Ở Syria, Putin có chiến lược dài hạn hay ngày nào biết ngày đó?
Trong bối cảnh Mỹ và phương Tây luôn mong muốn Tổng thống Nga sa lầy ở Syria, không thể phủ nhận rằng đây là thời điểm mà ông Putin bắt đầu gặt hái những thành công.
Moscow Times ngày 12/11 đã đăng tải bài phân tích của ông Josh Cohen, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ và là chuyên gia về Nga và Liên Xô cũ, về chiến dịch không kích mà Tổng thống Nga Putin phát động ở Syria.
Trong bối cảnh Nga tiếp tục chiến dịch không kích ở Syria, nhiều nhà bình luận phương Tây phác họa chiến lược của ông Putin như một sự thất bại nặng nề. Họ cho rằng Nga có thể sẽ sa lầy giống như kịch bản ở Afghanistan trong quá khứ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper từng đặt câu hỏi liệu “ông Putin có chiến lược dài hạn ở Syria hay hành động theo kiểu ngày nào biết ngày đấy”. Trong khi đó, nhà phân tích Edward Lucas cho rằng, ông Putin đã thất bại ở Syria vì “khả năng khôi phục ổn định chế độ Assad thống nhất ở Syria là khó có thể xảy ra”.
Theo nhận định của tác giả Josh Cohen, ông Putin đang trên con đường đạt được thành công trong dựa trên mục đích mà Tổng thống Nga đề ra ở Trung Đông. Điều mà ông Putin lo ngại nhất chính là sự hỗn loạn.
Nhà lãnh đạo Nga từng phát biểu tại Liên Hợp Quốc rằng, chỉ vì mong muốn thay đổi chế độ mà Mỹ đã “hủy hoại nền tảng của các quốc gia”, tạo ra một khoảng trống quyền lực “tràn ngập những kẻ cực đoan và khủng bố”.
Việc Nga can thiệp quân sự không nhằm khôi phục quyền lực của Tổng thống Bashar al-Assad mà muốn duy trì một đất nước Syria thống nhất, ưu tiên nhà lãnh đạo có thể bảo vệ lợi ích của Nga.
Vì lý do này, trong vài tuần đầu tiên thực hiện ném bom, Nga đã tập trung ngăn chặn phe đối lập tiếp tục mở đường tiến công những nơi chính phủ Syria nắm quyền kiểm soát. Trong khi lực lượng Assad và đồng minh người Shiite không thể tái chiếm phần lớn lãnh thổ quốc gia, ít nhất quân đội Syria cũng đã củng cố vị trí, không để mất thêm các vị trí chiến lược.
Như vậy chiến dịch không kích của Nga về cơ bản đã đạt được thành công đầu tiên. Mục đích thứ hai mà ông Putin hướng tới là nhằm khôi phục vị thế của Nga ở Trung Đông. Vấn đề này cũng đã đem đến những thành công ban đầu.
Quân đội Nga đã tăng cường đến các căn cứ thuộc vùng đất do người Alawite kiểm soát, duy trì khả năng tiếp cận của Hạm đội Biển Đen đến cảng Tartus và từ đó, mở rộng sức mạnh trên khắp khu vực phía đông Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Quan trọng hơn, Nga đã thành công trong việc củng cố mối quan hệ quân sự với các quốc gia do người Hồi giáo Shiite kiểm soát như Iran và Iraq. Lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat trục xuất các lực lượng Liên Xô năm 1973, Nga đã tái khẳng định vị thế vững chắc ở Trung Đông.
Thông điệp của ông Putin đối với Mỹ đã rõ ràng: Chúng tôi tiếp tục nắm vai trò quyền lực chi phố Trung Đông và chúng tôi sẽ không đi đâu cả.
Mục đích thứ hai của ông Putin là nhằm sử dụng chiến dịch quân sự ở Syria để hướng sự tập trung khỏi Ukraine, buộc phương Tây phải hợp tác với nhà lãnh đạo Nga. Một lần nữa, ông Putin đã giành được những thành công ban đầu.
Sau một thời gian dài yêu cầu “Assad phải từ chức”, chính quyền Tổng thống Mỹ Obama đã chấp nhận về khả năng ông Assad tiếp tục nắm quyền trong quá trình chuyển giao quyền lực. Cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) về tương lai của Syria đã phản ánh rõ điều này.
Các lực lượng Mỹ và Nga cũng đã đối thoại để tránh khả năng đụng độ trên bầu trời Syria. Mỹ có thể không đồng tính với ông Putin nhưng Washington và Moscow vẫn sẽ phải ngồi lại cùng đàm phán với nhau.
Cuối cùng, dù không rõ ràng nhưng chiến dịch quân sự ở Syria cũng có thể mở lối thoát, nhằm chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ và phương Tây. Nhiều quốc gia châu Âu đã chia rẽ về lệnh trừng phạt cũng như bị tác động từ cuộc khủng hoảng người di cư.
Tác giả Josh Cohen kết luận, chiến dịch quân sự của Nga đã đạt được những thành công bước đầu dù Moscow cũng phải đối mặt với những rủi ro bất ngờ, đặc biệt sau thảm kịch rơi máy bay Nga tại Ai Cập.
Có thể nói, sau 6 tuần Nga không kích ở Syria, dường như sự liều lĩnh của ông Putin đã bắt đầu gặt hái được những thành công.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Về thông tin máy bay B-52 áp sát đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông
Lần này, nhiều khả năng các oanh tạc cơ B-52 của quân đội Mỹ xuất hiện trên Biển Đông tuần vừa qua đã được điều đi từ một căn cứ quân sự chiến lược ở Guam.
Hãng tin Reuters của Anh dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc - trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, trong tuần, 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ đã thực hiện các chuyến bay áp sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Oanh tạc cơ B-52 có khả năng mang bom, tên lửa hạng nặng, hạt nhân - công cụ răn đe của quân đội Mỹ.
Hãng thông tấn uy tín của Anh bình luận, động thái trên đã diễn ra trong tuần, mặc dù không nói rõ thời gian cụ thể nhưng nó diễn ra ngay trước chuyến công du đến châu Á của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama để tham dự các chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh APEC.
Reuters cho biết trong chuyến công du này, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tiếp tục bày tỏ lập trường rõ ràng cũng như tái khẳng định các cam kết của mình đối với quyền tự do hàng hải, hàng không ở khu vực.
Lần tuần tra quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông bằng tàu chiến trước đó cũng đã được quân đội Mỹ thực hiện trước khi cử máy bay ném bom chiến lược B-52 đến khu vực.
Cách đây khoảng 1 tuần, hôm 5/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng đã đích thân cùng một người đồng cấp Malaysia lên thăm và thị sát một tàu sân bay hạt nhân chiến lược khi nó đang hoạt động trên khu vực Biển Đông.
Trên tàu sân bay và trong các tuyên bố sau đó, người đứng đầu quân đội Mỹ chỉ sau Tổng thống Obama đã có những khẳng định nhấn mạnh tầm quan trọng và quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải, hàng không và duy trì trật tự của luật pháp quốc tế.
Quan chức Mỹ nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động tuần tra, thách thức lại những tuyên bố đòi hỏi chủ quyền và hành vi xây đảo phi pháp của Bắc Kinh.
Lần này, nhiều khả năng các oanh tạc cơ B-52 của quân đội Mỹ xuất hiện trên biển đông tuần vừa qua đã được điều đi từ căn cứ không quân chiến lược Andersen, toạ lạc trên đảo Guam trên Thái Bình Dương.
Các oanh tạc cơ chiến lược B-52 của Mỹ bố trí tại căn cứ không quân trên đảo Guam
Máy bay B-52 phiên bản hiện đại có khả năng mang nhiều loại bom, tên lửa hạng nặng với sức công phá và huỷ diệt lớn. Đây là những vũ khí chiến lược của quân đội Mỹ bố trí ở các khu vực quan trọng chiến lược.
Bản thân các máy bay này khi không tác chiến cũng đã là phương tiện răn đe chiến lược đối với bất cứ cường quốc quân sự nào đối địch với lợi ích và tham vọng chiến lược của Washington.
Về chuyến công du đến châu Á tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC, ngày 12/11, Nhà Trắng cho biết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ là một chủ đề trọng tâm khi Tổng thống Barack Obama gặp các lãnh đạo châu Á.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice cụ thể rằng, các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông sẽ là chủ đề nổi bật trong chuyến thăm Philippines và Malaysia của Tổng thống Mỹ.
Tuyên bố trên của Nhà Trắng dường như trái với tuyên bố rào đầu trước đó của Trung Quốc khi nói rằng Hội nghị APEC sắp tới tại Manila sẽ không thảo luận về những căng thẳng leo thang ở Biển Đông.
Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia đang bị cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia lân bang, trong khu vực lên án vì các hành vi có tính chất bành trướng lãnh thổ như đơn phương tuyên bố đòi chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đông; cố tính xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên nền tảng các bãi đá, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa;
đe doạ an ninh hàng hải, hàng không; quân sự hoá các hòn đảo mới xây dựng nhằm chuẩn bị cho việc áp đặt cái gọi là "vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông" giống như những gì đã đơn phương tuyên bố ở Biển Hoa Đông...
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam - ông Lê Hải Bình
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về phát biểu sai trái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore liên quan đến chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 7/11 vừa qua, ngày 12/11/2015, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nói rõ rằng:
Việt Nam khẳng định có đầy đủ chứng cứ pháp lý và cơ sở về chủ quyền không tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; không có những lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông; đồng thời đóng góp tích cực cho hoà bình và ổn định của khu vực và trên thế giới.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Putin xoay tiền tỷ đô: Âu-Mỹ lo lắng dõi theo Tổng thống Vladimir Putin đang thu về những khoản tiền hàng tỷ USD qua những thương vụ do đích thân ông ra tay thực thi. Đây là khoản tài chính rất lớn trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang gặp rất nhiều khó khăn do giá dầu giảm và bị bao vây cấm vận. Nguồn tiền chục tỷ USD Chưa năm...