Ở Tây Ban Nha, bóng đá được tôn sùng như tín ngưỡng
‘Tôi chưa bao giờ ở bất cứ nơi nào khác tại châu Âu mà bóng đá có nhiều ý nghĩa đến như vậy’, tác giả Simon Kupe nhận định trong một cuốn sách viết về văn hóa bóng đá Tây Ban Nha.
Trong cuốn sách Barca: The rise and fall of the club that built modern football, tác giả Simon Kuper, nhà báo bình luận của Financial Times, đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để lý giải câu nói nổi tiếng: “Ở Tây Ban Nha, bóng đá là một loại hình tôn giáo, tín ngưỡng”.
Khi chuyển từ Paris đến Madrid sinh sống vào năm ngoái, Kuper bị ấn tượng bởi sự cuồng nhiệt của cổ động viên của xứ sở bò tót. Vì vậy, ông quyết tâm thực hiện dự án khám phá đất nước, con người Tây Ban Nha thông qua môn thể thao vua.
“Tôi chưa bao giờ ở bất cứ nơi nào khác tại châu Âu mà bóng đá có nhiều ý nghĩa đến như vậy”.
Theo Kuper, ở Anh, bóng đá nhìn chung vẫn chỉ là bóng đá. Manchester United so với Liverpool hay Arsenal so với Spurs (Tottenham Hotspur) không có ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Ở Paris, nơi có dân số khoảng hơn 2 triệu người, chỉ có một đội bóng hàng đầu, Paris St-Germain, và sân vận động có sức chứa khoảng 48.000 khán giả.
“Khi HLV người Italy Fabio Capello đến dẫn dắt Real Madrid, ông đã rất ngạc nhiên với các chương trình trò chuyện trên đài phát thanh của Tây Ban Nha, nơi mọi người nói về bóng đá kể cả sau nửa đêm. Ông ấy cuối cùng phải kết luận: ‘Ở Italy, chúng tôi cũng yêu bóng đá, nhưng đôi lúc chúng tôi vẫn phải ngủ’”, Kuper viết.
Lịch sử bóng đá ở Tây Ban Nha
Có rất nhiều câu chuyện truyền miệng khác nhau về sự xuất hiện của bóng đá tại Tây Ban Nha.
Nhiều người tin rằng vào năm 1872, những công nhân người Anh làm việc cho Río Tinto, một công ty khai thác mỏ ở Huelva, đã giới thiệu trò chơi mới đang thịnh thành ở Anh cho các đồng nghiệp người Tây Ban Nha.
6 năm sau, câu lạc bộ bóng đá đầu tiên ở Tây Ban Nha, Real Club Recreativo, ra đời. Tuy nhiên, bóng đá vẫn là môn thể thao ít được biết đến cho tới tháng 3/1890.
Một bài báo đăng trên tờ La Provincia nói về trận đấu đầu tiên diễn ra ở Tây Ban Nha giữa Huelva Recreation Club và đội bóng mới thành lập Sevilla Football Club bất ngờ nhận được nhiều sự quan tâm.
Video đang HOT
Đội tuyển Tây Ban Nha đối đầu với Morocco ở vòng 16 đội World Cup 2022.
Sau đó, bóng đá lan rộng khắp Tây Ban Nha với tốc độ chóng mặt. Trên thực tế, mỗi năm có 1-2 câu lạc bộ khác nhau xuất hiện, nhiều câu lạc bộ trong số đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay và hầu hết đều chơi ở giải đấu lớn.
Một trong những người có ảnh hưởng lớn đối với làng túc cầu Tây Ban Nha là Franco, lãnh đạo tối cao của đất nước từ năm 1939 đến 1975.
Franco đã nhìn thấy giá trị tuyên truyền của bóng đá và xem CLB Real Madrid là cầu nối chính trị với châu Âu.
Ngay sau khi lên nắm quyền, Franco bổ nhiệm Santiago Bernabeu làm chủ tịch Real Madrid. Những quyết định của Franco đã mang về 5 chức vô địch C1 đầu tiên cho Real Madrid trong giai đoạn 1956-1960.
Từ đây, vị thế của câu lạc bộ lẫn bóng đá Tây Ban Nha bước sang trang mới.
Những năm tiếp theo, bóng đá được tôn sùng như một loại hình tín ngưỡng, đến nỗi sân vận động của CLB Athletic Bilbao còn được gọi là La Catedral (nhà thờ lớn).
Ý nghĩa tôn giáo cũng có thể được nhìn thấy trên huy hiệu của các câu lạc bộ. Ở góc bên trái của huy hiệu FC Barcelona, có biểu tượng của Thánh George, vị thánh bảo trợ ở Catalonia.
Trên huy hiệu của Cadiz CF có hình phác họa một vị thần Hy Lạp. Cadiz, được cho là thành phố lâu đời nhất của phương Tây, có một vai trò quan trọng trong thần thoại Hy Lạp.
Tình yêu với trái bóng tròn
Real Madrid hay Barcelona? Ronaldo hay Messi? Đây là những câu hỏi cửa miệng của nhiều người Tây Ban Nha.
Hiện tại, bóng đá ở xứ sở bò tót là môn thể thao được yêu thích số một, là chủ đề quan trọng trong mọi câu chuyện. Nó không chỉ liên quan đến thể thao mà còn phản ánh văn hóa, lối sống và chính trị của đất nước này.
Các sự kiện trọng đại như đám cưới cũng có thể bị hủy bỏ khi có một trận đấu quan trọng diễn ra. Các trang thể thao hầu như chỉ nói về bóng đá và ngay cả những tờ báo lá cải cũng dành một phần tin tức cho cuộc sống riêng tư của cầu thủ nổi tiếng.
Bóng đá là môn thể thao được yêu thích số một tại Tây Ban Nha.
Trên phần lớn kênh truyền hình, bóng đá chiếm khoảng 80% thời lượng phát sóng tin tức thể thao.
Mọi thị trấn đều có đội bóng và sân bóng của riêng mình. Nhiều gia đình cho con cái tiếp cận bóng đá từ khi mới biết đi, không chỉ để chơi bóng như sở thích hay hoạt động ngoại khóa, mà còn là sự đầu tư cho sự nghiệp tương lai.
Các câu lạc bộ lớn thường thu hút những cầu thủ trẻ này và huấn luyện họ ngay từ khi còn nhỏ trong các lò đào tạo. Pablo Martin Paez Gavira (Gavi), tuyển thủ trẻ nhất của “La Roja” thi đấu tại World Cup, đã gia nhập lò đào tạo của Barcelona từ năm 11 tuổi.
Tây Ban Nha cũng là nơi sản sinh ra nhiều thế hệ cầu thủ tài năng như Luis Suarez Miramontes, Pep Guardiola, Iker Casillas, Sergio Ramos… và hai câu lạc bộ hàng đầu, có nhiều fan nhất thế giới là Real Madrid, Barcelona. Năm 2020, hơn 1,1 triệu cầu thủ đã đăng ký tại Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha (RFEF) và có giấy phép tham gia các giải đấu chính thức của xứ bò tót.
Nhận định trận Tây Ban Nha-Maroc: Sức mạnh 'xứ bò tót' lên tiếng
22 giờ tối 6/12, trên sân vận động Education City, đội tuyển Maroc đứng đầu bảng F sẽ đối đầu cùng đội tuyển Tây Ban Nha nhì bảng E tại vòng loại trực tiếp World Cup 2022.
Đội tuyển Tây Ban Nha từng hòa 2-2 đội tuyển Maroc tại vòng bảng World Cup Nga 2018. (Ảnh: Reuters)
Đội tuyển Maroc là một trong những đội tuyển có chiến dịch vòng bảng hay nhất tại World Cup Qatar. Khởi đầu khá thuận lợi bằng trận hòa 0-0 trước đương kim á quân của giải đấu - Croatia. Đoàn quân của HLV Walid Regragui sau đó bứt tốc, xuất sắc giành chiến thắng 2-0 trước Bỉ. Để rồi thắng 2-1 trước Canada và bảo đảm vị trí số 1 của đại diện châu Phi tại bảng F.
Tuyển Maroc đang thể hiện một lối chơi cân bằng hiệu quả giữa tấn công và phòng thủ. Cùng với đó, những trụ cột như Sofyan Amrabat, Youssef En-Nesyri, Nayef Aguerd và Achraf Hakimi đang có phong độ rất ổn định.
Trong khi đó, đội tuyển Tây Ban Nha đã mở đầu chiến dịch World Cup bằng trận thắng áp đảo Costa Rica 7-0 để mang về 3 điểm quan trọng đầu tiên. Sau đó, đội bóng của Luis Enrique đã hòa 1-1 với Đức. Để rồi trận thua 2-1 trước Nhật Bản khiến đội bóng châu Âu khá bất ngờ. Tuy nhiên, những toan tính của HLV Luis Enrique đã phần nào được hiện thực hóa khi Tây Ban Nha giành vị trí nhì bảng, đủ để có một suất đi tiếp.
Những nhà vô địch World Cup 2010 đã thể hiện trình độ vượt bậc so với Costa Rica, kiểm soát phần lớn thế trận khi gặp Đức, họ cũng áp đảo Nhật Bản trong hiệp 1 nhưng khá lơ đãng 45 phút còn lại.
Song không thể phủ nhận những tài năng trẻ của Tây Ban Nha. Cặp tiền vệ Pedri và Gavi đang thi đấu cho Barcelona là những cầu thủ xứ bò tót thi đấu nổi bật nhất. Cùng với đó, tiền đạo kỳ cựu Dani Olmo đang có phong độ tốt. Alvaro Morata cũng mang về 3 bàn sau 3 trận để hướng tới cuộc đua danh hiệu Chiếc giày vàng World Cup 2022.
Đây là trận đấu được dự báo sẽ rất quyết liệt vì Maroc có thực lực và vượt qua vòng bảng mà không cần bất kỳ sự may mắn nào. Còn với Tây Ban Nha, họ cần trở lại đúng với sức mạnh thực sự để giành vé đi tiếp, đồng thời xóa đi hình ảnh thi đấu nhạt nhòa trong trận thua Nhật Bản.
Tình hình nhân sự
Đội ngũ y tế của Maroc đang cật lực làm việc để chuẩn bị Achraf Hakimi cho trận đấu vòng loại trực tiếp. Hậu vệ cánh phải đẳng cấp của Paris Saint-Germain đã gặp chấn thương trong trận gặp Canada, và anh đã chịu đựng để thi đấu suốt cả trận. Tình hình ra sân của Hakimi còn đang bỏ ngỏ.
Selim Amallah được đánh giá là phù hợp để góp mặt trong đội hình xuất phát của Maroc, tiền vệ này thể hiện khá tốt khi được cho vào sân trong 25 phút cuối gặp Canada vừa qua.
Về phía Tây Ban Nha, HLV Luis Enrique sẽ có sự phục vụ của hàng loạt cầu thủ chủ chốt sau khi được nghỉ ngơi trận đấu gặp Nhật Bản. Tiền đạo ngôi sao Neymar đang đạt thể trạng rất sung mãn cùng khát khao ghi bàn. Trong khi đó, có một số nghi ngờ về vấn đề thể lực của hậu vệ Cesar Azpilicueta và Dani Carvajal.
Lịch sử đối đầu
Hai đội đã có 3 lần gặp nhau trong lịch sử bóng đá. Trong đó có hai lần tại vòng bảng World Cup năm 1961.
Maroc và Tây Ban Nha khi đó đã chạm trán ở vòng bảng. Đội bóng xứ bò tót thắng trận lượt đi với tỷ số 1-0 ở Maroc, sau đó thắng tiếp 3-2 trận lượt về để giành quyền tới Chile.
Lần cuối cùng Tây Ban Nha gặp Maroc đó là tại vòng bảng World Cup Nga 2018, hai đội đã hòa nhau 2-2.
Nhận định người trong cuộc
HLV Luis Enrique của Tây Ban Nha nhận định: "Nếu ở trận đấu tối nay gặp Maroc, chúng tôi có may mắn vượt lên dẫn trước, Maroc sẽ chơi mạo hiểm như đã từng làm trước đó. Chúng tôi cần thể hiện sức mạnh tốt hơn trong những thời điểm đối phương dồn ép".
Tiền đạo của Maroc - Zakaria Aboukhlal, người đã ghi bàn từ băng ghế dự bị để ấn định chiến thắng đáng nhớ trước Bỉ: "Tôi rất vui vì đã lọt vào vòng 16 đội. Chúng tôi không muốn dừng lại ở đây. Chúng tôi muốn tiến xa hơn. Chúng tôi rất vui khi làm người hâm mộ Maroc hài lòng. Toàn đội xin gửi lời cảm ơn người hâm mộ".
Đội hình xuất phát dự kiến
Maroc: Yassine Bounou, Achraf Hakimi, Nayef Aguerd, Romain Saiss, Noussair Mazraoui, Abdelhamid Sabiri, Sofyan Amrabat, Azzedine Ounahi, Hakim Ziyech, Youssef En-Nesyri, Sofiane Boufal.
Tây Ban Nha: Unai Simon, Jordi Alba, Aymeric Laporte, Rodri, Cesar Azpilicueta hoặc Dani Carvajal, Pedri, Sergio Busquets, Gavi, Ferran Torres, Marco Asensio, Dani Olmo.
Người hùng tuyển Nhật, Ritsu Doan có phải là người gốc Việt? Một điều khiến người hâm mộ Việt Nam hết sức tò mò là cầu thủ này có dòng chảy Việt hay không, dựa vào cái tên có phần quen thuộc với tiếng Việt của Ritsu Doan? Nhật Bản đã giành chiến thắng chấn động trước đội tuyển Tây Ban Nha, và đứng đầu bảng tử thần, góp mặt tại vòng knock-out. Đóng góp...