Ô tô điện đang rao bán đầy trên mạng không được tham gia giao thông
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa lên tiếng về việc trên mạng xã hội đang rao bán nhiều ô tô điện 2-4 bánh với giá từ 30 đến 70 triệu đồng/chiếc, chở được 3-4 người, chạy tốc độ 50-60 km/h, có các tính năng giống như một chiếc ô tô bình thường.
Mẫu ô tô điện được rao bán trên mạng xã hội có vóc dáng nhỏ gọn, có các tính năng giống như một chiếc ô tô bình thường, giá bán chỉ bằng một chiếc xe máy nên được khá nhiều người quan tâm.
Về vấn đề này, Bộ GTVT đã có chỉ đạo cơ quan đăng kiểm chủ động cung cấp thông tin để hướng dẫn người dân hiểu và chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Ô tô điện được rao bán trên mạng xã hội (ảnh: Việt Hưng)
Đối với các loại xe ô tô, xe chở hàng 4 bánh, xe chở người 4 bánh có gắn động cơ (chạy bằng xăng hoặc năng lượng điện), xe mô tô, xe gắn máy, xe m ô tô điện và xe đạp điện, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý chất lượng các loại phương tiện nêu trên từ khâu sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, đăng ký biển số và đăng kiểm khi tham gia giao thông đã đầy đủ. Riêng xe chở hàng, xe chở người 4 bánh có gắn động cơ chỉ được phép hoạt động trong phạm vi hạn chế theo quy định của các địa phương.
Video đang HOT
Đối với xe 3 bánh, theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP thì kể từ 2008 các loại xe cơ giới 3 bánh (trừ xe cơ giới 3 bánh làm phương tiện đi lại cho thương binh, người tàn tật) không được cấp phép lưu hành mới để tham gia giao thông.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, các phương tiện cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành (được kiểm tra, kiểm soát về chất lượng từ khâu sản xuất, nhập khẩu trước khi lưu thông trên thị trường và tham gia giao thông).
Hiện tại loại xe đang được rao bán trên mạng xã hội (ô tô điện 2-4 bánh với giá từ 30 đến 70 triệu đồng/chiếc, chở được 3-4 người, chạy tốc độ 50-60 km/h) chưa được Cục Đăng kiểm Việt Nam đăng kiểm để kiểm định chất lượng và đánh giá ban đầu thì loại xe này không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật theo quy định hiện hành để tham gia giao thông.
Để đảm bảo quyền lợi của người dân, Bộ GTVT khuyến cáo tổ chức, cá nhân không mua, sử dụng loại phương tiện nêu trên để tránh thiệt hại về kinh tế do việc mua nhưng không được sử dụng.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Khởi động nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới
Thành phố Ouarzazate có thể sản xuất đủ năng lượng điện cho hơn một triệu gia đình vào năm 2018.
Ước tính dự án năng lượng mặt trời này sẽ giúp giảm 760.000 tấn lượng khí thải carbon mỗi năm, theo tập đoàn tài chính Quỹ Đầu tư Khí hậu (CIF).
Quang cảnh từ trên không của khu liên hợp Noor
Khi quốc vương Ma-rốc Mohammed VI nhấn nút khởi động ngày 4-2-2016, giai đoạn đầu tiên của dự án thức bắt đầu.
Nhà máy năng lượng mặt trời, còn được gọi là khu liên hợp Noor, sử dụng công nghệ tập trung ánh sáng mặt trời (CSP). Ngân hàng Thế giới đã đầu tư cho dự án này 97 triệu USD thông qua khoản vay từ Quỹ Công nghệ sạch. "Lợi nhuận trên vốn đầu tư này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước và con người Ma-rốc. Qua việc tăng cường an ninh năng lượng, tạo ra một môi trường sạch hơn, khuyến khích các ngành công nghiệp mới và tạo việc làm" - bà Marie Francoise Marie-Nelly, Giám đốc Ngân hàng Thế giới vùng Maghreb, nói.
Nhu cầu năng lượng Ma-rốc phụ thuộc 97% vào nguồn nhiên liệu hoá thạch nhập khẩu. Vì thế, quốc gia này rất quan tâm đến việc đa dạng hoá nguồn năng lượng và bắt đầu sử dụng năng lượng tái tạo.
Nhà máy năng lượng mặt trời ở Ma-rốc
Theo CIF, Ma-rốc đã được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ (COP 22) vào tháng 11-2016. "Sự tiên phong của Ma-rốc có thể tạo hình mẫu cho các quốc gia Châu Phi noi theo trong việc đuổi phát triển của ngành năng lượng một cách bền vững" - Sameh Mobarek, Luật sư trưởng kiêm giám đốc dự án Ngân hàng Thế giới nói với CNN. Bên cạnh việc giảm lượng khí thải carbon và sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhà máy của Ma-rốc dự kiến sẽ tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện từ 13% đến 42%, theo CIF. Người ta cũng hy vọng dự án sẽ có ảnh hưởng tích cực đến khu vực lân cận. Nguồn năng lượng sạch và cung ứng tốt hơn có thể giảm thiểu tình trạng hỏng hóc của các thiết bị bệnh viện.
Bích Huyền (Theo CNN)
Theo_PLO
20.000 ô tô điện Renault sắp "đổ bộ" Việt Nam Dự kiến trong vòng 5 năm tới có khoảng 10.000 -20.000 chiếc ô tô điện mang thương hiệu Renault của Pháp sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam để phục vụ hoạt động taxi. Renault ZOE, một trong hai dòng xe điện sẽ được nhập về Việt Nam Chiều tối 16/12, công ty Auto Motors Vietnam- nhà nhập khẩu chính thức...