Ô tô bị kẹt chân ga – những điều tài xế cần phải làm để ‘cứu mạng’
Ô tô bị kẹt chân ga tuy hiếm khi xảy ra, nhưng là một trong những lỗi kỹ thuật nguy hiểm nhất trên xe hơi.
Kẹt chân ga ô tô là một trong những nguyên nhân gây tai nạn hàng đầu. Lý do là xe rất khó kiểm soát tốc độ và lúc rối trí, người điều khiển có thể tiếp tục nhấn chân ga khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là phụ nữ, họ nghĩ chân ga bị kẹt chỉ cần nhấn thêm mấy cái để giải quyết, trong khi tay lái không thể kiểm soát nổi hướng đi.
Thông thường, xe bị kẹt chân ga hoặc tăng tốc đột ngột dù người lái chỉ đạp nhẹ (hoặc không đạp) là do lỗi phần mềm, thậm chí do sai sót về mặt kỹ thuật. Gặp tình huống như vậy, các bác tài không thể can thiệp trực tiếp ngay lúc đó.
Kẹt chân ga ô tô là hiện tượng nguy hiểm nếu tài xế không biết cách xử lý
Lỗi kẹt chân ga, mặc dù không quá phức tạp và khó khăn để khắc phục tại chỗ, vẫn tiềm ẩn sự nguy hiểm lớn tới tính mạng của tài xế cũng như những người tham gia giao thông xung quanh nếu người lái mất bình tĩnh và thực hiện sai các bước xử lý. Do đó để đảm bảo tính mạng khi bị kẹt chân ga ô tô hãy thực hiện một số những bước dưới đây:
Bình tĩnh ra phanh
Video đang HOT
Khi gặp tình huống chân ga bị kẹt, người lái chỉ cần bình tĩnh rà phanh và điều khiển xe an toàn cho đến khi xe dừng hoàn toàn. Sau đó, tài xế không nên thử khởi động lại xe, hãy gọi cứu hộ đưa xe về gara để kiểm tra lại hệ thống.
Về số N
Trong tình huống nguy cấp khi chân ga bị kẹt, việc quan trọng nhất cần phải làm đó chính là về số N, vì khi đó cơ cấu dẫn động bị ngắt, ga bị kẹt cũng không truyền lực xuống bánh xe được. Sau khi trả về số N, bình tĩnh sử dụng phanh để dần dần hãm tốc độ xuống mức an toàn, đưa xe vào lề đường và gọi cứu hộ.
Dùng mũi bàn chân phải đạp ga
Bên cạnh các phương pháp trên tài xế có thể dùng phương án thử dùng mũi bàn chân phải để nâng bàn đạp ga lên cũng có thể phát huy tác dụng ngay lập tức.
Không được tắt động cơ khi đang đạt tốc độ cao
Tài xế tuyệt đối không tắt động cơ khi xe đang đạt tốc độ cao nếu gặp tình trạng kẹt chân ga, bởi việc này sẽ khiến các cơ cấu trên xe có thể mất tác dụng như vô lăng không thể xoay, áp suất dầu phanh kém.
Kéo phanh tay giảm tốc độ
Phương án kéo phanh tay để giảm tốc độ chắc chắn trở nên vô nghĩa, do xe đang chạy ở tốc độ cao, hơn nữa chân ga vẫn bị kẹt khiến xe càng lúc chạy càng nhanh. Do đó hãy thử kéo phanh tay lại để xe giảm tốc độ. Sau khi xe đã dừng lại an toàn, hãy ra khỏi xe và gọi cứu hộ. Lưu ý, không tìm cách khởi động lại hay tiếp tục sử dụng xe cho đến khi xe đã được sửa chữa.
Theo VietQ
Tại sao khi đỗ xe số tự động nên kéo phanh tay trước khi về P?
Khi đỗ xe, nhiều tài xế có thói quen về số P trước sau đó mới kéo phanh tay, việc này có thể khiến bánh răng cóc giữ hộp số bị mòn, mất tác dụng
Trên xe số tự động được trang bị thêm số P, điều này làm một số bác tài quên đi mất tác dụng của phanh tay
Phanh tay (phanh đỗ) là bộ phận an toàn trên xe ô tô, được thiết kế để sử dụng trong những tình huống hàng ngày, không phải chỉ khi đỗ xe trên dốc. Xe số sàn thường sử dụng phanh tay nhiều hơn, trong khi xe số tự động bộ phận này có phần bị coi nhẹ. Lý do là vì trên xe số tự động được trang bị thêm số P (số đỗ xe), trong khi xe số sàn thì không có, điều này làm cánh tài xế quên đi mất công dụng của phanh tay. Thực tế, tài xế nên biết cách sử dụng phanh tay chính xác trên xe số tự động.
Rất nhiều tài xế khi lái xe số tự động có thói quen về P rồi mới kéo phanh tay. Thậm chí tắt máy xong mới kéo phanh tay. Theo các chuyên gia, thói quen này về lâu dài có thể ảnh hưởng tới hộp số. Vậy nguyên nhân tại sao?
Anh Nguyễn Ngọc Quỳnh, Giám đốc phụ trách kỹ thuật của đại lý ô tô Volkswagen Long Biên (Hà Nội) cho biết, trong hộp số tự động có một chi tiết giữ gọi là chốt đỗ (parking pawl) hoặc theo cách gọi của ngành kỹ thuật cơ khí trong tiếng Việt là bánh răng cóc. Bánh răng này bám vào các ngàm giữ, được tạo cách đều nhau trên trục ra của hộp số.
Tuy nhiên, do nhỏ gọn nên bánh răng cóc có thể bị mài mòn dẫn tới trượt, thậm chí phá vỡ nếu bị tác động mạnh (trường hợp xe bị đâm từ phía trước hoặc phía sau), bánh răng có thể bị chốt bất ngờ khi trục hộp số đang quay. Thực tế rất hiếm khi rủi ro này xảy ra, nhưng để đảm bảo chi tiết luôn ở trạng thái làm việc tốt nhất nên về P đúng cách.
Nếu về P trước, vì có khoảng hở dù khá nhỏ giữa bánh răng cóc và ngàm giữ nên trục ra của hộp số sẽ quay, tăng sức ép lên bánh răng cóc. Sức ép này càng lớn nếu độ dốc nơi đỗ càng cao. Áp lực này về lâu dài có thể gây mòn chi tiết cơ khí.
Khi kéo phanh tay, xe đứng yên, lúc này về P, bánh răng cóc nằm gọn trong ngàm giữ giúp xe không bị xê dịch, không có lực ép. Nhờ đó, bánh răng cóc sẽ chia sẻ nhiệm vụ giữ xe đứng yên trên dốc với phanh tay, áp lực làm việc giảm, đỡ bị mài mòn.
Nhiều tài xế cẩn thận hơn có thể thêm bước trung gian về N, cụ thể trình tự đạp phanh chân - về N - kéo phanh tay - về P - tắt máy. Cách làm này giúp chắc chắn xe không bị chồm lên khi lỡ nhấc phanh chân mà vẫn ở số D.
Bên cạnh quy tắc này, anh Quỳnh cũng cho biết nhiều người sử dụng xe số tự động thắc mắc nên về P tắt máy hay tắt máy rồi mới về P. Với câu hỏi này, quy tắc vẫn là về P rồi mới tắt máy. Nếu tắt máy rồi mới về P có thể vô hiệu hóa những hệ thống trợ lực điện nhất là trên xe đời mới, khi đó việc trả từ số khác về P sẽ mòn cơ khí nhanh hơn, thậm chí nhiều xe thiết kế không cho phép về P khi đang ở số khác.
theo Giaothong
10 cái "quên" phổ biến khi lái xe, bạn đã từng quên điều nào? Những tiết lộ từ hơn 2.800 lái xe cho thấy, những thói quen có thể gây hại cho xe và đe dọa tới sự an toàn của chính họ và những người xung quanh. Dữ liệu thực tế được VoucherCodesPro thu thập từ 2.831 tài xế sau khi ghi nhận được số lượng xe phải vào xưởng sửa chữa tăng cao trong vòng...