Ở nơi lưu giữ những bộ óc vĩ đại nhất thế giới
Bảo tàng Mtter (Philadelphia, Mỹ) nổi tiếng thế giới với 20.000 mẫu vật giải phẫu cơ thể người, mô hình sáp và dụng cụ y khoa có từ thế kỷ 19.
Bảo tàng được xếp hạng vào danh sách bảo tàng “kinh dị”, không dành cho người yếu tim. Đây cũng là nơi trưng bày một trong những bộ óc vĩ đại nhất thế giới.
Bảo tàng lịch sử y học Mtter ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ
Bảo tàng giải phẫu và bệnh học
Bảo tàng lịch sử y học Mtter nằm tại thành phố Philadelphia (Pennsylvania, Mỹ) từ năm 1863, còn được biết đến là bảo tàng giải phẫu, nơi lưu giữ các hồ sơ bệnh lý, những trang thiết bị y học, thậm chí là các dị vật được lấy từ trong cơ thể của con người. Mới nghe qua đã thấy sởn gai ốc.
Chuyện có thật là đã có nhiều khách tham qua bước ra khỏi viện bảo tàng trong tình trạng nôn khan, tái mét mặt mày. Họ không đủ can đảm xem hết những mẫu vật được trưng bày tại đây. Thế nhưng, bảo tàng này được coi là “thánh đường” cho các bác sĩ tương lai, phục vụ mục đích nghiên cứu và giảng dạy y khoa. Đây cũng là một trải nghiệm đáng giá đối với các du khách yêu thích cảm giác mạnh.
Bảo tàng mang tên bác sĩ Thomas Dent Mtter, người được ca ngợi nhờ đạo đức cao vời, tài năng thiên bẩm và khao khát cải tiến nền y khoa Mỹ. Bảo tàng nhằm phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy y khoa.
Phía trong của bảo tàng
Tại đây trưng bày rất nhiều dị vật, các tiêu bản giải phẫu, mẫu bệnh lý, dụng cụ khám chữa bệnh truyền thống. Bộ sưu tập cơ thể người đầu tiên được trưng bày tại bảo tàng y học này được ủng hộ bởi bác sĩ Mtter.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Mtter tích lũy được một bộ sưu tập lớn các tài liệu nghiên cứu, những điều kỳ quặc và dị thường y khoa. Ví như, bộ sưu tập những bàn tay sừng sững của những người mang căn bệnh gout – căn bệnh mà vị bác sĩ này cũng phải chịu đựng trong cuộc đời của mình.
Bảo tàng còn trưng bày nhiều mẫu vật kỳ lạ khác như ruột già của người mắc chứng táo bón mãn tính từ năm 1892; các mẫu ruột của bệnh nhân tả vào năm 1849 (được bảo tồn ở Trường Cao đẳng Y khoa Philadelphia, được đưa vào bảo tàng năm 2013); một lọ da khô của người phụ nữ da trắng mắc chứng rối loạn tâm thần (cô tự bóc da chân của mình mỗi khi lên cơn).
Video đang HOT
Du khách cũng sẽ phải kinh ngạc khi chứng kiến phần hàm bị ung thư của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Grover Cleveland; bàng quang có chứa sỏi của Chánh án John Marshall hay xác ướp một người phụ nữ béo phì khi chết toàn bộ cơ thể đã tự động chuyển hóa thành một khối sáp giống như xà phòng.
Đến các mảnh xương tay chân, xương chậu, xương đùi bị cắt cụt, chôn vùi của các binh lính Mỹ tham gia cuộc Nội chiến 1861; khuôn mặt của bệnh nhân giang mai; khung xương của cặp sinh đôi dính liền… Bảo tàng cũng trưng bày 139 hộp sọ người, trong đó có cả nhà giải phẫu học người Hy Lạp Joseph Hyrtl năm 1874.
Có 139 hộp sọ được trưng bày ở bảo tàng. Ảnh: Internet
Bộ não bị đánh cắp của một thiên tài
Nhưng có lẽ, một mẫu vật vừa kỳ lạ, vừa gợi ra sự sợ hãi nhưng lại có sức hút cực lớn đối với khách tham quan nằm ở lối ra vào phòng trưng bày chính của bảo tàng. Nằm lọt thỏm trong một hộp kính, những du khách kỹ tính có thể chú ý đến những vết nhoè trên kính, nơi mà hàng ngàn du khách phải gí trán mình vào gần nhất có thể để chiêm ngưỡng mẫu vật bên trong. Thứ mê hoặc họ chính là một hộp gỗ nhỏ, chứa 46 lát cắt bộ não của thiên tài vật lý Albert Einstein. Mỗi lát dày khoảng 20 micron, được bảo quản trong các phiến kính.
Được biết, vào năm 1955, khi Einstein qua đời tại New Jersey (Mỹ) ở tuổi 76, bộ não của ông đã bị đánh cắp bởi một nhà nghiên cứu bệnh học tên Thomas Harvey vì mục đích nghiên cứu. Sau này, gia đình của Einstein mới chấp nhận việc này. Harvey đã bảo quản một trong những bộ óc vĩ đại nhất thế giới trong lọ thuỷ tinh hay đôi khi đặt vào một hộp nước ép táo lên men dưới ngăn mát tủ bia.
Ông ta đã chia mẫu vật thành 240 khối và 1.000 mảnh cắt siêu nhỏ chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi và gửi tới các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Các nhà khoa học nghiên cứu não của Einstein đã kết luận rằng nó không bình thường, bởi nó nhẹ hơn trọng lượng trung bình của não bộ một người đàn ông trưởng thành, vùng não dưới lớn hơn bình thường khoảng 15%, và thiếu một kẽ hở là khe nứt Sylvian. Ngoài ra, bộ não của thiên tài vật lý thiếu một số thay đổi thoái hóa thường có ở một người 76 tuổi.
Một phần của bộ não được Harvey gửi đến khoa giải phẫu Bệnh viện Princeton. Từ đây, nhà thần kinh học Lucy Rorke Adams đã tặng lại 46 lát cho Bảo tàng Mtter để đảm bảo chúng an toàn trước khi bà qua đời vào năm 2011.
Đến nay, đây là mẫu vật quý giá nhất của bảo tàng lịch sử y học này. Khi soi qua kính hiển vi, người không chuyên có thể chỉ thấy các mảnh mô nho nhỏ có kích thước như một con tem, các nhánh và đường cong duyên dáng như các nhánh của một con sông. Những mảnh não còn lại này mặc dù không thể tiết lộ gì về bí ẩn đằng sau trí tuệ thiên tài của nhà vật lý, nhưng lại có sức hút khó cưỡng đối với du khách thập phương, các nhà khoa học, các sinh viên, học sinh…
“Khi nhìn vào những mảnh mô của một bộ óc vĩ đại nhất thế giới, tôi có cảm giác rùng mình và hào hứng. Ông ấy có thể nhìn thấy một thế giới khác biệt với chúng tôi, khai phá được những điều tuyệt vời mà hầu hết tất cả mọi người đều không thể thấy được” – cô Karen O’Hair, một du khách đến bảo tàng chia sẻ.
46 lát cắt não của Einstein. Ảnh – Muttermuseum.org
Sức hút giải đáp bí ẩn thiên tài
Lịch sử nhân loại luôn gắn liền với sự xuất hiện của các cá nhân hiếm hoi đã có những đóng góp mang tính đột phá cho mỗi lĩnh vực nhất định. Đơn cử, bà Murasaki Shikibu – người phụ nữ nổi tiếng nhất trong việc đổi mới văn học Nhật Bản. Hoạ sĩ, nhà điêu khắc Michelangelo được gọi là “bậc thầy” của nền hội hoạ nước Ý. Bà Marie Curie, nhà khoa học người Pháp gốc Ba Lan đã nhận được hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau là vật lý và hoá học với nghiên cứu chất phóng xạ.
Nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer là người đặt nền tảng cho lý thuyết siêu hình trong các lĩnh vực tâm lý học, mỹ học, đạo đức học, chính trị học và Phật học. Ông là người đã mở rộng tư duy của nhân loại về cách trải nghiệm thế giới, những danh nhân sau này ảnh hưởng bởi vị triết gia này chính là Friedrich Nietzsche, Wagner, Ludwig Wittgenstein, Sigmund Freud và nhiều người khác.
Còn về thiên tài vật lý người Đức Albert Einstein là những phát kiến vĩ đại về lý thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại. Các nhà khoa học hiện nay nhận định rằng phải mất một trăm năm, cộng hưởng với sức mạnh tính toán khổng lồ từ công nghệ máy móc tinh vi hiện đại mới có thể hoàn toàn chứng minh được chính xác lý thuyết của Einstein. Theo đó, nền vật lý hiện đại mới chứng minh được sự tồn tại của sóng từ trường trong chưa đầy 5 năm trở lại.
Quả thực, những thiên tài vĩ đại nhất của nhân loại đã giải đáp cho chúng ta biết về những bí ẩn của thế giới, của vũ trụ. Tuy nhiên, hiểu biết của chúng ta hiện nay về trí thông minh của họ vẫn còn là điều bí ẩn. Điều gì đã và đang diễn ra trong những bộ óc của thiên tài? Điều gì làm nên một thiên tài? Có thể thấy, đó đã và đang là một đề tài hóc búa, nhưng đầy hấp dẫn đối với các nhà triết gia, nhà tư tưởng, nhà khoa học từ trước tới nay. Đến người bình thường cũng cảm thấy thu hút bởi những bộ óc siêu việt, có trí tưởng tượng hơn người. Tuy nhiên, đến nay nguồn gốc của thiên tài vẫn chưa được phát hiện chính xác là từ đâu.
Có lẽ đó cũng chính là sức hút của 46 lát cắt não của Einstein trong một bảo tàng Mtter – một bảo tàng về giải phẫu và bệnh học có vẻ rùng rợn đối với phần lớn du khách.
Diệu Bảo
Theo baophapluat.vn
Ngôn ngữ của loài người có thể đã xuất hiện từ 20 triệu năm trước
Phân tích chi tiết các công trình nghiên cứu đặc điểm hành vi và giao tiếp bằng giọng nói của các loài linh trưởng
Nhóm khoa học quốc tế bác bỏ những lập luận chính của giả thuyết về nguồn gốc thanh quản (laryngeal descent theory - LDT) của ngôn ngữ và dự đoán thời điểm xuất hiện lời nói ở tổ tiên loài người có thể là vào 20 triệu năm trước.
Khả năng phát âm cụ thể của các loài linh trưởng, hoàn toàn cho phép chúng tạo ra một hệ như hệ giọng nói của con người - Ảnh : Fotolia
Theo Science Advances, ngôn ngữ hoàn chỉnh là tính năng độc đáo và phổ quát loài ở người, được truyền tải phổ biến bằng lời nói. Động vật giao tiếp theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả tiếng kêu, nhưng sự phức tạp về cấu trúc, tính linh hoạt và sự tích hợp của lời nói và ngôn ngữ ở người lớn hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì tìm thấy ở các loài khác. Hiểu được khoảng cách giữa hệ thống của con người và động vật là một công việc cực kỳ khó khăn.
Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng các loài linh trưởng từng có thể phát ra các nguyên âm tương phản (contrasting vowel) - một yếu tố chính của lời nói của con người. Điều này có nghĩa là tổ tiên của chúng ta có thể bắt đầu nói sớm hơn nhiều so với quan niệm từ trước đến nay.
Với thuyết thanh quản hạ thấp (laryngeal descent theory - LDT), người ta thường cho rằng lời nói từ tổ tiên của chúng ta đã xuất hiện khoảng 200.000 năm trước. Điều này là do khả năng độc đáo của những người hiện đại về mặt giải phẫu trong việc phát âm các nguyên âm tương phản nhờ vị trí thấp hơn của thanh quản so với các loài linh trưởng khác.
Từ cuối những năm 1960, xuất hiện một giả thuyết đã chiếm ưu thế trong nghiên cứu về sự phát triển của lời nói, theo đó, việc kéo dài thanh quản là bước đầu tiên trong sự xuất hiện của lời nói. Sau khi tổ tiên của người bắt đầu đi bằng hai chân, đầu quay lại được, giữ vị trí ngay phía trên cột sống, khiến thanh quản hạ xuống.
Thay đổi vị trí của thanh quản dẫn đến sự hình thành một khoang dài hơn gọi là hầu họng, chịu trách nhiệm tăng phạm vi và độ rõ của âm thanh phát ra. Vì các loài linh trưởng khác không có cổ họng như vậy, nên người ta đã kết luận rằng chúng không thể tái tạo âm thanh đặc trưng của lời nói đầy đủ.
Các nhà khoa học Pháp, Canada và Mỹ do Louis-Jean Bo từ Đại học Grenoble Alps (Pháp) đứng đầu, đã tiến hành phân tích chi tiết các công trình nghiên cứu đặc điểm hành vi và giao tiếp bằng giọng nói của linh trưởng và kết luận rằng vị trí thấp của thanh quản không là yếu tố giải phẫu cần thiết cho sự xuất hiện của lời nói. Theo các tác giả, khả năng phát âm cụ thể của các loài linh trưởng, hoàn toàn cho phép chúng tạo ra một hệ như hệ giọng nói của con người.
Các tác giả đã xây dựng sơ đồ lịch sử phát triển của cách phát âm ở loài linh trưởng và kiểm tra các yếu tố tiến hóa cần thiết cho sự xuất hiện của lời nói, sau đó họ đưa ra 3 kết luận chính.
Thứ nhất, vị trí thấp của thanh quản không phải là một đặc điểm ngoại lệ của loài người.
Thứ hai, để có được các nguyên âm tương phản (contrasting vowel), không cần phải có vị trí thanh quản thấp.
Thứ ba, các loài linh trưởng không giống người hiện đại vẫn có khả năng tạo ra âm thanh tương phản mà không cần thanh quản hạ thấp.
Những phát hiện của công trình nghiên cứu mới này bác bỏ những lập luận chính của giả thuyết về nguồn gốc thanh quản của lời nói, đẩy lùi thời điểm xuất hiện của lời nói có thể vào 20 triệu năm trước.
Nhà nghiên cứu Louis-Jean Bo kết luận rằng từ giờ, không bị trói buộc với thực tế về sự xuất hiện của thanh quản bị hạ thấp (laryngeal descent theory - LDT), chúng ta có thể xem xét các giả thuyết đa dạng nhất về sự xuất hiện của ngôn ngữ mà không giới hạn thời gian. Và dù hiển nhiên là lời nói góp phần truyền tải kiến thức nhưng liệu có nên coi lời nói là động cơ chính của sự phát triển nhận thức sớm hay không.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Tại sao côn trùng lại có kích thước nhỏ bé như vậy? Vì sao con gián mất đầu mà vẫn có thể sống và hô hấp bình thường? Chắc hẳn hồi còn bé ai cũng từng một lần giết những con côn trùng và chắc hẳn sẽ có một vài người cảm thấy tò mò về những chất có màu trắng hay vàng thoát ra thay vì máu như trên cơ thể con người. Hình minh họa Khi bạn nghe được rằng nếu khi cắt đầu của một con gián, nó...