Ở quê dư đất, vì sao người trẻ phải bon chen mua cho bằng được nhà ở Sài Gòn?
Chứng kiến cảnh nhiều cặp vợ chồng khổ sở với cuộc sống nhà thuê chật vật ở Sài Gòn, nhiều người băn khoăn “ sao không về quê sống cho dễ thở hơn”.
Là nơi đầu tàu kinh tế của cả nước, Tp.HCM là điểm thu hút người lao động lớn nhất so với các tỉnh phía Nam. Con số thống kê do Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) dẫn ra cho thấy, dân số Tp.HCM hiện có khoảng gần 9 triệu người thường trú (kể cả người có đăng ký tạm trú trên 6 tháng). So với dân số năm 2009 thì đã tăng 1.830.218 người trong 10 năm, trung bình tăng hơn 180 nghìn người/ 1 năm.
Ngoài ra, lượng người nước ngoài thường trú tại Việt Nam cũng đã tăng lên đáng kể. Do đó, theo tính toán của HoREA, Tp.HCM sẽ cần có cơ chế, chính sách thực hiện các mô hình phát triển nhà ở đáp ứng tình trạng gia tăng dân số khoảng 1 triệu người trong mỗi 5 năm.
Đây là một bài toán nan giải về vấn đề nhà ở cho người lao động, trong đó điển hình là tầng lớp công nhân. Tuy nhiên, riêng tầng lớp người lao động có mức thu nhập trung bình dưới 20 triệu/ tháng thì gần như chỉ đủ chi phí sinh hoạt, con cái học hành, mua sắm trong thời buổi giá cả leo thang từng ngày.
Để mua được nhà là điều vô cùng khó khăn đối với các cặp vợ chồng. Trong khi đó, ở các vùng quê quỹ đất còn nhiều, giá nhà đất còn thấp, nếu một cặp vợ chồng sau khoảng 4-7 năm chắt góp đã có thể mua một căn nhà nhỏ để ở.
Video đang HOT
Để mua được nhà là điều vô cùng khó khăn đối với các cặp vợ chồng trẻ đô thị. Ảnh: Minh họa
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế thì hầu hết những người trẻ đã học tập, làm việc tại Tp.HCM sau nhiều năm đều có xu hướng muốn bám trụ lại thành phố chứ không muốn trở về quê. Mặc dù giá nhà leo thang theo cấp số nhân nhưng đa phần các cặp vợ chồng đều cố gắng tích cóp, hạn chế chi tiêu tối đa để ước mơ có được một căn nhà. Trong khi đó, nhiều cặp vợ chồng mỗi tháng chỉ góp khoảng 3-4 triệu tiền tiết kiệm nhưng vẫn nuôi hy vọng 10-15 năm sau sẽ mua được nhà ở Tp.HCM.
Giải thích về sự lệch pha trong nhu cầu mua nhà ở tại Tp.HCM và các tỉnh ở khu vực phía Nam, nhiều chuyên gia nhận định rằng nguyên nhân thường đến từ tâm lý của các cặp vợ chồng trẻ. Trong khi xu hướng người già sẽ muốn về những miền quê, nơi có không khí trong lành để sinh sống thì các gia đình trẻ lại mong muốn được trụ lại thành phố vì yêu công việc đang làm, thích cuộc sống nhộn nhịp, đồng thời họ muốn con cái được học hành ở những trường chuẩn thành phố với điều kiện tốt nhất. Do đó, dù cho việc mua nhà khó khăn, giá cả leo thang nhưng nhiều người vẫn quyết gom góp để chờ ngày có chốn an cư nơi Sài Gòn chật hẹp.
Anh Trần Văn Lưu (quê Thanh Hóa) cho biết 2 vợ chồng anh vào Tp.HCM đi học Đại Học từ 2008, sau khi ra trường thì kết hôn nhưng đến nay vẫn phải ở phòng trọ vì số tiền tích cóp không theo kịp mức tăng giá nhà đất. Tuy nhiên, anh Lưu cho biết cả hai vợ chồng đều không có ý định về quê.
“Cuộc sống đúng là khó khăn chồng chất khó khăn, hàng tháng ngoài tiền sinh hoạt, học hành của con chúng tôi phải cõng thêm tiền thuê nhà nhưng vợ tôi nói khó khăn mấy cũng phải bám trụ lại. Cô ấy yêu thích công việc sôi nổi, không muốn về quê vì sợ buồn. Với bằng cấp của cô ấy nếu bây giờ về quê vẫn có thể xin được công việc tốt ở trong các cơ quan nhà nước nhưng vợ nhất quyết không về. Tôi cũng mong muốn con được học ở trường thành phố”, anh Lưu cho hay.
Chung qua điểm đó, chị Lê Thị Ánh Linh (một nữ nhân viên văn phòng độc thân) cho biết:”Sau khi lấy chồng em cũng không có ý định về quê. Công việc ở đây của em rất vui, bạn bè đông đúc, cuộc sống lại sôi nổi nên có nhiều mối quan hệ xã hội. Nếu về quê chỉ quanh quẩn trong xóm làng. Mà nếu ở đây thì phải có nhà, em định tích cóp được ít tiền, sau khi lấy chồng sẽ góp với chồng mua cho bằng được một căn nhà hoặc chí ít là căn hộ ở Tp.HCM”, chị Linh cho biết.
Có thể nói, việc mua nhà là ước mơ của cả đời người. Tuy nhiên, khi mà dân số ở Tp.HCM mỗi năm đều tăng lên nhanh chóng thì sẽ xảy ra tình trạng “thừa người, thiếu nhà”. Khi đó, việc làm sao để giải quyết chỗ ở cho người lao động vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Cô gái có chút lãng mạn và yêu thiên nhiên
Mỗi năm tôi cũng dành thời gian đi du lịch hoặc là về quê thăm gia đình, người thân và các bạn ở quê, nhân tiện ra biển chơi, thư giãn.
Ngày xưa, khi còn trẻ tôi đã mơ sau này lớn lên sẽ có một tình yêu thật đẹp như phim Hàn, bởi ngày đó tôi mê phim Hàn, từng xem bộ phim Hàn lãng mạn: Ngôi nhà hạnh phúc nên mơ ước sẽ có mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm áp và kết thúc có hậu như phim. Nhưng càng lớn lên, tôi nhận ra cuộc sống hôn nhân và tình yêu không như phim, mọi thứ xảy ra đều bất ngờ. Tôi chưa từng trải qua hôn nhân, chỉ là nhìn xung quanh thấy một số gia đình tan vỡ mà tôi chạnh lòng theo. Tình yêu của tôi cũng không lãng mạn như phim Hàn, tất cả kết thúc vì khác quan điểm, vì tình yêu chưa đủ lớn để thấu hiểu, để song hành cùng nhau. Song trong tôi vẫn hy vọng tìm được một người đàn ông yêu thương mình chân thành để cả hai bước vào hôn nhân, cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình.
Bây giờ, tôi không còn xem phim Hàn nữa, không còn mơ mộng nữa mà tôi thích cuộc sống thực tế hơn. Tôi thích đọc sách, đọc báo về xã hội, về thế giới bên ngoài để hiểu hơn và có kinh nghiệm cho bản thân mình hơn. Tôi thích ăn cơm nhà nên sau giờ làm tôi ghé chợ mua thức ăn về nhà làm bữa tối, cũng nấu được vài món để thay đổi khẩu vị mỗi ngày. Sau đó tôi nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, xem giải trí, xem bóng đá. Cuối tuần tôi dành thời gian với các bạn như đi cà phê, hoặc đi ăn, hoặc tụ tập nấu các món ăn mà tôi và các bạn yêu thích.
Mặc dù đã định cư ở miền Nam khá lâu, sống ở thành phố ồn ào, tấp nập nhưng tôi vẫn sống giản dị, không bon chen. Nhưng vốn là cô gái có chút lãng mạn nên tôi vẫn yêu thích thiên nhiên, thích trồng cây và hoa để chăm sóc và ngắm chúng mỗi ngày.
Tôi tự nhận, mình là cô gái không còn quá trẻ cũng không quá già nhưng cũng đủ sâu sắc để thấu hiểu cuộc sống. Tôi sống biết yêu thương, biết nhường nhịn, biết quan tâm và chia sẻ, có lòng bao dung nên tôi chưa từng giận ai quá một ngày. Mong rằng qua bài chia sẻ này sẽ được gặp anh, người đàn ông mà em đã chờ đợi. Em chỉ yêu cầu anh có những ưu điểm như sau: công việc ổn định, dễ tính, không gia trưởng, biết yêu thương vợ con và người thân trong gia đình, có lòng bao dung và không giận ai quá một ngày giống em. Em mơ ước có một đám cưới giản dị, có một ngôi nhà nhỏ nhưng luôn bình yên, ấm áp và hạnh phúc. Cuối tuần luôn được hẹn hò cà phê cùng anh hoặc đi ăn vỉa hè hoặc hẹn gặp người thân hoặc bạn bè nếu anh thích.
Theo vnexpress.net
Đưa vợ 25 triệu/tháng, chồng nhận lại 3 bữa ăn đạm bạc mỗi ngày Mỗi bữa ăn trên mâm chỉ có những món ăn hết sức đạm bạc khiến anh chồng vô cùng khó hiểu vì tháng nào cũng đưa vợ đến 25 triệu tiền sinh hoạt. Có một cô vợ tằn tiện còn có thể bỏ qua chứ có vợ keo kiệt thậm chí là ích kỷ chắc khó ông chồng nào có thể chịu được....