà Trắng những chiếc limousine dành cho Tổng thống Mỹ và các quan chức cấp cao. Thời thế đã đổi thay, và thương hiệu thuộc quyền sở hữu của Ford, muốn quay ngược thời gian trở lại giai đoạn đó.
Lincoln bắt đầu phát triển một chiếc sedan sử dụng hệ dẫn động cầu sau vào cuối thập niên 2000 để thay thế cho chiếc xe sử dụng khung gầm rời Town Car vốn đã lỗi thời. Dự án sau đó đã phải ngừng lại một cách đột ngột khi giá nhiên liệu tăng vọt. Tuy nhiên, cái tên này đã có sự trở lại sau đó vào năm 2016.
Dodge Razor (2002)
Trong nỗ lực lôi kéo những khách hàng trẻ tuổi, Dodge đã hợp tác với Razor - nhà sản xuất xe tay ga để cùng nhau phát triển một mẫu xe 2 chỗ ngồi với thiết kế thể thao tương tự Mazda MX-5 Miata.
Xe được trang bị động cơ 4 xi-lanh tăng áp, với công suất 250 mã lực, kết hợp hệ dẫn động cầu sau và hộp số sàn 6 cấp. Để làm nổi bật nỗ lực hợp tác, Dodge đã thay thế lốp dự phòng bằng một cặp xe tay ga Razor.
Tuy nhiên, những đồn đoán về việc Razor sẽ được đưa vào sản xuất rốt cuộc đã không trở thành hiện thực, chí ít là cho tới tận bây giờ.
Ford 021C (1999)
"Hãy yêu cầu những đứa trẻ vẽ một chiếc xe hơi, và chúng sẽ vẽ ra thứ gì đó tương tự như thế này." Đó là lời mô tả của Marc Newson - nhà thiết kế chiếc Ford 021C, sau khi mẫu xe ý tưởng này được ra mắt tại Triển lãm ô tô Tokyo 1999.
Mẫu thiết kế không bao giờ được đưa vào sản xuất này đã minh họa hình ảnh chiếc ô tô của thế kỷ 21 ở trạng thái tối giản nhất. Tuy nhiên, mẫu xe này cũng không quá mức cơ bản hay lỗi thời, mà vẫn mang phong cách riêng, phù hợp với xu hướng và mong muốn chung của khách hàng. Ford rốt cuộc đã bỏ lỡ cơ hội hiếm có để tạo ra một chiếc xe, mà lẽ ra đã có thể trở thành iPhone của ngành công nghiệp ô tô.
Renault Fiftie (1996)
Renault đơn giản chỉ coi Fiftie như một mẫu thiết kế thử nghiệm theo phong cách retro nhằm chào mừng 50 năm ngày ra đời mẫu xe 4CV.
Lẽ ra công ty của Pháp cần phải nhanh chóng đưa Fiftie vào sản xuất để cạnh tranh với đối thủ New Beetle của Volkswagen. Renault hoàn toàn có thể đánh bại đối thủ đến từ Đức, bằng cách đưa động cơ lên trước và sử dụng các bộ phận hiện có, ví dụ như khung gầm bệ và hệ thống truyền lực từ mẫu Clio.
Audi Quattro Spyder (1991)
Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian và thiết kế động cơ đặt giữa của mẫu xe ý tưởng Quattro Spyder là điều mà chiếc R8 trong thập niên 90 không có.
Mẫu xe đã sẵn sàng để đưa vào sản xuất này sở hữu động cơ V6 với công suất 172 mã lực, thấp hơn so với R8. Tuy nhiên, kích cỡ nhỏ hơn khiến chiếc xe mới linh hoạt hơn hẳn.
Quattro Spyder đã gần như gia nhập danh mục sản phẩm của Audi, tuy nhiên dự án sau đó đã bị hủy bỏ. Theo các nguồn tin nội bộ, chiếc xe thiếu may mắn đã không thể đáp ứng mục tiêu giá bán dưới mức 100.000 mark Đức mà nhóm lập kế hoạch sản phẩm đã đặt ra.
Chrysler Portofino (1987)
Chrysler đã giới thiệu mẫu xe ý tưởng Portofino yếu là để quảng bá cho thương vụ mua lại Lamborghini. Mẫu xe này được trang bị đầy đủ chức năng, 2 bộ cửa cắt kéo mở theo các hướng khác nhau, và một động cơ V8 ở giữa xe, tương tự như của chiếc Jalpa.
Nếu được đưa vào sản xuất, Portofino nhiều khả năng sẽ xuất hiện dưới dạng phiên bản giới hạn đắt tiền. Tuy nhiên, điều này rốt cuộc không trở thành hiện thực, bởi Chrysler đã gặp phải khá nhiều khó khăn về tài chính. Chrysler sau đó đã dựa vào nền tảng của Jalpa để phát triển một mẫu xe cổ điển hấp dẫn khác vào năm 2018.
Theo dan tri
Vision Mercedes-Maybach Ultimate Luxury: Xe sang đỉnh cao Vision Mercedes-Maybach Ultimate Luxury là mẫu "SUV siêu hiện đại với thiết kế 3 khoang", sinh ra dành cho các ông chủ và nhằm mang đến những trải nghiệm đỉnh cao trong nội thất. Vision Mercedes-Maybach Ultimate Luxury ra mắt tại Trung Quốc... ... và nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý. Thiết kế ngoại thất của Vision Mercedes-Maybach Ultimate Luxury Nhiều...