Ở nơi chưa phát hiện ca nhiễm Covid-19 nào
Nhiều bạn trẻ dân tộc vùng sâu ở H.Lạc Dương (Lâm Đồng) tình nguyện trực chốt ngày đêm để quyết giữ vững “vùng xanh” cho buôn làng.
Chốt kiểm soát bảo vệ vùng xanh đầu thôn 1 xã Đa Nhim, H. Lạc Dương. Ảnh LÂM VIÊN
Huyện Lạc Dương là địa phương có trên 70% dân số là đồng bào dân tộc ít người, hiện là 1 trong 4 huyện của tỉnh Lâm Đồng chưa có ca nhiễm Covid-19, nhiều bạn trẻ dân tộc đang chung tay quyết giữ vững “vùng xanh” buôn làng trước đại dịch Covid-19.
Đoàn viên, thanh niên hướng dẫn người dân khai báo y tế tại chốt bảo vệ vùng xanh thôn Đarahoa, xã Đa Nhim, H. Lạc Dương. ẢNH: LÂM VIÊN
Ngày 24.8, ông Cill Poh, Phó chủ tịch UBND H. Lạc Dương cho biết đến nay huyện chưa phát hiện ca nhiễm Covid-19 nào, nhưng Lạc Dương giáp ranh TP.Đà Lạt và địa bàn tỉnh Khánh Hòa nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập địa bàn là rất cao. Do đó, ngoài hai chốt kiểm soát trên quốc lộ 27C (từ phía Khánh Hòa lên xã Đạ Nhim và từ TP. Đà Lạt vào xã Đạ Sar), trong gần 1 tháng qua, huyện còn lập thêm 34 chốt bảo vệ vùng xanh ở mỗi buôn làng, khu phố để phòng, chống dịch Covid-19.
Video đang HOT
Ghi lại tên tuo6u3, số điện thoại của lái xe khi vào thôn 1 xã Đa Nhim (H. Lạc Dương). ẢNH: LÂM VIÊN
Đầu con đường dẫn vào thôn Đarahoa (xã Đa Nhim, Lạc Dương), trong 3 tuần qua hình thành chốt trực “dã chiến” để kiểm tra phòng dịch Covid-19 đối với xe cộ và người vào thôn. Trạm này được UBND Xã Đa Nhim giao cho Đoàn xã đảm nhận.
Chị Kơ Să Ka Liêm (Bí thư Đoàn xã Đa Nhim) cho biết thêm mỗi ngày tại chốt luôn có 4 thành viên trực từ 7 giờ sáng đến 21 giờ. Lực lượng ở chốt bảo vệ có nhiệm vụ hướng dẫn người dân vào địa bàn khai báo y tế, cập nhật thông tin cá nhân để tiện cho việc truy vết phòng dịch Covid-19. Khi khai báo đầy đủ, lực lượng chốt mới kéo barrie cho xe và người di chuyển vào.
Bãn Thùy Dung trực chốt vào thôn Đarahoa, xã Đa Nhim (Lạc Dương). ẢNH: LÂM VIÊN
Bạn Trương Thị Thùy Dung và Trần Thảo Ly (học sinh Trường THCS- THPT Đa Nhim) trực chốt ở thôn Đarahoa tỏ bày: “Dù có vất vả vì nắng nóng một chút nhưng bù lại chúng em được bà con trong buôn đi làm qua chốt tặng thức ăn, nước uống, rau xanh và cả hoa lyli…nên chúng em cảm thấy rất vui, qua đây thấy sự đồng lòng của mọi người trong việc giữ vững “vùng xanh” của buôn làng”.
Còn ông Hoàng Ngọc Tú, Phó Bí thư Đảng ủy xã Đa Nhim nhận xét: “Trước đây bà con trong buôn làng chưa có ý thức và trách nhiệm trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Nhưng từ khi có các chốt của tổ tự quản bảo vệ “vùng xanh”, bà con đã chấp hành tốt việc đeo khẩu trang, khai báo y tế khi ra vào địa bàn, khi đi mua hàng hóa, thực phẩm…”.
Hai bạn trẻ tình nguyện trực tại chốt vào thôn 3 xã Đa Nhim (Lạc Dương). ẢNH: LÂM VIÊN
Tương tự, tại xã Đạ Sar (Lạc Dương) từ đầu tháng 8.2021 đến nay có 6 chốt Tổ tự quản bảo vệ “vùng xanh”. Ông Păng Ting Doanh, Tổ trưởng tổ tự quản bảo vệ “vùng xanh” thôn 1, xã Đạ Sar cho biết tổ có 7 người, trong đó có đoàn viên, thanh niên, dân quân cùng tham gia trực từ 6 giờ sáng đến 21 giờ, bất kể trời nắng hay mưa.
Tại chốt, tất cả các phương tiện ô tô, người đi xe máy khi vào địa bàn thôn 1 (Đạ Sar) đều phải khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt phòng chống dịch Covid-19. Đối với những ô tô chở hàng từ nơi khác đến, đội trực chốt cẩn thận ghi lại biển số xe, giờ vào thôn, danh tính, số điện thoại của lái xe, đồng thời nhắc nhở lái xe không xuống xe để phòng dịch.
Chốt bảo vệ “vùng xanh” ở xã Đa Nhim, H. Lạc Dương. ẢNH: LÂM VIÊN
Cũng theo ông Hoàng Ngọc Tú, không chỉ tuân thủ qui định phòng, chống dịch Covid-19, đến nay bà con các dân tộc trong xã ủng hộ cho 6 chốt tự quản “vùng xanh” của xã Đa Nhim được gần 53 triệu đồng, ngoài ra thường xuyên ủng hộ nước uống, cơm… Mới đây, hai cháu Trần Minh Quân (8 tuổi) và Trần Minh Khang (7 tuổi, ở thôn 1), đập heo được 4 triệu đồng, hai cháu dành 3 triệu đồng nhờ cha mẹ ủng hộ Tổ Covid cộng đồng thôn 1 để tiếp sức bảo về “vùng xanh”.
Ông Cill Poh cho biết thêm, huyện Lạc Dương tuy còn nhiều khó khăn nhưng người dân rất có trách nhiệm chung tay vì cộng đồng. Nhiều chị em phụ nữ, giáo viên, đoàn viên nhiệt tình tham gia nấu nướng, cung cấp các suất ăn trưa, tối cho lực lượng chốt kiểm dịch Covid-19… hy vong với sự đồng lòng của người dân huyện sẽ giữ vững “vùng xanh” cho các buôn làng trên toàn huyện.
Lâm Đồng tiếp nhận 130 máy oxy dòng cao và máy thở
Tỉnh Lâm Đồng đã tiếp nhận 120 máy oxy dòng cao và 10 máy thở chức năng cao được tài trợ. Khối thiết bị này đã được đưa vào sử dụng điều trị COVID-19.
Ngày 24-8, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức tiếp nhận 120 máy oxy dòng cao và 10 máy thở chức năng cao. Trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, các cơ quan y tế cũng như người dân đều đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong sinh hoạt lẫn công tác điều trị, các thiết bị y tế được trao tặng lần này sẽ góp phần giúp địa phương kiểm soát dịch bệnh, đồng thời mở ra cơ hội được cứu chữa kịp thời cho những bệnh nhân COVID-19.
Y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa 2 tỉnh Lâm Đồng được tập huấn sử dụng thiết bị y tế do Tập đoàn Novaland và Công ty Vạn Trường Thành tặng - Ảnh: GIA THỊNH
Theo ông Nguyễn Đức Thuận, giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng: "Từ các điểm tiếp nhận thiết bị y tế, các y bác sĩ tâm sự rằng thiết bị không chỉ dùng để chuyên điều trị COVID-19 mà còn cấp cứu các ca bệnh nặng. Thiết bị được sử dụng ngay khi đến nơi và nhiều bệnh nhân đã được cứu sống. Với các bác sĩ, có thiết bị để tăng khả năng cứu người là điều giá trị nhất. Chúng tôi ghi nhận sự hỗ trợ để có thể nâng cao năng lực cấp cứu và điều trị bệnh tại Lâm Đồng".
Các thiết bị y tế được trao tặng lần này là sự chung tay đến từ Tập đoàn Novaland và Công ty Vạn Trường Thành (Viện Khoa học công nghệ nông nghiệp ASEAN). Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chung tay góp phần tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa sự hỗ trợ về các trang thiết bị y tế chuyên dụng, cấp thiết, công nghệ cao phục vụ trong công tác phòng, chống và điều trị dịch bệnh được hiệu quả và nhanh chóng hơn được Novaland đã và đang triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Ông Võ Ngọc Hiệp, chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, cho biết buổi tiếp nhận thuần là một buổi lễ ghi nhận đóng góp của nhà tài trợ. Thực tế thiết bị y tế đã được đưa vào sử dụng tại 2 bệnh viện thực hiện điều trị COVID-19 của tỉnh Lâm Đồng là Bệnh viện Nhi và Bệnh viện Đa khoa 2. "Điều này cho thấy món quà từ đơn vị tài trợ rất có giá trị và cần thiết với công tác chống dịch COVID-19 tại tỉnh Lâm Đồng. Chúng tôi rất trân trọng và cam kết sử dụng có hiệu quả trong điều trị COVID-19 cũng như hoạt động cấp cứu, điều trị các bệnh hiểm nghèo sau này". "Chỉ 3 ngày sau khi Novaland gọi điện thoại cho lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng bày tỏ nguyện vọng hỗ trợ thì thiết bị y tế đã được chuyển đến cho chúng tôi. Khối thiết bị này đến đúng lúc xuất hiện ổ dịch tại Xuân Trường - Trạm Hành (Đà Lạt) và ngay lập tức được phân bổ để mau chóng điều trị cho bệnh nhân COVID-19", ông Hiệp chia sẻ thêm.
Thêm thiết bị y tế, tiếp sức cho Lâm Đồng chống dịch.
Bên cạnh Lâm Đồng, tập đoàn cũng triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nhiều địa phương khác trên cả nước trong công cuộc đẩy lùi đại dịch như Siêu thị 0 đồng - trao 200.000 phần quà hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 tại TP.HCM; đồng hành cùng Quỹ vắc xin; sát cánh cùng TP.HCM trong việc thành lập bệnh viện dã chiến thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19, trung tâm hồi sức tích cực và khu cách ly y tế tập trung; trao tặng thiết bị y tế cấp thiết phòng, chống dịch COVID-19 đến TP.HCM, Bình Thuận, Phú Yên, Đồng Nai như hệ thống tách chiết DNA-RNA tự động nhằm sử dụng xét nghiệm nhanh COVID-19, máy Real-time PCR nguyên khối, tủ tách chiết DNA/RNA bán tự động, tủ đặt phản ứng PCR bán tự động, máy monitor...
Trước đó, Tập đoàn Novaland cũng đồng hành trong nhiều hoạt động hỗ trợ an sinh xã hội và phát triển cộng đồng tại một số khu vực của tỉnh Lâm Đồng như phát động trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh; trao tặng 2.000 phần quà đến người dân bị dịch COVID-19 ảnh hưởng.
Lên phương án đón thai phụ từ vùng dịch về lại Lâm Đồng UBND tỉnh Lâm Đồng đang ghi nhận danh sách để lên kế hoạch đón thai phụ ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam về sinh con tại địa phương. Một thai phụ đang chờ làm thủ tục để về lại Lâm Đồng bằng xe cứu thương - Ảnh: M.VINH Ngày 20-8, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản gửi các sở ngành,...