Ở nơi chăm sóc những người khóc cười vô cớ
Tiếng la hét lẫn trong tiếng khóc cười hỗn độn, thậm chí họ còn hành hung những nhân viên chăm sóc. Đó là chuyện thường ngày diễn ra tại Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).
Chốn dừng chân của người tâm thần
Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) có hơn 500 bệnh nhân tâm thần ở trong và ngoài tỉnh. Người bệnh ở đây chủ yếu là người nghèo, gia đình không có điều kiện để chăm sóc, người lang thang không có người thân chăm sóc, số ít người lâu lâu mới có người thân vào thăm nuôi.
Những bệnh nhân bị tâm thần ở Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định)
Nơi đây chính là ngôi nhà chung cho những bệnh nhân tâm thần mà người đời vẫn quen gọi bằng giọng kỳ thị “người điên” nương thân đến cuối đời. Chứng kiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những người bệnh, chúng tôi mới phần nào hiểu được thế giới hoàn toàn khác so với những nơi chăm sóc bệnh nhân bình thường.
Mỗi người bệnh có một kiểu biểu hiện, người thu mình trong góc tối của căn phòng, người lang thang trong khuôn viên miệng thao thao bất tuyệt những từ khó hiểu; có người la hét, lên cơn điện dại, đập phá bàn ghế…
Dẫn chúng tôi vào thăm khu chăm sóc dành cho những bệnh nhân nam, anh Võ Khánh Hảo (29 tuổi, quê tận xã An Hòa, huyện An Lão) – nhân viên trợ giúp, chăm sóc người bệnh tại trung tâm nói: “Ở đây là vậy! Lúc bình thường bệnh nhân cũng ngồi trò chuyện vui vẻ hay bàn luận những bộ phim, thông tin trên báo chí. Nhưng khi lên cơn họ cũng hung dữ quậy phá, bệnh nhân cự lộn với nhau là chuyện xảy ra thường ngày. Thậm chí, nhân viên chăm sóc còn bị chửi mắng, hành hung là bình thường. Những lúc đó, mình phải mềm mỏng, nắm được tâm lý người bệnh mà khuyên can họ”.
Qua những câu chuyện mà các cán bộ đang công tác tại trung tâm kể thì mỗi người bệnh có những nỗi niềm riêng. Có người học nhiều quá rồi cũng phát bệnh, có trường hợp do bi quan từ những việc xảy ra trong cuộc sống dẫn đến bệnh trầm cảm rồi thành người điên khi nào chẳng hay. Dù vậy, khi tâm trí bình tĩnh họ cũng ao ước về tương lai, hạnh phúc như bao người bình thường.
“Có bệnh nhân tên Th. có vợ con đàng hoàng, sau tai nạn giao thông chấn thương sọ não để lại di chứng khiến anh thành người khùng khùng ảnh hưởng tới vợ con, hàng xóm xung quanh. Khi mới vào trung tâm, anh T không tiếp xúc với ai, lánh mặt mọi người. Thế nhưng, khi bình tâm anh cũng tâm sự về ước mơ được quay lại làm nghề thợ hồ như trước đây. Nhưng ước mơ lớn nhất là được bình phục trí nhớ để về nhà chăm lo cho vợ con”, anh Hảo kể lại.
Video đang HOT
Nơi sẻ chia yêu thương
Đến Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn, ngoài sự cảm thông với những mảnh đời mang trong mình căn bệnh xã hội này. Ở đây, còn có tình yêu thương của đội ngũ cán bộ trung tâm, nhất là sự nhẫn nại của những nhân viên trực tiếp chăm sóc cho người bệnh. Ở họ không chỉ có bản lĩnh, có một tinh thần “thép” mà còn có trái tim biết sẻ chia nỗi đau với người bệnh.
Việc chăm sóc, trợ giúp cho những bệnh nhân nam luôn là vấn đề khó khăn với cán bộ ở Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn
Tốt nghiệp chuyên ngành Lao động tiền lương – Bảo trợ xã hội, nhưng chị Nguyễn Thị Thu Hảo (ở xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn) không nghĩ chị sẽ gắn bó với việc chăm sóc người bệnh tâm thần. “Học xong trở về quê mình không nghĩ sẽ xin vào làm việc tại trung tâm. Ban đầu mình chưa hình dung công việc ra sao nên khi tiếp xúc cũng hơi sợ, nhưng lâu rồi thành quen. Thực ra, người tâm thần ngoài lúc lên cơn thì hung hăng nhưng khi tỉnh họ rất đáng thương”, chị Hảo chia sẻ.
Người ta bảo, nghề chọn người chứ người sao chọn được nghề. Thế nhưng, với chị Hảo cũng như bao cán bộ trung tâm đều xuất phát từ tình thương, đồng cảm với người bệnh. Bởi có chứng kiến bệnh nhân sinh hoạt, mới hiểu công việc của những cán bộ trung tâm như chị Hảo không hề nhẹ nhàng. Với người bệnh nhẹ, chỉ cần thường xuyên giám sát, nhắc nhở thì người bệnh sẽ tự vệ sinh cá nhân, chỗ ăn ở gọn gang. Nhưng với người bệnh nặng thì mọi việc từ tắm rửa, ăn uống… đều do bàn tay những cán bộ trung tâm chăm sóc tận tình.
Lúc bình thường họ là những người dễ gần.
“Chăm sóc trẻ con còn dễ, chứ chăm sóc người bệnh nhân tâm thần cực lắm. Có khi đang ăn cơm thì ra đi tắm, họ làm theo ý họ. Đến bây giờ tôi không nghĩ sẽ gắn bó lâu dài với công việc này. Bạn bè nhiều khi hay trêu đùa, sao chọn cái nghề gì mà vừa khổ vừa nguy hiểm. Hay tiếp xúc lâu ngày mi bị “điên” theo họ rồi”, chị Hảo cười chia sẻ.
Ông Võ Khắc Trực, Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính cho biết: “Những bệnh nhân vào trung tâm thường là bệnh nặng hết cách chữa nên họ gắn hết cuộc đời ở đây. Chỉ một số rất ít khi bệnh tình giảm được ra đình đưa về nhà chăm sóc nhưng không bao lâu lại vào lại trung tâm. Người bệnh vào đây được chăm sóc tận tình như người thân. Từ cái ăn đến ngủ nghỉ, thậm chí người bệnh nặng phải chăm sóc kỹ hơn đứa trẻ”.
Doãn Công
Theo Dantri
Lạ lùng thương lái săn lùng mua lá trầu không
Thời gian qua, tại một số xã thuộc huyện miền núi An Lão (tỉnh Bình Định) người dân đổ xô lên rừng hái lá trầu để bán. Qua tìm hiểu, nguyên nhân là do thương lái thu mua với giá 45.000 nghìn đồng/kg, gấp 10 lần so với trước đây.
Dù không biết đám thương lái xa lạ lùng sục tận thu trầu với mục đích gì, nhưng thu nhập cao nên nông dân vẫn kéo nhau lên trừng vơ vét lá trầu.
Ráo riết tận thu lá trầu
Thời gian qua, việc mua bán lá trầu diễn ra rầm rộ nhất tại các xã An Quang, An Hòa và An Hưng (huyện An Lão) khiến những dây trầu trồng ở vườn nhà và mép rừng bị vặt sạch, chỉ trơ lại dây. Bây giờ, người dân muốn hái lá trầu phải đi vào tận rừng sâu, quãng đường đi mất hơn 3 tiếng đồng hồ và phải đem theo cơm ăn đến chiều tối mới về. Tuy vậy, dòng người đi săn lùng lá trầu vẫn đông đảo bởi giá trầu từ 5.000 tăng lên 45.000 đồng/kg, lúc cao điểm.
Một thương lái đang thu mua lá trầu
Chị Đinh Thị Lai (33 tuổi, ở thôn 4, xã An Quang), một người đi hái lá trầu cho biết: "Từ sau Tết đến nay, một số gia đình có vườn trầu riêng bán cũng được bộn tiền. Nhưng khi hái hết vườn trầu của mình, họ cũng tranh thủ vào rừng hái để kiếm thêm. Thấy lá trầu có tiền, dân làng đổ xô vào rừng hái đem về bán nên mình cũng theo bà con vào rừng hái trầu".
Anh Nguyễn Văn Lợt (40 tuổi, ở thôn 3, xã An Quang) thật thà: "Thời gian đầu, thấy nhiều người đổ xô hái lá trầu để bán với số lượng lớn nên tôi thấy rất lạ. Mình đi làm nương rẫy khổ cực mà không có tiền, còn nhiều người đi hái lá trầu bán có nhiều tiền nên tôi cũng vào rừng hái đem về bán. Thấy vậy, tôi cũng vào rừng hái, mỗi ngày hái được hơn 7kg, kiếm hơn 300.000 đồng, sướng hơn đi rẫy rất nhiều. Việc nương rẫy thì tạm gác đó vì mình không đi hái thì người khác sẽ hái hết mất...".
Theo người dân phản ánh, việc thu mua lá trầu một cách lạ lùng của thương lái bắt đầu từ sau Tết Giáp Ngọ 2014. Ban đầu việc thu mua nhỏ lẻ và giá cả thấp chỉ từ 5.000-10.000 đồng/kg, nhưng lúc cao điểm lá trầu lên đến 45.000 đồng/kg.
Sau khi người dân hái lá trầu về xong thì đến bán cho những 4 điểm thu mua lớn, tập trung chủ yếu ở xã An Hòa. Khi thu mua đủ số lượng lớn, thương lái chất lên xe đưa xuống quốc lộ để chuyển ra miền Bắc và xuất khẩu.
Cần cảnh giác với thương lái Trung Quốc
Theo một người thu mua trầu ở xã An Hòa (huyện An Lão) cho biết, mỗi ngày điểm này thu mua từ 120-200kg lá trầu, với giá từ 35.000-45.000 đồng/kg. Sau đó thuê người sắp xếp lại gọn gàng thành từng luống trong bao ni lông rồi đến 4 giờ chiều thương lái từ ngoài Bắc lái xe đến nhận hàng, sau đó chở đi đâu thì không ai biết.
Việc thu mua lá trầu lạ lùng này đã khiến đời sống của người dân nơi đây bị xáo trộn. Nhiều người bỏ nương rẫy đi săn lùng lá trầu bán kiếm tiền, còn người có rừng, có rẫy thấy lá trầu có giá trị lại phải lo đi canh giữ.
Ông Giã Tấn Sơn, cán bộ nông nghiệp xã An Quang, cho biết: "Thời gian vừa qua, bỗng nhiên thương lái thu mua lá trầu với gia cao nên người dân địa phương đổ xô đi hái lá trầu về bán để lấy tiền. Lá trầu trước đây nhiều khi vàng úa rồi khô rụng vì chẳng làm gì hết nay lại rất khan hiếm. Việc ai mua và để làm gì thì nông dân không biết được mà họ cũng chẳng quan tâm. Chúng tôi cũng chỉ nghe nói là thương lái Trung Quốc thu mua, còn mục đích sử dụng ra sao thì chúng tôi chưa nắm được".
Theo ông Phạm Minh Tâm, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Lão, xác nhận việc người dân ở địa phương vào rừng đi hái lá trầu về bán là có thật. Việc thu mua giữa thương lái và nông dân diễn ra bình thường, chưa có dấu hiệu lừa đảo. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thường xuyên theo dõi diễn biến sự việc, đồng thời cũng khuyến cáo bà con nên cẩn thận với những hành vi lừa đảo, không minh bạch.".
Lá trầu được xếp gọn để chuyển đi tiêu thụ
Việc lá trầu đắt giá, việc thu mua lạ lùng nghi của thương lái Trung Quốc khiến người ta nhớ đến bài học về cây cau khoảng 6 năm trước ngay tại An Lão. Lúc đó, thị trường cau trái rất sôi động, lôi cuốn cả người mua, người bán. Việc mua bán theo kiểu tận diệt, cau non, cau tươi được mua ồ ạt, sơ chế tại chỗ rồi bán sang Trung Quốc, Thái Lan. Thế nhưng, chỉ được thời gian thì nước bạn này không mua cau nữa khiến cho các đại lý thu gom ôm hàng tấn cau "chết đứng".
Đại Nguyễn - Doãn Công
Theo Dantri
Tiêu hủy hơn 4 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc Đội kiểm soát Hải quan số 1, Cục Hải quan Quảng Ninh vừa phối hợp với các lực lượng chức năng TP Móng Cái tiến hành tổ chức tiêu hủy hơn 4 tấn hàng nông sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Theo thông tin ban đầu, vào đêm 20/11 và 21/11, trong quá trình làm nhiệm vụ tại khu vực Mốc 1369(2)...