Ở Thái Bình không có núi đồi, vậy những người tóc bạc này bỏ công ròng rã mấy chục năm đi trồng rừng ở đâu?
Từ năm 1994, bằng nhiều nỗ lực, rừng ngập mặn Đông Long (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã dần hồi sinh.
Đến nay, màu xanh đã quay trở lại. Để có được thành quả ấy, một phần cũng là nhờ tâm huyết, công sức của các cựu chiến binh địa phương.
Những năm 60 của thế kỷ trước, rừng ngập mặn ở xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) phong phú các loài động thực vật.
Tuy nhiên, do tác động của thiên nhiên và con người khiến cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và dần biến mất.
Từ năm 1994, bằng nhiều nỗ lực, rừng ngập mặn Đông Long đã dần hồi sinh. Đến nay, màu xanh đã quay trở lại. Để có được thành quả ấy, một phần cũng là nhờ tâm huyết, công sức của các cựu chiến binh địa phương.
Những cựu chiến binh trồng cây phủ xanh rừng ngập mặn ở Đồng Long, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Giữa bao la biển trời, màu xanh ngút ngàn của rừng bần, rừng vẹt như làm dịu đi từng cơn sóng dữ. Hơi muối từ biển bốc lên mặn chát nhưng chưa khi nào người lính già mái đầu bạc trắng này lại thấy hân hoan như bây giờ. Trong ký ức của mình, ông vẫn còn nhớ như in về những ngày đầu gian nan gieo cây chắn sóng.
CCB Đặng Văn Nhỡ – xã Đông Long, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình):”Cây trong kia là rất nặng, rất khó chuyển, đi xuồng coi như chùn cả xuồng cả thuyền xuống. Đi đêm hôm mà anh em theo con nước là cứ chở ít ra giải rồi sáng hôm sau phân ô trồng. Chở là chúng tôi chở từ trong chân đê ra đến tận ngoài đây.”
Video đang HOT
Cây đổ thì dựng lên, cây chết thì trồng lại, cứ thế, những người lính bộ đội Cụ Hồ thay phiên nhau vừa trồng vừa gác rừng. Và thành quả sau gần 30 năm miệt mài là hơn 350 héc-ta rừng ngập mặn xanh tươi như một dải đê mềm, chỗ mỏng nhất khoảng 300m, nơi dày nhất gần 1km, trải dài từ chân đê ra đến biển.
CCB Đặng Văn Nhỡ – xã Đông Long, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình):”Nếu không có rừng này thì những cơn lũ vào là các đầm bị xoá hết. Rừng giữ được đất nên là các bãi bồi được tạo cho nguồn đất. Trước kia, Đông Long không tha được vạng nhưng vừa rồi nhờ nguồn tha vạng của đất Đông Long do lắng đọng của thuỷ triều, nên nuôi vạng lại có hiệu quả.”
Các cựu chiến binh đi tuần trong rừng ngập mặn.
Ông Lương Văn Tâm – Phó Chủ tịch Hộ CCB xã Đông Long, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình):”Có cánh rừng này tồn tại, phát triển nên nó phục vụ cho việc mưu sinh của một số bà con là nhân dân ở địa phương. Bà con có thể thu bắt thủy hải sản để đảm bảo được cuộc sống ổn định.”
Có cây, có rừng, chim muông kéo về làm tổ, tôm cá, thủy hải sản cũng sinh sôi, phát triển. Màu xanh của rừng ngập mặn không chỉ ngăn gió bão, triều cường, chống sạt lở, giảm thiểu rủi ro thiên tai mà còn tạo kế sinh nhai bền vững cho cư dân ven biển.
Ông Dương Công Tuấn – Bí thư Đảng uỷ xã Đông Long, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình): “Trong thời gian tới, theo quy hoạch của Nhà nước, của tỉnh, Đông Long nằm ở trong vùng lõi của dự án khu công nghiệp. Do vậy, để quy hoạch và phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp, Đông Long cũng đề xuất với Trung ương, tỉnh và các cấp nghiên cứu quy hoạch như thế nào mà vẫn giữ được rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển.”
Dù rừng đã bén rễ lên xanh nhưng giống như con nước thủy triều đều đặn lên xuống, những cựu chiến binh ở xã Đông Long vẫn ngày qua ngày cần mẫn ươm từng hạt giống, trồng từng cây non, tiếp tục phủ xanh cồn cát. Họ lặng thầm góp sức cho đời, giúp ích cho quê hương, lan tỏa những việc tử tế.
VNDIRECT: Hầu hết giá cổ phiếu của dệt may hiện đang gần với giá trị hợp lý, động lực tăng trưởng đến từ nhiều dự án khu công nghiệp
VNDIRECT cho rằng hầu hết giá cổ phiếu của dệt may hiện đang gần với giá trị hợp lý và nhà đầu tư nên có chọn lọc, tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành và có kế hoạch mở rộng công suất nhà máy trong 2022-25.
Nhiều mã cổ phiếu dệt may tăng mạnh
Theo phân tích mới đây từ Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương), năm 2021, ngành dệt may Việt Nam đã về đích với 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,2% so với năm 2020, tương đương với thời điểm trước dịch (năm 2019). Nhiều doanh nghiệp dệt may có KQKD tăng trưởng ấn tượng: Theo ước tính của VNDIRECT, tổng doanh thu Q4/21 của các công ty dệt may niêm yết tăng 24,1% svck, trong khi LN ròng của ngành tăng 57,0% svck trong Q4/21, cao hơn 82,0% so với Q3/21. Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng LN ấn tượng phải kể đến ADS ( 303,2% svck), VGT ( 161,4% svck) và STK ( 92,9% svck).
So với thời điểm dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát (tháng 7/2021), nhiều mã cổ phiếu dệt may bật tăng mạnh, TNG ( 131,76%), EVE ( 62,62%), MSH ( 64,62%), VGT ( 80,85%), ADS ( 76,1%), STK ( 66,15%).
Mức tăng trưởng này đến từ sự phục hồi trong Quý IV/2021, sau thời gian dài ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội trong Quý III/2021. Xuất khẩu vải và hàng may mặc trong Quý IV/2021 tăng 21,6% svck lên 9,5 tỷ USD.
Nguồn: MOIT, VNDIRECT Research
Hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Việt Nam còn được hưởng lợi từ việc dịch chuyển các đơn hàng vải, may mặc và xơ sợi từ Trung Quốc do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Tháng 12/2021, tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh cấm nhập khẩu sợi từ Tân Cương (Trung Quốc), VNDIRECT kỳ vọng các doanh nghiệp sản xuất sợi như ADS, STK,VGT được hưởng lợi từ miếng bánh Tân Cương. Đặc biệt, trong năm 2021, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc, trở thành nước xuất khẩu xơ sợi lớn thứ 6 trên thế giới, với tổng giá trị xuất khẩu sợi đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2021 ( 50,8% svck).
Nguồn: MOIT, VNDIRECT Research
Thị trường mỹ và EU phục hồi
Hiện tại, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ tháng 01/2022 đạt 1,85 tỷ USD, tăng 2% so với tháng 12/2021 và tăng 42% so với tháng 01/2021.
Theo Liên đoàn Dệt may Châu Âu (Euratex), ngành dệt may EU tiếp tục chứng kiến sự phục hồi sau COVID-19. Cụ thể, giá trị sản lượng dệt may đã trở lại mức trước đại dịch vào cuối T11/ 2021.
Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã nhận được các đơn hàng đến quý III/2022, tỷ lệ tiêm chủng vaccine của cả nước đạt hơn 81% giúp các doanh nghiệp có thể đảm bảo nguồn cung lao động, hoạt động tối đa công suất.
Thị trường xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam
VNDIRECT kỳ vọng cho thuê bất động sản KCN sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu chính của một số công ty dệt may trong năm 2022
Các doanh nghiệp dệt may như GIL, ADS, TCM, TNG đã mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản (BĐS) và BĐS khu công nghiệp. VNDIRECT kỳ vọng mảng kinh doanh mới sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 2022-25.
VNDIRECT cho rằng hầu hết giá cổ phiếu của dệt may hiện đang gần với giá trị hợp lý và nhà đầu tư nên có chọn lọc, tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành và có kế hoạch mở rộng công suất nhà máy trong 2022-25.
VNDIRECT lựa chọn 2 doanh nghiệp STK và MSH vì tiềm năng tăng trưởng từ các dự án Unitex và SH10. Cụ thể, VNDIRECT kỳ vọng lợi nhuận STK sẽ tăng 90,4% svck trong năm 2021 và đạt CAGR 37,0% trong giai đoạn 2021-23. Phân khúc sợi tái chế trong năm 2022 sẽ đặc biệt hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu của thị trường nội địa và tình hình thiếu điện ở Trung Quốc. Nhà máy Unitex giai đoạn 1 sẽ đi vào hoạt động thương mại trong Q1/23 nâng tổng sản lượng tiêu thụ trong năm dự kiến đạt 76.800 tấn/năm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với sợi tái chế và sợi nguyên sinh.
Đối với MSH, VNDIRECT kỳ vọng doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì triển vọng tích cực trong 2022-2023 nhờ lượng đơn đặt hàng từ các khách hàng Mỹ tăng trở lại và nhà máy SH10 sẽ giúp doanh thu FOB tăng trưởng 15%/20% svck trong 2022/23. MSH đã bán các khoản phải thu từ New York & Company với giá trị thu hồi là 80 tỷ đồng.
"Con rồng đất" thượng hạng nổi trong rừng ngập mặn, dân Trà Vinh vớt lên làm nước mắm, vua Gia Long ăn hoài khen ngon Ngày xưa khi vua Gia Long trên đường lánh nạn đến vùng Duyên Hải (Trà Vinh) đã dùng mắm rươi được làm từ con rươi. Ngon quá nên khi đăng ngôi thiên tử đóng đô tại Huế, năm nào vua Gia Long cũng cử ghe bầu về nơi này mua nước mắm. Nằm trên vùng đất "chín rồng", Trà Vinh còn nhiều khó...