Ô tô bị từ chối đăng kiểm trong những trường hợp nào?
Dưới đây là 6 lỗi vi phạm phổ biến khiến chiếc xe của bạn bị cơ quan đăng kiểm từ chối kiểm định.
Nếu vi phạm 1 trong 6 lỗi phía dưới, ô tô sẽ bị từ chối đăng kiểm
Anh Phạm Quốc Nam (trú tại Quảng Ninh) hỏi: Anh trai tôi không lắp thiết bị giám sát hành trình cho xe ô tô nên bị từ chối đăng kiểm. Vậy bên cạnh lỗi này còn trường hợp nào xe sẽ bị từ chối đăng kiểm?
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 89-05D cho biết, trước năm 2020, có 7 trường hợp xe ô tô bị từ chối đăng kiểm bao gồm: Chưa đóng phí phạt nguội, lắp thêm cản trước, cản sau, giá nóc, thay đổi hệ thống đèn xe, dán decal toàn bộ xe, lắp thêm ghế đối với xe VAN, thay đổi kết cấu xe, không tuân thủ yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Tuy nhiên, từ năm 2020, theo quy định tại Nghị định 100, xe chưa đóng phí phạt nguội vẫn được tiếp nhận đăng kiểm nhưng chỉ được cấp chứng nhận đăng kiểm với thời hạn 15 ngày và không hạn chế số lần đăng kiểm.
Do đó, chỉ còn 6 trường hợp, nếu vi phạm xe sẽ bị từ chối đăng kiểm ngay lập tức.
Lắp thêm cản trước, cản sau, giá nóc
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, nếu xe lắp thêm cản trước, cản sau hay giá nóc vượt quá kích thước hiện trạng của xe theo tỷ lệ lần lượt dài x rộng x cao là 4×3x4 cm sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Video đang HOT
Thay đổi hệ thống đèn xe
Việc tự ý lắp thêm các loại đèn không có trong thiết kế của nhà sản xuất cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm. Đồng thời còn bị xử phạt vì vi phạm Luật Giao thông đường bộ theo khoản 2, điều 55 Luật GTĐB, mức phạt 1 triệu đồng.
Lắp thêm ghế đối với xe VAN
Xe VAN được thiết kế chỉ có hai chỗ ngồi phía trước nhưng thực tế nhiều người đã thiết kế thêm ghế ngồi phía sau để tăng thêm diện tích sử dụng.
Và hành vi này cũng nằm trong phạm vi bị cấm và từ chối đăng kiểm dù chủ xe có sử dụng hay không. Nhất là khi tham gia giao thông, bị CSGT phát hiện sẽ bị phạt theo quy định từ 6-8 triệu đồng. Đồng thời chủ xe còn phải khắc phục tình trạng này bằng cách tháo bỏ hàng ghế sau để xe trở lại tình trạng ban đầu của nhà sản xuất.
Dán decal toàn bộ xe
Dán decal toàn bộ xe mà không làm thủ tục thay đổi màu xe cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm. Ngoài ra, chủ xe còn bị phạt bởi hành vi này đã làm thay đổi màu sơn, kết cấu ô tô nguyên bản; mức phạt từ 600.000 – 800.000 đồng theo quy định.
Thay đổi kết cấu xe
Một lỗi khác nhiều chủ xe tải hiện nay đang mắc phải là cơi nới thùng hàng có chiều cao vượt quá chiều cao quy định, thông số kỹ thuật cho phép để có thể chở được nhiều hàng hơn.
Trường hợp này, xe ô tô đi đăng kiểm cũng vẫn bị từ chối đăng kiểm vì đã làm thay đổi kết cấu xe.
Không lắp thiết bị giám sát hành trình
Xe kinh doanh vận tải thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) nhưng chưa lắp cũng sẽ không được đăng kiểm.
Theo Nghị định 91/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, có 5 loại ô tô phải lắp đặt hộp đen gồm: xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container.
Tiềm ẩn nguy cơ từ việc tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình
Việc thiết bị giám sát hành trình mất kết nối kết nối với trạm bờ, gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát, cứu nạn, cứu hộ... của cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật và ảnh hưởng đến quyền lợi của chính ngư dân.
Thực hiện Luật thủy sản, ngư dân Đỗ Văn Công (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã chủ động lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá QNg- 90684 TS của mình. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, đánh bắt ở quẩn đảo Trường Sa, ông lại không kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị này.
"Thiết bị mất tín hiệu lúc nào tôi không hề hay biết luôn. Khi về đến bờ, người nhà cho biết là ngành chức năng gọi điện hỏi nguyên nhân không bật máy, lúc đó kiểm tra lại phát hiện ra là đường dây bị đứt", ông Công nói.
Hệ thống tích hợp của thiết bị giám sát hành trình sẽ được kết nối với Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá.
Theo ông Nguyễn Đức Nhựt - kỹ sư của một trong 4 đơn vị cung ứng thiết bị giám sát hành trình ở Quảng Ngãi, thiết bị mất kết nối là tình trạng có thể xảy ra trong quá trình khai thác trên biển.
"Ngư dân cần theo dõi thiết bị, ngay khi phát hiện mất kết nối phải thông báo liền, nếu do mất sóng chúng tôi sẽ ngay lập tức khắc phục. Trong trường hợp do hư hỏng thiết bị thì chúng tôi sẽ cử người sửa chữa ngay khi vào bờ. Thực tế có nhiều trường hợp thiết bị mất kết nối nhưng ngư dân chủ quan, không quan tâm và không báo cáo kịp thời", ông Nhựt chia sẻ.
Được biết, thiết bị giám sát hành trình tàu cá là cơ sở quan trọng để chứng minh tàu cá khai thác hợp pháp, không vi phạm vùng biển nước ngoài. Vì vậy, việc mất kết nối sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý, đồng thời phát sinh nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của ngư dân như: không chứng minh được nguồn gốc thủy sản, ngư trường khai thác nên không đủ cơ sở nhận hỗ trợ khai thác thủy sản xa bờ...
Thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, từ tháng 3/2020 đến nay, hệ thống giám sát tại Quảng Ngãi phát hiện hơn 30 tàu cá của tỉnh mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên biển thời gian trên 10 ngày. Để tránh tình trạng vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình, mọi trường hợp mất kết nối đều phải tiến hành kiểm tra, xác minh, làm rõ.
Ông Nguyễn Văn Mười - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: "Chi cục đã có văn bản gửi Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đề nghị chỉ đạo các đồn, trạm kiểm soát biên phòng khi các tàu bị mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trở về làm thủ tục nhập bến thì xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho Chi cục Thủy sản biết để phối hợp xử lý".
Cũng theo ông Mười, đơn vị đã đề nghị ban quản lý các cảng cá chỉ đạo các cảng cá từ chối cho các tàu này bốc dỡ thủy sản và thông báo cho Chi cục Thủy sản. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tuyên truyền cho ngư dân, nếu tàu cá nào xảy ra sự cố mất tín hiệu trên biển, đề nghị bà con phải có biện pháp nhắn tin hoặc liên lạc về bờ báo cáo tình trạng để cơ quan chức năng kịp thời điều tra, xử lý.
Lắp thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên là quy định bắt buộc.
Thực hiện quy định của Luật Thủy sản 2017 và Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, việc triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá là điều kiện bắt buộc đối với tàu đánh bắt xa bờ. Lắp thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên là quy định bắt buộc. Đến cuối tháng 5/2020, tỉnh Quảng Ngãi có 2.118 tàu thực hiện.
Đặc biệt, trong nỗ lực chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định), từ ngày 1/4/2020, tỉnh Quảng Ngãi đã siết chặt quản lý phương tiện khai thác hải sản, tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mới được ra khơi, đánh bắt xa bờ.
Phát hiện 12,3% xe không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường Số phương tiện không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường được cơ quan đăng kiểm thông qua công tác đăng kiểm định kỳ. Đăng kiểm định kỳ phát hiện nhiều xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường (Ảnh: Hòa Thắng). Thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có khoảng...