Ô tô để lâu ngày không đi, để an toàn cho bản thân, bạn nhất định phải kiểm tra những bộ phận này
Một chiếc ô tô để lâu ngày không sử dụng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do vậy, trước khi sử dụng bạn cần lưu ý kiểm tra những bộ phận dưới đây để tránh những nguy hiểm không đáng có.
Ô tô để lâu ngày cần kiểm tra các bộ phận để sử dụng được an toàn.
Kiểm tra và thay dầu (nhớt) cho động cơ
Nếu chiếc ô tô của bạn chỉ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần thì không cần lưu ý đến chuyện này. Tuy nhiên, đối với một chiếc ô tô không sử dụng lâu ngày thì đây là một điểm đáng được lưu ý nếu muốn tiếp tục sử dụng.
Mặc dù động cơ của xe không hoạt động nhưng nếu dầu vẫn sẽ bị giảm chất lượng do bị để lâu ngày. Nguyên nhân là vì dầu bị hấp thụ hơi ẩm và tiếp xúc với các chi tiết cặn bẩn bên trong động cơ, từ đó khả năng bôi trơn và giải nhiệt không còn tốt.
Kiểm tra áp suất lốp xe
Việc “bỏ quên” chiếc xế hộp của mình trong một thời gian dài khiến áp suất lốp sẽ bị giảm. Vì vậy chủ xe cần kiểm tra tình trạng các bánh xe, cũng như bơm lốp đủ áp suất để xe có thể vận hành bình thường. Ngoài ra, nếu bạn đỗ xe ở vị trí không đảm bảo một thời gian dài, dưới tác động của môi trường (nắng, mưa, ngập) có thể khiến cho lốp bị lão hóa, bị nứt, chửa… nên kiểm tra rất cẩn thận trước khi cho xe ra đường.
Bình ắc quy của ô tô không sử dụng lâu ngày có thể bị hư hỏng mất khả năng sạc lại hoặc giảm điện thế khiến xe không thể khởi động. Nếu phát hiện ắc-quy đã bị hư hại, cần thay thế ắc-quy mới để chiếc xe có thể vận hành ổn định và an toàn.
Bên cạnh đó, trước khi cho xe vận hành cần phải kiểm tra một loại các chi tiết trong hệ thống điện của xe có hoạt động bình thường hay không: đèn chiếu sáng, đèn hậu, đèn xi-nhan, cần gạt mưa, còi…
Kiểm tra tổng thể để phát hiện những bộ phận bị cắn phá, rò rỉ
Đường dây điện hay một số phụ tùng của ô tô có thể bị chuột cắn khi không sử dụng lâu ngày, đồng thời, những chi tiết như đường nhiêu liệu, gioăng cao su máy cũng có thể bị xuống cấp dẫn đến rò rỉ xăng, dầu máy.
Vì vậy, để bắt đầu sử dụng bạn cần kiểm tra bên trong khoang động cơ, dưới gầm xe có các mảnh nhựa, vụn dây điện cũng như các dấu hiệu của chuột như xương, rác hay không. Nếu có, nhiều khả năng xe của bạn cần kiểm tra kỹ hơn để đảm bảo an toàn khi vận hành.
Video đang HOT
Chú ý cần gạt mưa
Cần gạt nước mưa có một lớp cao su, khi lớp cao su này để lâu trong thời gian dài, nó sẽ bị biến chất, dẫn đến bị chảy và dính chặt lên kính. Bạn nên tháo lớp cao su này bảo quản nơi khô ráo hay dùng tấm màng Plastic dẻo bọc nó lại tránh tiếp xúc với mặt kính.
Kết luận: Khi xe để lâu không hoạt động bạn cần phải kiểm tra tỉ mỉ từng chi tiết để có thể đảm bảo an toàn cho mình khi vận hành xe trở lại.
Theo Nguoiduatin
Kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài an toàn
Cùng Oto.com.vn tìm hiểu những kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài thật sự an toàn, để mọi người có thể tận hưởng những trải nghiệm hành trình tuyệt vời bên cạnh gia đình và bạn bè.
Đối với những tài xế lâu năm, lái xe ô tô đường dài quả thực không hề dễ dàng gì. Chính vì vậy, không khó hiểu khi các tài mới non kinh nghiệm lái xe lại e dè và lo lắng khi tự mình điều khiển phương tiện đi một lộ trình dài. Việc lái xe trong điều kiện địa hình không thông thuộc, không thể tránh khỏi những áp lực và mệt mỏi. Chưa kể đến điều kiện thực tế như thời tiết mưa bão, sương mù hay tắc đường... xảy ra đột ngột sẽ càng khiến các bác tài thêm lúng túng không biết phải xử trí như thế nào.
Những kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài an toàn giúp tài xế có trải nghiệm hành trình thú vị
Trong những dịp lễ, Tết hay kỳ nghỉ dài ngày, rất nhiều người dự định tự mình lái xe về quê hay cùng người thân đi du lịch xa. Hãy cùng Oto.com.vn tìm hiểu những kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài thật sự an toàn, để mọi người có thể tận hưởng những trải nghiệm hành trình tuyệt vời bên cạnh gia đình và bạn bè.
Hoạch định rõ ràng lộ trình di chuyển
Khi xác định được điểm đến, hãy vạch ra kế hoạch chuyến đi một cách cụ thể, chi tiết nhất. Đừng chủ quan mà bỏ qua khâu này, bởi đây chính là mấu chốt cho sự khởi đầu chuyến đi được diễn ra tốt đẹp, mang đến tâm lý thoải mái cho người lái.
Kế hoạch lộ trình bao gồm thời gian xuất phát, cung đường đi và tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết như chỗ đổ xăng, trạm sửa chữa xe, nhà hàng, bệnh viện... Sự chuẩn bị này không hề thừa, nó sẽ đảm bảo cho bạn có chuyến hành trình tuyệt vời. Hãy lựa chọn cung đường đi thuận tiện nhất có thể, đặc biệt là đối với cánh tài mới. Nắm chắc lộ trình di chuyển, chắc chắn bạn sẽ điều khiển xe tự tin hơn rất nhiều.
Chuẩn bị kỹ càng trước khi xuất phát
Kiểm tra, bảo dưỡng xe cẩn thận trước khi khởi hành
Sức khỏe, tâm lý: Nếu không khỏe hoặc tinh thần đang bực bội hay buồn bã chán chường, những chuyên gia giàu kinh nghiệm về ô tô khuyên bạn không nên lái xe, đặc biệt là lái xe ô tô đường dài trong tình trạng này. Sức khỏe và tâm lý là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lái xe, gây nên sự mất tập trung, không bình tĩnh để xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra.
Tốt nhất hãy chuẩn bị một tâm lý thoải mái nhất trước khi sẵn sàng bước vào chuyến đi đường dài. Kể cả trong trường hợp đang di chuyển nếu gặp yếu tố tâm lý hoặc sức khỏe, hãy bình tĩnh và chọn một chỗ đỗ xe an toàn. Dừng xe và nghỉ ngơi trong ít phút để tinh thần ổn định và tiếp tục lộ trình.
Kiểm tra lại xe ô tô: Trước khi xuất phát, cần kiểm tra lại toàn bộ xe như động cơ, xăng, còi, phanh, hệ thống điều hòa, kính xe, gương, cụm đèn, độ căng-non và độ bám đường của lốp xe... Một chiếc xe ô tô có 'sức khỏe' tốt sẽ là phương tiện giúp bạn có được hành trình suôn sẻ, thuận lợi và đặc biệt là an toàn.
Giữ tinh thần thoải mái là kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài cực kỳ hiệu quả về an toàn
Thức ăn: Cần chuẩn bị đầy đủ lương thực, tất nhiên theo sở thích của từng cá nhân và tùy thuộc vào mục đích của chuyến hành trình. Bạn có thể chuẩn bị bánh ngọt, nước uống, hoa quả, đồ ăn nhẹ khác...
Một kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài cực kỳ hữu ích đó là không nên ăn uống quá no, gây tức bụng và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc lái xe. Hệ thống giải trí: Có thể chuẩn bị một vài đĩa nhạc mà bạn yêu thích, để tăng thêm sự thú vị, vui vẻ cho chuyến đi. Tuy nhiên nếu không phải là người có tay lái vững và có khả năng tập trung tốt thì không nên nghe nhạc hay xem DVD trong quá trình lái xe ô tô đường dài. Bộ dụng cụ sửa chữa và lốp dự phòng: Cẩn trọng mang theo dụng cụ sửa ô tô và lốp dự phòng để bản thân luôn trong tâm thế chủ động nhất, mọi việc sẽ diễn ra ổn thỏa.
Tuyệt đối không lái xe khi buồn ngủ, tránh gây ra tai nạn đáng tiếc
Kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài
Vị trí và tư thế ngồi
Hãy điều chỉnh ghế lái sao cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Sự thoải mái sẽ giúp các bác tài tập trung lái xe tốt hơn rất nhiều.
Lái xe đúng làn đường
Việc di chuyển đúng làn đường sẽ giúp lái xe có cảm giác ổn định, tránh sự mệt mỏi không đáng có vì đánh võng hay đi chệch làn đường. Việc lái xe đúng làn đường không chỉ an toàn mà còn tránh cho chủ xe không vi phạm giao thông.
Kinh nghiệm lái xe ô tô đường dài đó chính là di chuyển đúng làn đường
Tốc độ hợp lý
Đối với các bác tài còn non kinh nghiệm lái xe, hãy tự tin và làm chủ vận tốc di chuyển của xe. Điều khiển xe di chuyển ở tốc độ hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện giao thông thực tại. Tránh cho xe phóng nhanh/đi chậm một cách đột ngột, phá vỡ sự cân bằng, ổn định của tài xế cũng như người trên xe.
Đặc biệt, khi lưu thông trên đường mưa ướt, cần điều chỉnh giảm tốc độ để tránh xảy ra tình huống trơn trượt. Hoặc khi trời quá tối hay có nhiều sương mù cũng vậy, tài xế cần chủ động quan sát điều kiện môi trường bên ngoài để điều khiển xe một cách hợp lý.
Không nên đi quá gần với xe phía trước
Hãy giữ khoảng cách nhất định đối với xe di chuyển ở phía trước, nhờ đó tài xế có thể chủ động xử lý trong mọi tình huống xảy ra đột ngột.
Nếu xe đi phía trước là xe tải, xe bồn, xe chở gỗ, chở hàng cồng kềnh... tốt nhất nên giảm tốc độ và giữ một khoảng cách càng xa càng tốt. Thực tế có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do thùng hàng của xe phía trước bị rơi xuống khiến cho các xe đi sát phía sau không kịp xử lý. Chính vì thế, nên nhớ không được bám đuôi xe trước, không cố tình vượt sai quy định giao thông, không đi song song với những loại xe trên.
Lái xe trong tình trạng tỉnh táo
Nếu buồn ngủ, đừng e ngại dừng lại để nghỉ ngơi. Bởi nếu cố lái xe trong tình trạng ngủ gật sẽ dẫn đến nguy cơ lớn xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Sử dụng đèn xe hợp lý
Kinh nghiệm lái xe của các bác tài già đó chính là lái xe ô tô đường dài phủ kín sương mù nên sử dụng đèn vàng, lái xe đường tối thì nên dùng đèn pha, và sử dụng đèn cốt kèm nháy đèn để ra tín hiệu cho các xe khác đi ngược chiều...
Luôn chú ý quan sát mọi thứ xung quanh
Khi điều khiển phương tiện, để đảm bảo an toàn và chủ động trong mọi tình huống, tài xế cần có thói quen và rèn luyện kỹ năng quan sát 1 cách bao quát. Đặc biệt khi cua rẽ, dừng xe tài xế cần phải bật đèn tín hiệu cảnh báo đủ lâu để những xe di chuyển phía sau nhận biết được tình hình.
Theo DDDN
Động cơ ô tô quá nóng, những điều bác tài cần thuộc nằm lòng Việc di chuyển đường dài dưới thời tiết nắng nóng liên tục khiến động cơ xe bị quá nhiệt không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu không ở trong những tình huống tương tự, động cơ vẫn quá nóng, nghĩa là lúc bác tài phải xem xét lại vấn đề của xe mình để kịp thời sửa chữa. Dưới đây là những thao tác...