Ở nơi này, giữa 4 bề biển khơi, dân không nhớ nổi là mình đã đào bao nhiêu cái giếng
Từ những giếng nước cổ Chăm Pa đến hàng nghìn giếng mới san sát nhau trên đồng tỏi, nguồn nước chảy từ các mạch ngầm trên đảo lửa Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) như bầu sữa truyền sự sống cho cư dân đảo.
Nhưng mạch nguồn sự sống đó đang đứng trước nguy cơ dần cạn kiệt bởi những dãy phố giếng dày đặc quanh ốc đảo Cù lao Ré.
Người đâu giếng đấy
Đảo Lý Sơn sừng sững năm ngọn núi Vung, Giếng Tiền, Hòn Tai, Thới Lới và Vòng Sỏi. Dưới thung lũng ngũ hành sơn, xứ đảo Cù lao Ré (tên gọi xưa của đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là làng cư dân hành tỏi, làng chài biển giã bên ngọn sóng đại dương.
Những giếng nước khổng lồ liền kề nhau như những dãy phố.
Và những ai đi quanh ốc đảo không lạ khi nhận ra giữa làng hay xen lẫn cánh đồng hành tỏi, đồng ngô, dưa hấu đầy giếng nước. Giếng cách làng, giếng cách nhà, giếng cách nhau vài bước chân. Cư dân đảo ngọc hay đùa “Giếng là đặc sản thứ ba ở xứ đảo, sau hành tỏi”.
Ông Võ Bĩ (An Vĩnh, đảo Lý Sơn) bực bội vì đổ xăng vào máy bơm nước, khởi động hơn tiếng đồng hồ nhưng máy vẫn không chạy để hút chút nước còn sót dưới đáy giếng.
Trên diện tích 550 m đất trồng cánh đồng Sũng, ba giếng nước khổng lồ có đường kính 2,5 m, sâu 6 m mỗi giếng vẫn không cứu được số hành đang trồng dở.
Hai giếng khô khốc, trơ đáy chỉ có cây cỏ mọc quanh thành đá, rác lẫn chai lọ thuốc trừ sâu ngổn ngang bên dưới. Giếng còn lại trong vườn lưu chút nước cũng không đủ để máy bơm hút lên bờ.
Ông Võ Bĩ không nhớ mình có bao nhiêu cái giếng nước. Ba giếng khổng lồ ở vườn nhà đào từ hơn 20 năm trước, tưới cho 550 m hành tỏi. Gia đình ông thuê thêm 5.000 m để canh tác. Đất đâu giếng đấy. Ông thuê người đào thêm sáu giếng để lấy nước cho mình. Vài năm nước cạn, ông lại tiếp tục hành trình đóng giếng tìm nước ngọt.
“Đào với khoan nhiều lắm không thể nhớ là bao nhiêu cái giếng rồi. Mình thuê đất người ta để trồng thì phải đào giếng mới có nước. Họ đâu có cho xài chung. Chỗ nào dễ thì mình đào lộ thiên giếng lớn, chỗ nào khó thì mình đào xong đi dây, đi ống rồi lấp miệng giếng, trả lại hiện trạng cho họ. Sau này Ủy ban không cho đào nữa thì mình khoan sâu xuống. Nhiều quá không nhớ mình đã đào bao nhiêu cái đâu”, ông Võ Bĩ lúng túng.
Ông Võ Bĩ không nhớ mình đã đào, khoan bao nhiêu giếng nước để trồng hành tỏi.
Video đang HOT
Trên cánh đồng Ruộng, đồng Thịt ở đảo Lý Sơn, những dãy giếng sát nhau. Chỉ 1.000 m cánh đồng Ruộng hơn 11 giếng đào lộ thiên, lớn nhỏ san sát. Phần lớn có chung số phận khô khốc, cạn kiệt nước.
Ngay từ đầu mùa hè, nhiều nhà nông đã không còn nước sạch để tưới đủ cho cây trồng. Từ sáng đến chiều, cánh nhà nông chạy vòng quanh tìm nước đưa về ruộng. Ông Lê Văn Lân sai con chạy quanh cánh đồng xem các điểm đấu nối của giếng đào với các điểm giếng khoan trước khi bật công-tơ điện chạy nước.
Giữa 20 m vườn tỏi là giếng nước lớn của gia đình. Sâu mươi mét, năm nào giếng cũng trơ đáy, ông phải lặn lội xin nhờ, thuê đất mấy chủ ruộng làng bên khoan sâu tìm nước. Ba giếng khoan cách ruộng hơn 200 m, đường dây, ống dẫn kéo về nối với giếng đào chính.
Nhờ lấy nước từ xa, nhiều nơi khác nhau nên ông chữa cháy ruộng mùa khô. “Một chỗ thì không đủ nước đâu. Bà con ở đây phải đi gom bằng cách thuê đất khoan giếng, hoặc nhờ giếng trong họ tộc kéo về. Các giếng to bây giờ thường là nơi tập kết nguồn nước ngầm khoan đóng phía dưới. Ai tranh thủ được thì tranh thủ thôi”, ông Lân phân bua.
Làm đâu đào đấy. Giếng lộ thiên đến giếng âm trong lòng đất. Giếng nhỏ cho đến giếng khổng lồ dày đặc quanh đảo lửa Lý Sơn. Trên những thành giếng bê-tông khổng lồ, nhiều ống nước lớn nhỏ xen kẽ, chen chúc vòng quanh.
Nước từ các giếng khoan trong lòng đất theo ống dẫn chôn dưới bờ ruộng dẫn nước về các giếng “tổng” khổng lồ, tưới cho các ngả đồng ruộng. Giếng lớn lộ thiên là nơi tập trung nước, hút nước từ các giếng khoan âm trong lòng đất.Mạch nguồn nước xưa
Theo các di chỉ khảo cổ Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn, 3.000 năm trước người xưa đã sinh sống ven các con suối, các núi lửa – nơi đó có mạch nguồn nước ngọt. Di chỉ Suối Chình, Suối Ốc, Suối Cạn, khe Nước chảy bên núi lửa Giếng Tiền in đậm dấu chân trăm năm xưa cũ. Lớp văn hóa cư dân Chăm Pa kế cận chọn địa mạch phong thủy trong việc đào giếng nước ngọt để sinh sống. Người Việt ra đảo Lý Sơn định cư từ đầu thế kỷ 17 lập nên các ngôi làng An Vĩnh, An Hải.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đảo Lý Sơn được hình thành trên cơ tầng các ngọn núi lửa vận động qua nhiều thời kỳ khác nhau, làm cho độ dốc của đảo kéo dài từ Tây sang Đông. Khi dòng nước chảy từ trên đỉnh cao nhất xuống thấp nhất và đổ ra biển, áp lực nước chảy xuống mạnh hơn nước ngoài biển thấm vào, nước ngọt thẩm thấu qua bề mặt tạo cho nguồn nước giếng ngọt và không bị nhiễm mặn.
Dưới chân núi Vung, giếng “Xó La” – giếng nước đầu tiên được đào trên đảo núi lửa. Giếng cổ có niên đại từ lâu đời, cấu trúc độc đáo với cấu trúc thành giếng hình tròn, cao 1,5 m, lòng giếng sâu gần 10 m. Bề mặt lòng giếng được chất bằng các loại đá lấy từ biển và các miệng núi lửa đảo Lý Sơn. Kỹ thuật kè đá quanh lòng giếng của người xưa công phu, chắc chắn.
Chếch về phía tây núi Vung, một giếng làng xưa chỉ cách biển khoảng 7 m, nước ngọt trong vắt quanh năm không cạn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là giếng nước từ thời người Chăm Pa định cư trên đảo. Ở sát mép biển nhưng giếng cho nước ngọt quanh năm. Cư dân Lý Sơn thường gọi tên với niềm trân trọng nguồn mạch là “Giếng Trời”.
Theo nhà nghiên cứu Võ Nguyên Phong, người Việt, người Chăm có nhiều kinh nghiệm trong hành trình tìm mạch nguồn nước ngọt vùng ven biển, đảo. Đảo đá núi lửa Lý Sơn có địa chất địa tầng hình thành hoạt động mạnh tạo đồi và giữ nước bù cấp cho sự tiêu hao, sử dụng của con người.
“Những đồi lớn có đứt gãy địa chất, cây to phát triển là nơi có mạch nước ngọt. Những vùng có động cát hay đồi đá, vách đá có cây tự nhiên sẽ giữ được nguồn nước ngọt tốt nhất giữa vùng đảo nắng cháy. Dù chung quanh là Biển Đông, nước mặn nhưng cấu tạo địa chất đặc biệt từ đá núi lửa hay cát vẫn có nguồn nước ngọt và lưu trữ”.
Dày đặc phố giếng trong lòng đảo
Cuộc sống hiện đại khiến văn hóa giếng làng, giếng họ trên ốc đảo Cù lao Ré cũng thưa dần. Từ những năm 2000, người dân Lý Sơn đào giếng nước riêng để thuận tiện sinh hoạt, sản xuất cho gia đình. Những giếng đào xuất hiện quanh nhà, lấy nước cho sinh hoạt, tiêu dùng. Giếng khổng lồ trên những cánh đồng hành tỏi, tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, dịch vụ. Nước cạn hạn mặn, giếng lại được đóng, khoan sâu hút mạch nguồn từ trong lòng đất đảo. Và những “phố giếng” ngày càng nhiều hơn, bí bách bao quanh cư dân bản địa.
Tình trạng khoan, đào giếng ở đảo Lý Sơn tăng nhanh trong mươi năm gần đây. Nếu như năm 2014, đảo Lý Sơn có khoảng 500 giếng nước thì đến nay toàn đảo “gánh” 2.150 giếng nước. Dung lượng nước hạn mức 16.000 m nhưng mức độ hút mạch nguồn 23.000 m/ngày, khiến các “phố giếng” trên đảo khô khốc quanh năm. Nếu như ngày trước, giếng đào rộng non mét thì những giếng khổng lồ bán kính 1,5 – 5 m ngày càng nhiều hơn. Giếng càng to nước càng ít. Phố giếng càng dày thì cư dân càng khát nước. Ông Võ Minh ở An Vĩnh, Lý Sơn thắc mắc “Khoan giếng cũng bị phạt mà không khoan nước đâu dùng. Không đường, không lối thì khoan sâu xuống chứ bà con biết làm sao!”.
Để bảo vệ nguồn nước ngọt, địa phương cấm đào giếng trái phép trên đảo. Biện pháp cấp thời vẫn không ngăn chặn được chuyện nhiễm mặn lan sâu vào đảo. Dân số tăng, du lịch ồ ạt kéo theo nguy cơ vỡ trận nguồn nước ngọt chóng chày hơn. “Người đâu giếng đấy. Giếng khắp nơi, dọc dài như những con phố. Giếng mọc nước cạn, vài năm nữa thì giếng để làm cảnh ngắm thôi”, ông Phạm Trai ở An Hải, huyện đảo Lý Sơn thở dài thườn thượt nhìn đáy giếng khô khốc.
Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn Lê Văn Ninh cho biết, nhiều trường hợp khoan giếng trái phép của người dân để khai thác nước ngầm cho sinh hoạt, sản xuất bị xử lý nhưng việc lén lút khai thác nước ngầm bằng nhiều cách vẫn tái diễn. “Chúng tôi cũng vận động bà con hạn chế đào, khoan giếng để giữ nguồn nước ngầm đang cạn kiệt dần. Địa phương sẽ đầu tư xây dựng hồ chứa nước Giếng Tiền, An Bình để trữ nước mưa, để gánh bớt sử dụng nước ngầm ở đảo”.
Nghệ An: Cả tháng không mưa, dân miền núi vật vã vì nắng hạn, đi xin nước khắp nơi
Nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước tại các huyện miền núi (Nghệ An) bị cạn kiệt. Để có nước sinh hoạt và sản xuất, nhiều hộ dân đã phải đào giếng, xây bể... thậm chí đi xin nước khắp nơi nhưng vẫn không đủ dùng.
Xoay sở tìm từng giọt nước
Những ngày này do nắng nóng kéo dài, nhiều hộ gia đình tại các xã vùng cao thuộc huyện Yên Thành, Đô Lương, Con Cuông, Nghi Lộc đặc biệt Tương Dương (Nghệ An) phải đào thêm giếng, xây bể... để mong tìm nguồn nước ngầm dùng cho sinh hoạt.
Nhiều nơi, người dân xứ Nghệ phải đi xin nước sinh hoạt. Ảnh: CT
Theo ghi nhận của PV, cứ mỗi độ chiều về nhiều người dân đã lạch cạch chuẩn bị đồ để đi xin nước, thậm chí phải thuê ô tô để đi mua nước ở các huyện khác. Theo tìm hiểu thì hầu hết các giếng đào và các bể chứa nước của dân đã cạn kiệt mấy ngày nay.
Trao đổi với Dân Việt, ông Thái Văn Hạnh (thôn Đông Nam, xã Quang Thành, huyện Yên Thành) cho hay: "Gần 1 tháng nay do giếng đào của gia đình đã cạn nước nên vào buổi chiều tôi phải gánh thùng để đi xin nước. Năm nay có thể nói là năm hạn hán chưa từng có, không riêng gì gia đình tôi mà nhiều hộ dân trong thôn đã phải đi xin nước từ lâu rồi".
Trong khi đó ông Trần Quang Đồng, một người chuyên chở nước cho các hộ dân cho biết: "Năm nào như năm đó, cứ đến mùa hè, tôi lại bận rộn với công việc chở thuê nước về bán cho các hộ dân trong làng. Là hàng xóm nên tôi cũng không dám lấy giá cao, hơn nữa gia đình tôi cũng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, hơn ai hết tôi thấu hiểu nỗi khổ của người dân. Mùa hè năm nay hạn hán cực điểm, nước sinh hoạt ở xã Quang Thành thiếu nghiêm trọng, chúng tôi phải đi mua nước ở các xã lân cận...".
Người dân phải đào giếng nước lộ thiên để tích trữ nước về lọc để sinh hoạt trong gia đình. Ảnh: CT
"Trung bình mỗi xe nước tầm khoảng 2m3, chủ nhà có nước thì họ không lấy tiền, sẵn sàng chia sẻ cho mọi người nhưng mỗi lần chở nước như vậy người dân phải bỏ ra khoảng 50.000 - 100.000 đồng chi phí vận chuyển...", anh Đồng cho biết thêm.
Không riêng gì xã Quang Thành, nhiều thôn trên địa bàn xã Tây Thành cũng rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng. Để khắc phục tình trạng này, người dân phải bỏ ra chi phí khá lớn để đào, khoan giếng sâu thêm, xây bể nước ngầm chờ mưa... nhưng cũng không mấy hiệu quả nên cách duy nhất là phải đi xin hoặc đi mua nước để về dùng.
Cuộc sống đảo lộn
Bà Phan Thị Mỹ (thôn Khánh Thành, xã Tây Thành) cho hay: "Không có nước khổ lắm, nắng nóng như vậy khiến cuộc sống chúng tôi bị đảo lộn hoàn toàn. Giờ chúng tôi chỉ trông một cơn mưa to thôi".
Người dân phải dùng giếng khoan để lấy nước ngầm làm nước sinh hoạt nhưng vẫn không đủ dùng. Ảnh: CT
Để chắt chiu, tiết kiệm, người dân ở đây đã phải mua nhiều can nhựa, thùng phi... về dự trữ nước, hoặc khi đi xin nước về lại đổ xuống giếng của mình để dùng dần.
Nước uống, nước sinh hoạt hàng ngày không đủ dùng nên người dân phải tiết kiệm hết mức có thể. Nhiều gia đình ngoài công việc hàng ngày thì chỉ lo việc hết nước... Đối với người dân bây giờ nước là vô giá.
Không chỉ ở huyện Yên Thành mà các huyện miền núi xa xôi như: Con Cuông, Tương Dương... cũng rơi vào cảnh "khát nước" sinh hoạt trầm trọng.
Người dân dùng máy bơm nước lộ thiên về lọc để làm nước sinh hoạt. Ảnh: CT
Gần 1 tháng nay trên địa bàn huyện miền núi Con Cuông không có mưa, do nắng nóng kéo dài nên lượng nước trên các sông, khe suối, ao, hồ ở đây đang ở mức thấp và cạn kiệt dần. Cuộc sống của người dân ở nhiều địa phương của huyện hiện đang gặp khó khăn.
"Hơn một tháng nay trời không có mưa, gia đình có hai giếng nhưng đến nay đều đã khô cạn. Để có nước sinh hoạt hàng ngày bà đã phải đi 2-3km, để lấy nước khe về dùng. Chúng tôi biết, lấy nước ở khe suối để dùng là không đảm bảo vệ sinh nhưng không lấy ở đó thì chúng tôi biết lấy ở đâu" - anh Vi Văn Tú (trú ở xã Yên Khê) cho biết.
Trao đổi với Dân Việt, ông Phan Đức Tiến - Chủ tịch UBND xã Quang Thành cho biết: "Ngoài việc hàng trăm ha đất nông nghiệp không thể gieo cấy thì người dân đang rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Chưa bao giờ cuộc sống của người dân lại gặp cảnh khó khăn do thiếu nước như mùa hè năm nay".
Không những thiếu nước sinh hoạt mà vụ hè thu năm nay ở Nghệ An hàng nghìn ha lúa bị hạn hán tàn phá. Ảnh: CT
"Chúng tôi cũng đã làm tờ trình, báo cáo lên cấp trên để có biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước cho người dân. Tôi rất mong các cơ quan chức năng tạo điều kiện hỗ trợ cùng chính quyền để có thể đào thêm các giếng làng, phục vụ cho nhân dân trong dịp thiếu nước như hiện nay", ông Tiến chia sẻ.
Độc đáo giếng làng ghép đá hơn 80 năm tuổi ở quê lúa Nhắc đến lèn Vũ Kỳ ở huyện Yên Thành mọi người thường nghĩ đến chùa Hang, nhưng ít ai biết rằng ở ngôi làng cùng tên gần đó còn có giếng đá cổ và vườn lim hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Huy Thư Giếng đá độc đáo này nằm giữa làng Vũ Kỳ, xã Đồng Thành (Yên Thành) được người dân địa phương...