Ở Philippines, học giỏi vẫn không thể tốt nghiệp nếu chưa đạt ‘KPI’ về cây xanh
Việc hoàn thành tốt các kỳ thi chỉ mới là điều kiện cần để học sinh được tốt nghiệp ở Philippines.
Nếu như ở hầu hết các quốc gia, để được tốt nghiệp bất kỳ cấp bậc học nào, các bạn trẻ phải vượt qua được những bài kiểm tra hay kỳ thi, thì tại Philippines, mọi chuyện không chỉ dừng lại ở việc học. Học sinh tại đất nước này phải trồng ít nhất 10 cây xanh nếu muốn nhận bằng tốt nghiệp. Và điều luật này áp dụng cho tất cả cấp từ tiểu học, trung học cho đến đại học.
Toàn bộ học sinh từ tiểu học đến trung học, đại học đều phải trồng ít nhất 10 cây xanh trước khi ra trường.
Philippines vốn đã có truyền thống trồng cây khi tốt nghiệp, nhưng chỉ bắt đầu từ tháng 5/2019, Quốc hội nước này mới chính thức ban hành bộ luật biến hoạt động này thành một nhiệm vụ bắt buộc.
Gary Alejano, tác giả chính của đạo luật, cho biết: “Với hơn 12 triệu học sinh tốt nghiệp tiểu học và gần 5 triệu học sinh tốt nghiệp trung học và gần 500.000 học sinh tốt nghiệp đại học mỗi năm, sáng kiến này nếu được thực hiện, sẽ đảm bảo rằng ít nhất 175 triệu cây mới sẽ được trồng mỗi năm”.
Trồng cây có thể được gọi là “KPI” đầu đời dành cho thế hệ trẻ Philippines.
Theo ông, mục tiêu chính là thúc đẩy trách nhiệm giữa các thế hệ cũng như bảo vệ môi trường. Ngay cả khi chỉ có 10% tổng số cây trồng sống sót, điều này vẫn tạo ra đến 525 triệu cây được sản sinh ra trong một thế hệ.
Quy định này xuất phát từ vấn nạn phá rừng nghiêm trọng ở đất nước này được xếp vào hàng cao bậc nhất thế giới.
Những cây này sẽ được trồng trên khắp đất nước, trong rừng ngập mặn, các khu bảo tồn, các điểm khai thác bị bỏ hoang, các khu đô thị,… Các loài cây phải phù hợp với từng vị trí, khí hậu và địa hình.
Ông Alejano nói thêm rằng những cây này sẽ trở thành di sản sống của học sinh đối với môi trường và thế hệ tương lai. Động thái này được chính phủ Philippines coi là một biện pháp đối phó khi tổng độ che phủ rừng của đất nước đã giảm từ 70% xuống còn 20% do nạn phá rừng nghiêm trọng.
Truyền thống trồng cây mỗi khi tốt nghiệp đã có từ lâu ở Philippines, nhưng bắt đầu từ 3 năm trước mới chính thức được hợp thức hóa thành luật.
Một bạn trẻ Philippines tham gia việc trồng cây.
Trên thực tế, đây không phải là sáng kiến tích cực duy nhất liên quan đến thế hệ trẻ và việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Một trường học ở Ấn Độ đã yêu cầu học sinh của mình đóng “học phí” bằng cách thu gom, mang đến trường và tái chế rác thải nhựa nằm khắp thị trấn. Sáng kiến này đã giúp nâng cao nhận thức về rác thải nhựa ở các nước châu Á. Nó cũng tạo điều kiện đi học cho nhiều trẻ em nghèo và thậm chí giúp học sinh kiếm được một khoản tiền bằng cách tái chế nhựa để chấm dứt vấn nạn sử dụng lao động trẻ em.
Bộ Ngoại giao lưu ý công dân về việc trục lợi từ các chuyến bay giải cứu
Chiều 20.1, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã khuyến cáo công dân không liên hệ với các nhóm hay cá nhân nào về các chuyến bay, nhằm tránh bị trục lợi.
Lên án hành vi trục lợi từ các chuyến bay giải cứu
Trước câu hỏi của các phóng viên về việc người Việt Nam về nước theo chuyến bay giải cứu phải mua vé rất đắt và thủ tục rườm rà, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã đưa ra khuyến cáo về việc này.
Các nhân viên y tế thông báo quy trình cách ly cho hành khách trên chuyến bay từ Narita (Nhật Bản) tại sân bay Nội Bài. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
"Để tránh công dân bị lừa đảo, bị lợi dụng chiếm đoạt tài sản, Bộ Ngoại giao đã khuyến cáo công dân không liên hệ với những cá nhân, tổ chức, các trang thông tin không rõ danh tính, không chính thống, không làm việc qua bất cứ hình thức môi giới trung gian nào", bà Hằng lưu ý.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho rằng, những hành vi trục lợi tiêu cực, thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu cần bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng thông tin thêm, trong 2 năm qua, thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, đã có hơn 800 chuyến bay hồi hương công dân Việt Nam từ hơn 60 vùng lãnh thổ về nước.
TP.HCM ghi nhận thêm 3 ca Covid-19 từ chùm ca biến chủng Omicron trong cộng đồng
Tạo điều kiện tối đa cho người nhập cảnh
Cũng tại cuộc họp báo, bà Lê Thị Thu Hằng thông tin thêm về thủ tục nhập cảnh cho người Việt Nam và nước ngoài.
Ngày 18.1, Chính phủ đã đồng ý với việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân chỉ cần có giấy miễn thị thực còn giá trị, kể cả được cấp từ trước khi xảy ra đại dịch là được nhập cảnh, không phải làm thủ tục kiểm tra nhân sự cấp thị thực, giấy miễn thị thực, không cần xin phê duyệt chủ trương nhập cảnh của bộ, ngành địa phương.
Hành khách từ Nhật Bản về sân bay Nội Bài. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Thông tin thêm về chỉ đạo của Chính phủ ngày 18.1, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết Chính phủ đã chấp thuận kiến nghị của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an về việc tạo điều kiện cho người nước ngoài và người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo đó, với người đã có giấy tờ còn giá trị nhập cảnh Việt Nam như thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thị thực hoặc giấy miễn thị thực thì được nhập cảnh theo quy định của luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để tìm hiểu thị trường, làm việc, đầu tư, lao động, dự hội nghị, hội thảo, học tập nhưng chưa có các giấy tờ nêu trên thì cần phải xin phê duyệt của UBND cấp tỉnh, các bộ, ngành... trước khi làm thủ tục bảo lãnh, cấp thị thực nhập cảnh theo quy định của điều 16 luật Xuất, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký.
Bên cạnh đó, trước và sau khi nhập cảnh, người nhập cảnh phải tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế đối với người nhập cảnh, trong đó có các yêu cầu về tiêm chủng, xét nghiệm, khai báo y tế và theo dõi sức khỏe.
10 quốc gia công nhận hộ chiếu vắc xin của Việt Nam
Tại họp báo, bà Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết:
Ngày 23.12.2021, Bộ Y tế đã ban hành mẫu hộ chiếu vắc xin của Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã giới thiệu mẫu giấy tờ này với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để xem xét công nhận. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng đã vận động các nước sở tại để chính thức công nhận hộ chiếu vắc xin của Việt Nam.
Hộ chiếu vắc xin của Việt Nam đã được Nhật Bản, Mỹ, Anh, Úc, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine và Maldives công nhận.
Việt Nam cũng đã công nhận hộ chiếu vắc xin, hay giấy chứng nhận tạm thời của 79 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã giới thiệu chính thức đến Bộ Ngoại giao.
Thông tin mới nhất về vị trí và cường độ của siêu bão Rai Siêu bão Rai đã đổ bộ vào đất liền Philippines và tiếp tục di chuyển nhanh hướng vào Biển Đông. Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của siêu bão Rai. Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, sau khi quét qua Philippines, siêu bão Rai đã giảm cấp độ. Hồi 7...