Ở Sài Gòn ăn đồ Thái cũng ngon
Những địa chỉ dưới đây là những địa chỉ tuyệt vời cho những ai yêu thích ẩm thực Thái Lan.
1. Xôi xoài
Nếu đã từng đặt chân đến Thái Lan, du khách không thể không biết đến món ăn đường phố nổi tiếng – xôi xoài. Với người Thái đây giống như một món ăn tráng miệng sau bữa ăn chính với nguyên liệu gồm nếp, nước cốt dừa, đường, muối, mè và xoài chín.
Xôi xoài với hương vị rất đặc trưng sẽ làm thực khách cảm thấy thích thú
Khi thưởng thức ta sẽ nhận thấy sự hòa quyện rất độc đáo giữa hương vị mềm dẻo của nếp hòa tan trong vị béo ngọt của nước cốt dừa, và ngọt ngào của xoài chín, khiến những ai từng thưởng thức một lần không thể nào quên. Ở Sài Gòn bạn có thể tìm thấy xôi xoài ở quán Chao Thai nằm ở Thái Văn Lung, quận 1.
2. Gỏi tôm mực
Đĩa gỏi tôm mực Thái Lan là sự phối hợp giữa nhiều màu sắc: màu trắng nõn của mực, màu đỏ ruộm của tôm và màu xanh dịu mát của rau cần, dưa chuột… Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy chút vị cay dịu nhẹ mà không hề gắt, chút chua nhưng lại rất thanh, thêm một chút đậm đà khiến bạn ăn hoài không ngán.
Vị cay dịu nhẹ sẽ làm cho bạn khó lòng bỏ qua món ăn này.
Nguyên liệu làm món này cũng rất đơn giản, dễ tìm, chỉ là dưa chuột, hành tây, cà rốt, rau cần, rau răm, ớt tươi, đậu phộng rang… cùng hải sản gồm mực, tôm tươi. Thêm chút gia vị là bạn đã có thể thưởng thức món ăn đường phố được người Thái Lan cực kỳ yêu thích. Để thưởng thức món này bạn có thể đến Tom Yum Thai, trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận 5.
3. Chè Thái
Chè Thái rất phổ biến ở Sài Gòn, và đi đến đâu ta cũng dễ dàng nhìn thấy những bảng hiệu về món ăn này. Mang nét đặc trưng của ẩm thực Thái, đất nước có bốn mùa hoa trái quanh năm, chè Thái là sự phối trộn hòa quyện các nguyên liệu với nhau khiến món ăn chiếm được phần lớn tình cảm của người Sài Gòn.
Video đang HOT
Món ăn rất đắt khách trong những ngày Sài Gòn nóng nực.
Nguyên liệu của chè Thái rất đa dạng với các loại trái cây như mít, củ năng, nhãn, sầu riêng, dừa nước… và đặc biệt nhất chính là hạt lựu. Điều này làm cho món chè có màu sắc độc đáo và đa dạng dạng về mùi vị. Chè Thái Nguyễn Tri Phương, quận 10, luôn được nhiều thực khách Sài Gòn mến mộ, đến du lịch Sài Gòn bạn đừng quên món ăn này.
4. Pad Thái
Nói đến ẩm thực Thái Lan là nói đến vị chua, cay, mặn, ngọt. Chính sự kết hợp giữa các hương vị với nhau đã làm nên một đặc trưng rất riêng của ẩm thực Thái . Sự kết hợp ấy thể hiện rõ nét nhất trong pad Thái, một món ăn đậm đất đường phố của xứ sở chùa Vàng.
Pad Thái, món ăn đơn giản nhưng chiếm rất nhiều cảm tình của người Sài Gòn.
Pad Thái chỉ đơn giản là hủ tiếu xào với trứng cùng với các gia vị đi kèm như tôm khô, đậu phộng, giá, hẹ, cùng nước sốt me đặc trưng. Nguyên liệu nhìn đơn giản nhưng khi đã pha trộn lên, hòa quyện với nhau ta sẽ nhận thấy đó là một món đầy tinh tế. Sợi hủ tiếu mềm dai, thấm đẫm các gia vị hòa cùng vị chua chua cay cay trên đầu lưỡi làm, cho bạn vừa thưởng thức vừa xuýt xoa, mang đến một cảm giác rất riêng về ẩm thực đường phố Thái Lan. Bạn có thể tìm thấy những món ăn này trên những chiếc xe đẩy ở nội thành Sài Gòn hay ở Lạc Thái, Mạc Thị Bưởi, quận 1.
5. Bánh dừa
Bánh dừa là một trong những món ăn đường phố rất phổ biến ở Thái Lan, từ đầu đường, trong chợ trời, chợ đêm cho đến các hàng quán sang trọng ở xứ sở Chùa Vàng. Ở Sài Gòn cũng thế, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy món ăn này trên những chiếc xe đẩy ngoài đường phố. Bánh được chế biến từ bột mì, sữa và dừa trộn theo một tỷ lệ nhất định rồi đem nướng trên những khay tròn nhỏ. Khi bánh vừa chín người ta sẽ rắc lên bánh một chút hẹ tây thái nhỏ cho bắt mắt và làm giảm độ ngọt béo của nước cốt dừa.
Món ăn rất phổ biến trên những đường phố ở Sài Gòn.
Thưởng thức miếng bánh nóng hổi ngay khi vừa chín dưới những cơn mưa chiều Sài Gòn sẽ làm bạn cẩm thấy thích thú. Ngay khi ngửi thấy mùi thơm của nước cốt dừa bạn không thể từ chối món bánh béo béo, thơm phưng phức này. Cắn một miếng nước cốt dừa tan chảy ngay trong miệng, vị ngọt lịm, mùi thơm lan tỏa sẽ làm bạn cảm thấy thật đã.
Cách làm chè Thái thơm ngon, đơn giản
Chè Thái là món chè ngon, hấp dẫn, được nhiều người ưa thích. Cách làm chè Thái cũng khá đơn giản, mọi người có thể tự làm cho cả nhà thưởng thức mỗi khi rảnh rỗi.
1. Nguyên liệu làm chè Thái
- Bột sắn dây: 100g
- Bột nếp: 20g
- Bột rau câu; 80g
- Đường: 100g
- 1 bó lá dứa
- Sữa tươi: 300ml
- Các loại trái cây tùy thích: sầu riêng, nhãn, mít, thạch dừa, dừa non...
2. Cách làm chè Thái ngon
Bước 1: Xay lá dứa với 200 ml nước lọc, rồi lọc qua rây để lấy phần nước lá dứa. Cho nước lá dứa và bột rau câu cùng một ít đường lên bếp đun nhỏ lửa khoảng 2-3 phút thì tắt bếp, hớt bọt trên hỗn hợp thạch lá dứa và để nguội. Đổ thạch ra khuôn, để thạch trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng. Khi thạch đã đông lại, bạn nhẹ nhàng tách thạch ra khỏi khuôn, thái hình con chì để cho vào chè.
Bước 2: Cho bột sắn dây, bột nếp cùng với một ít đường vào một chiếc bát tô và trộn đều. Tiếp đó, cho khoảng 70ml nước sôi vào, dùng đũa khuấy đều. Sau đó, đeo bao tay vào rồi nhồi cho bột dẻo, mịn, không dính tay.
Bước 3: Chia hỗn hợp bột thành những miếng nhỏ. Sau đó, lăn từng miếng bột lên đĩa hay miếng gỗ răng cưa tạo hình rãnh.
Bước 4: Đun một nồi nước. Đến khi nước sôi thì cho những miếng bột đã lăn vào luộc. Đun lửa vừa, khi thấy bột nổi lên thì đun thêm vài phút nữa. Tiếp đó, vớt bột ra một chiếc bát tô có nước đun sôi để nguội. Sau đó, xả bột qua nước đun sôi để nguội cho sạch hết chất nhờn.
Bước 5: Nhãn bóc vỏ, bỏ hạt. Mít bóc múi, bỏ hạt, thái sợi. Thạch dừa thái lát. Dừa non thái sợi.
Bước 6: Sầu riêng bóc bỏ hạt, chừa lại một ít thịt, còn lại thì đem xay nhuyễn cùng sữa tươi và một ít đường theo khẩu vị.
Bước 7: Cho các loại hoa quả và những miếng bột chín vào chung một chiếc bát to. Sau đó, đổ hỗn hợp sữa sầu riêng vào, có thể thêm đá bào và đường. Vậy là bạn đã có được những cốc chè Thái mát lạnh và thơm ngon để thưởng thức rồi đấy.
Chè Thái là món chè ngon, hấp dẫn, được nhiều người ưa thích (Ảnh: Viet Q) 3. Một số lưu ý khi làm và bảo quản chè Thái
Chè Thái có thể kết hợp nhiều loại trái cây với nhau. Tùy vào sở thích mà lựa chọn trái cây theo khẩu vị hoặc theo mùa.
Không chỉ dùng được nguyên liệu trái cây tươi, bạn cũng có thể dùng trái cây đóng hộp.
Bạn có thể thay nguyên liệu bột sắn dây bằng bột năng.
Chè Thái là món ăn không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Sự hấp dẫn của món chè này được tạo nên bởi sự cân bằng về hương vị cũng như màu sắc.
Nếu không ăn hết ngay thì cho chè Thái vào tô đậy nắp kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh có thể để được 2-3 ngày.
Hi vọng với cách nấu chè Thái đơn giản, dễ làm chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn bổ sung vào thực đơn của gia đình một món ăn thật hấp dẫn, cực kỳ bổ dưỡng.
Chúc các bạn thành công!
Cách làm chè thái ngon nhất cho mùa hè Vào mùa hè có rất nhiều cách để giúp bạn hạ nhiệt một trong những cách đó là thưởng thức một ly chè thái thật ngon, mát lạnh do tự tay bạn chuẩn bị. Chè thái là một món ăn quen thuộc với cách chế biến đơn giản có vị thanh, ngọt mát của các loại hoa quả tự nhiên cùng với nhiều...