Ở những nơi này, nông dân có tiền tỷ nhờ nuôi bò “lực sĩ”
Vài năm nay, nhờ giá bò thịt tăng cao, nhiều nông dân vùng Đông Nam Bộ đã đầu tư nuôi bò siêu thịt với giống ngoại, như: BBB, Brahman…
Bò “lực sĩ” nuôi bằng công nghệ cao
2 năm trước, tại xã An Phú (Củ Chi) hình thành một trại nuôi bò “lực sĩ” khá quy củ với công nghệ cao, giống đặc chủng siêu thịt…
Chủ nhân của trại là ông Ba Nhoai – nguyên Giám đốc trại bò sữa TP.HCM. Tháng trước, sau khi bán xong đàn bò siêu thịt hơn 100 con, ông Ba Nhoai vừa nhập chuồng 60 con bò siêu thịt với giá 30 triệu đồng/con (200kg/con).
“Trên thị trường, giá thịt bò đang tăng cao. Giá bò hơi tại chuồng thương lái đang thu mua là 80.000 đồng/kg. Tôi khá yên tâm với đầu ra cho đàn bò siêu thịt lúc này” – ông Ba Nhoai thổ lộ.
Trước đây, anh Trần Huy Tiến ( phường Tân Thiện, Đồng Xoài, Bình Phước) làm nghề ươm và sản xuất cây cao su giống cung ứng thị trường. Do giá mủ xuống thấp nên việc sản xuất cây giống gặp nhiều khó khăn về đầu ra.
Trại nuôi bò siêu thịt của ông Ba Nhoai (Củ Chi, TP.HCM). Ảnh: T.Đ
Vì vậy, anh Tiến đầu tư chuồng trại chăn nuôi bò sinh sản với 60 con bò cái, gồm các giống: Lai Sind, Charolais, Brahman, Angus…
Hiện, bình quân mỗi tháng sau khi trừ chi phí anh thu lời không dưới 50 triệu đồng. Anh Tiến cho biết, nhu cầu mua bò giống và bò thịt của khách hàng trong tỉnh đang tăng khá cao, đây là cơ hội cho người chăn nuôi trong vùng.
Video đang HOT
Theo Sở NNPTNT TP.HCM, hiện thành phố có khoảng 60.000 con bò thịt. Hầu hết, số bò này đang tập trung tại huyện Củ Chi. Bà Nguyễn Thị Liễu Kiều – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cho biết, chăn nuôi bò thịt lai giống ngoại đang là định hướng phát triển lâu dài của thành phố. Các nông hộ đang sử dụng các dòng tinh bò thịt cao sản, như: BBB, Red Angus, Droughtmaster, Brahman để phối giống.
Theo đó, Chương trình giống bò thịt tại thành phố gồm giai đoạn 1 (2016 – 2020) là chọn tạo đàn bò hướng thịt nền phù hợp để tạo ra con lai theo hướng thịt. Năm 2020, tổng đàn bò thịt đạt 30.000 con, đàn bò nền đạt 30% tổng đàn bò thịt.
Hàng năm cung ứng 10.000 tấn thịt bò hơi và 7.000 con bò cái giống, trọng lượng trưởng thành đạt 300 – 350kg, tỷ lệ thịt xẻ 50 – 55%.
Giai đoạn 2 (2021 – 2030) là đàn bò thịt cao sản đạt 40.000 con, trong đó hình thành con giống bò chuyên thịt. Hàng năm cung cấp cho thị trường 15.000 tấn thịt bò hơi. Đến năm 2030, trọng lượng trưởng thành 350 – 400kg, tỷ lệ thịt xẻ 55 – 60%. Hình thành chuỗi liên kết sản xuất và xây dựng thương hiệu giống bò thịt.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước cũng đang triển khai kế hoạch nâng cấp đàn bò giống trên địa bàn. Dự án ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN) trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại Bình Phước được triển khai thực hiện từ tháng 7/2019 đến tháng 5/2022. Tổng kinh phí dự án 8 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Trung tâm KHCN tỉnh Bình Phước cho biết, tỉnh này đang triển khai dự án ứng dụng tiến bộ KHCN trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Ông Hiếu tính toán, từ 60 bò cái Brahman ban đầu, giá trị 33,75 triệu đồng/con.
Sau khi kết thúc dự án, giá trị tăng lên của mỗi con là 43,9 triệu đồng. 81 bê sinh ra từ 60 bò cái ban đầu, khi kết thúc dự án bê khoảng 12 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 200kg, giá trị bê đạt 29,8 triệu đồng/con.
Như vậy, tổng giá trị tăng lên từ 60 bò cái Brahman ban đầu và 81 bê sinh ra là hơn 5 tỷ đồng. Theo tính toán của các chuyên gia nông nghiệp, tỷ lệ thịt xẻ của bò lai Sind thấp chỉ khoảng 45%. Trong khi đó, tỷ lệ này khá cao ở các giống bò nhập nội, đặc biệt là bò Úc tỷ lệ thịt xẻ lên đến 50-55%.
Vợ ông Lương Hữu Phước lần đầu chia sẻ sau cái chết của chồng
Ngay sau khi TAND Cấp cao tại TP.HCM có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc liên quan đến ông Lương Hữu Phước, phóng viên Dân Việt đã quay trở lại TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và có cuộc trò chuyện với bà Lê Thị Tư (vợ ông Phước).
Bà Lê Thị Tư, vợ ông Lương Hữu Phước cung cấp các tài liệu cho PV Dân Việt. Ảnh: Cao Hùng
Căn nhà nhỏ của vợ chồng ông Phước mấy ngày gần đây có nhiều người ra vào để thắp hương và động viên bà Tư. Tiếp chuyện phóng viên Dân Việt, câu đầu tiên người vợ này nói là sẽ tiếp tục kêu oan cho chồng và cung cấp toàn bộ hồ sơ vụ việc cho chúng tôi.
"Tôi và luật sư đã biết vụ việc của chồng tôi được kháng nghị giám đốc thẩm. Tôi sẽ tiếp tục kêu oan để tìm công lý cho chồng " - vợ ông Phước nhấn mạnh.
Bà Tư chia sẻ, sau khi lo hậu sự cho chồng xong, ngày 1/6 bà có làm đơn gửi TAND tỉnh Bình Phước xem xét tạo điều kiện cho gia đình đến trụ sở tòa án làm lễ cúng rước vong hồn ông Phước về thờ cúng. Tuy nhiên, ngày 4/6, TAND tỉnh Bình Phước có văn bản trả lời không chấp nhận vì đề nghị không có cơ sở.
Clip: Vợ ông Lương Hữu Phước chia sẻ với phóng viên Dân Việt.
Theo bà Tư, trước khi chết ông Phước không trăn trối gì nhưng lúc nào ông cũng nói "đi tù thì đi tù nhưng oan quá". Những ngày gần đến phiên xử, ông Phước buồn hơn, cứ đi ra đi vào và trầm tư hơn trước.
"Trước khi đến phiên xử chồng tôi có nói là ngày 26/5 là xét xử và y án, còn ngày 29/5 tòa hẹn ra để tuyên án và nhận quyết định. Khoảng 8h30 ngày 29/5 chồng tôi rời khỏi nhà, đến 10h thì trở về. Lúc về ông ấy không nói gì cả, cũng không ăn cơm mà lên ghế nằm rồi bấm điện thoại" - bà Tư nhớ lại.
Nói đến đây, bà Tư bật khóc và kể tiếp, ông Phước nằm trên ghế đến 13h mới xuống ăn cơm trưa, ăn xong thì ngồi chơi và xem điện thoại tiếp. Tuy nhiên, đến khoảng 15h, ông Phước đi ra trước nhà và nói với cháu nội rằng "ông quyết định rồi, ông sẽ đi ở tù" rồi đi ra khỏi nhà. Khoảng 30 phút sau, công an đến nhà và nói ông Phước đã nhảy lầu.
Cuối buổi trò chuyện bà Tư mong muốn Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ xem xét lại vụ án một cách công tâm, khách quan để xử lý đúng người, đúng tội và trả lại công bằng cho ông Phước.
Trong khi đó, luật sư Dương Vĩnh Tuyến (người bào chữa cho ông Lương Hữu Phước) cho rằng, TAND cấp cao tại TP.HCM đã kịp thời khi xem lại vụ án trước bức xúc của dư luận.
Hiện luật sư Tuyến đang phối hợp với người thân của ông Phước soạn đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xét xử lại vụ án theo hướng tuyên ông Phước không phạm tội.
Vị luật sư này nêu quan điểm, tòa sơ thẩm lần 2 đã không xem xét thấu đáo các vấn đề về vận tốc của xe Lâm Tươi, không đánh giá kỹ lời khai của nhân chứng. Từ đó kết tội ông Phước một cách chưa khách quan.
TAND cấp cao tại TP.HCM đã kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc liên quan ông Lương Hữu Phước.
Trước đó, như đã thông tin, ông Lương Hữu Phước là bị cáo trong vụ án Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ xảy ra năm 2017. Bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 3 năm tù giam, ông Phước đã kháng cáo kêu oan. Trong phiên tòa phúc thẩm sáng 29/5, TAND tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm.
Kết thúc phiên xử, ông Phước về nhà. Tuy nhiên, chiều cùng ngày, người đàn ông này đi lên lầu 2 trụ sở TAND tỉnh Bình Phước, tay cầm chai thuốc trừ sâu. Một lúc sau, những người ở tòa án nghe tiếng động lớn chạy ra thì thấy ông Phước nằm bất động ở dưới sân. Ông Phước được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng tử vong sau đó.
Tối 5/6, lãnh đạo TAND cấp cao tại TP.HCM ký quyết định kháng nghị vụ án tai nạn giao thông xảy ra tại Bình Phước.
Theo đó, kháng nghị cho rằng bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bình Phước và bản án sơ thẩm của TAND TP.Đồng Xoài chưa làm rõ nhiều vấn đề như: Lời khai của Lâm Tươi, chưa giám định tốc độ xe của Lâm Tươi.
Từ đó, TAND cấp cao tại TP.HCM kháng nghị theo hướng hủy cả hai bản án để điều tra, xét xử lại.
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ ông Lương Hữu Phước, diễn biến tiếp theo sẽ thế nào?
Thanh niên dùng dao tự sát trên xe taxi Nam thanh niên ngồi trên xe taxi rồi dùng dao tự cắt vào vùng cổ của mình. Chiều 2-6, Công an phường Tân Phú (TP Đồng Xoài, Bình Phước) cho biết đã bàn giao PVT (20 tuổi) cho người nhà để quản lý, chăm sóc. Người dân kịp thời khống chế T. đưa đi bệnh viện cấp cứu. Ảnh: Người dân cung cấp...