Ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng đến sức khoẻ lá phổi thế nào?
Hầu hết mọi người đều cho rằng ô nhiễm là tình trạng khói bụi, sương muối,… xảy ra ngoài trời. Tuy nhiên ô nhiễm không khí trong nhà cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của bạn.
Chất lượng không khí trong nhà kém, nói cách khác là ô nhiễm không khí trong nhà có liên quan trực tiếp tới những bệnh về phổi như hen suyễn, dị ứng, phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi,… chưa tính tới những ảnh hưởng tiêu cực với các cơ quan khác.
Thử nghĩ xem, một ngày bạn có bao nhiêu thời gian hoạt động ngoài trời và bao nhiêu thời gian hoạt động trong nhà, trong phòng làm việc? Theo ERS thì thực tế chúng ta có thể dành thời gian của mình tới 90% là ở trong nhà. Do đó mà chất lượng không khí trong nhà có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe lá phổi nói riêng và sức khỏe nói chung.
Một số người đang có tiền sử về bệnh phổi sẽ có nguy cơ nặng hơn nếu bị tác động bởi ô nhiễm không khí trong nhà. Đặc biệt, nhóm người này lại thường xuyên ở trong nhà dẫn tới nguy cơ càng cao hơn nữa!
1. Ô nhiễm không khí trong nhà là gì? Đến từ đâu?
Ô nhiễm không khí trong nhà có thể bắt nguồn từ nhiều nơi ví dụ như từ khí đốt máy sưởi, mùi nội thất, những hóa chất rửa tẩy, hệ thống làm mát, thông gió không được vệ sinh định kì, ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí bên ngoài,…
Vậy ô nhiễm không khí trong nhà là gì?
Có thể nói tổ hợp không khí mà bạn hít thở khi ở trong nhà là hỗn hợp nhiều luồng không khí khác nhau bao gồm không khí “xâm nhập” đi từ bên ngoài vào thông qua các khe nứt trên tường, sàn, trần nhà, cửa sổ, cửa ra vào không khí “tự nhiên” khi mở cửa chính hoặc cửa sổ để không khí bên ngoài vào trong không khí “cơ học” thông qua những thiết bị thông khí như điều hoà, máy lọc,…
Những luồng không khí này vô tình có thể mang theo những chất gây ung thư, mạt bụi, phấn hoa, chất gây dị ứng, vi trùng, vi khuẩn,… tạo ra ô nhiễm không khí trong nhà.
2. Mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí trong nhà và sức khỏe lá phổi
Nếu không khí trong nhà bị ô nhiễm, biểu hiện thường thấy là khô họng, ho ngay sau một thời gian ngắn tiếp xúc với chúng, có thể là vài ngày hoặc vài tuần. Về lâu dài ô nhiễm không khí trong nhà có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Dưới đây là một số loại chất gây ô nhiễm không khí trong nhà thường gặp và tác động của chúng tới sức khỏe lá phổi mà bạn cần lưu ý:
Hút thuốc
Nguyên nhân lớn va phổ biến gây ô nhiễm trong nhà có thể kể tới hút thuốc. Hút thuốc bao gồm thuốc lá, hút thuốc lào,… Khi hút thuốc, khói thuốc mang theo chất độc hại gây kích thích mũi và họng cho người hít phải, nhất là người già và trẻ em có hệ hô hấp suy giảm hoặc chưa phát triển hoàn thiện.
Video đang HOT
Khói thuốc là nguyên nhân phổ biến của ô nhiễm không khí trong nhà (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, nếu người bị hen suyễn ngửi phải khói thuốc lá có thể khiến những triệu chứng này trở nên nặng hơn.
Điều này cũng xảy ra tương tự với người bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), tăng nguy cơ ung thư phổi và suy giảm chức năng lá phổi.
Hệ thống nấu nướng và sưởi ấm không thông khí
Hệ thống này bao gồm bếp lò, lò sưởi, khu vực dùng lửa đốt, nến,… Chất ô nhiễm sinh ra gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm bụi nhỏ, khí CO, khí N2, SO2.
Chất ô nhiễm sinh ra gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm bụi nhỏ, khí CO, khí N2, SO2 (Ảnh: Internet)
Nếu luồng khí này không được làm sạch về lâu dài sẽ gây kích thích mũi họng và suy giảm chức năng phổi. Đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, nếu như có tiền sử bệnh phổi sẵn sẽ tăng nặng hơn. Đặc biệt, khí CO có thể gây ngộ độc (khí CO có thể sinh ra từ khí thải của máy phát điện).
Hoá chất làm sạch, tẩy rửa
Hoá chất làm sạch, tẩy rửa có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và nhiều chất độc hại khác. nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây ngộ độc, khó thở và kích thích niêm mạc mũi họng.
Hoá chất rửa tẩy là nguồn ô nhiễm không khí chứa hợp chất hữu cơ (Ảnh: Internet)
Điều hòa không khí, hệ thống lọc không khí
Nếu không được vệ sinh định kì thì các hệ thống làm ấm, làm mát không khí này có thể tồn tại nhiều siêu vị khuẩn và vi trùng gây viêm phổi và viêm đường thở.
Đồ nội thất, ga trải giường
Rất nhiều người đã biết đến việc ga trải giường có nhiều mạt bụi, đồ nội thất như thảm, bọc da, vải cũng vậy. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể làm nặng thêm triệu chứng dị ứng và hen suyễn.
Trong nhà quá nhiều độ ẩm
Nếu nhà quá ẩm ướt có thể sinh ra nấm mốc và bụi. Nấm mốc gây nguy hiểm cho phổi, tăng nặng triệu chứng hen suyễn và gây ra những bệnh dị ứng khác bên cạnh việc kích thích niêm mạc phổi.
Trong nhà có quá nhiều độ ẩm khiến bệnh hen suyễn nặng hơn (Ảnh: Internet)
Radon (Rn)
Radon là một chất độc hại sinh ra từ những công trình đang được xây dựng. Radon nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây ung thư phổi.
Vật liệu xây dựng
Các vật liệu xây dựng bao gồm: vật liệu lợp nóc và sàn nhà, tấm cách nhiệt, xi măng xây dựng, sơn nhà, các tấm nhựa, keo, miếng ép, ván ép,… Trong đó:
Ami-ăng: có thể gây sẹo trên mô phổi, ung thư phổi, u trung biểu mô hiếm gặp.
Sợi composite gây kích thích mũi họng.
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi bao gồm cả formaldehyde, VOC, S-VOC gây tăng nguy cơ ung thư phổi, ung thư mũi và ung thư hầu họng. Ngoài ra nếu tiếp xúc nhiều gây kích thích niêm mạc mũi họng, khó thở, tăng nặng triệu chứng hen suyễn.
Ngoài ra lá phổi của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng do bị dị ứng từ các dị nguyên như thú nuôi trong nhà hoặc các bệnh lây truyền của vật nuôi.
Nếu cơ thể xuất hiện "1 chậm 2 lồi 3 nhiều", cảnh báo bệnh phổi đang tìm đến bạn
Một khi có vấn đề với phổi, cơ thể chịu tổn thương rất lớn. Do đó, chúng ta nên chú ý đến các tín hiệu được gửi đến từ cơ thể mỗi ngày để ngăn ngừa các bệnh về phổi.
Phổi được gọi là "tán" để "che mưa che gió" cho các cơ quan nội tạng, do đó thấy rằng, lá phổi khỏe mạnh vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, phổi kết nối trực tiếp với miệng và mũi nên rất dễ bị tổn thương. Hút thuốc, ô nhiễm không khí, khói nhà bếp,... một khi hít vào phổi sẽ làm hỏng phổi. Khi phổi gặp nguy hiểm cơ thể xuất hiện "1 chậm 2 lồi 3 nhiều".
1. Một chậm
Ngón tay đàn hồi chậm: Ngón tay cái có liên quan tới phổi nên khi nhìn vào ngón tay cái, bạn cũng có thể biết được phổi đang khỏe hay yếu. Nếu ấn ngón tay cái trên da và để lại vết lõm, khó đàn hồi trở lại thì đây có thể là dấu hiệu phổi đang bị tổn thương.
2. Hai chỗ nhô lên
- Hạch bạch huyết: Về điểm này, những người thường xuyên hút thuốc cần chú ý, bởi các chất độc hại trong khói thuốc lá sẽ tấn công các hạch bạch huyết. Khi các hạch bạch huyết bị sưng to hoặc phình ra, cần lưu ý rằng phổi có thể đang bị tổn thương. Do đó, khi thấy những bất thường ở cổ, tốt nhất mọi người nên kiểm tra sức khỏe của phổi.
- Đầu ngón tay sưng lên: Đầu ngón tay bị sưng và ngứa là một tình trạng tương đối phổ biến, đặc biệt là vào mùa đông. Hiện tượng này có thể là phản ứng bình thường của cơ thể hoặc có liên quan đến một số bệnh lý, trong đó có ung thư phổi. Các chuyên gia lý giải rằng, nếu bạn mắc ung thư phổi thì một số dịch tiết sẽ xâm nhập vào dịch mô gây nên chứng phù ngón tay và ngón chân. Ngoài ra, các khối u ác tính có xu hướng tiêu thụ protein của cơ thể trong quá trình phát triển, thậm chí có thể làm hạ đường huyết.
3. Ba nhiều
- Ho nhiều: Ho là một phương thức quan trọng để giữ cho cổ họng và đường hô hấp sạch sẽ. Thỉnh thoảng ho là hiện tượng bình thường, tuy nhiên ho thường xuyên, cần cảnh giác với tình trạng phổi tích tụ nhiều độc tố, thậm chí là ung thư phổi. Nếu ho kéo dài trong 3 tuần, tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra kịp thời, phòng ngừa tổn thương.
- Tức ngực nhiều hơn: Chức năng tim phổi tốt, mới có thể đảm bảo sự trao đổi khí tốt, từ đó hơi thở được thông suốt, lồng ngực phát triển. Nếu thường xuyên bị tức ngực, khó thở, cần cảnh giác phổi bị tổn thương. Đặc biệt khi ngủ, chứng tức ngực càng nghiêm trọng hơn, thậm chí khó chịu không ngủ được, nhất định phải chú ý, rất có thể là chức năng tim phổi bị suy giảm nghiêm trọng.
- Sốt nhiều hơn: Bệnh về phổi sẽ khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi, gây sốt, sốt nhẹ và các triệu chứng khác. Khi các khối u ở phổi gây tắc nghẽn khí quản, hoặc viêm phổi, cũng sẽ gây ra hiện tượng sốt liên tục. Nếu thời gian dài sốt nhẹ khoảng trên 37 độ C, đặc biệt vào buổi chiều, thì cần phải cảnh giác với ung thư phổi.
4. Phổi có 3 "nỗi sợ"
- Sợ lạnh: Phổi nằm trong khoang ngực và các kinh mạch được nối với cổ họng và mũi. Đặc biệt vào mùa đông, khí lạnh rất dễ đi qua mũi, miệng và truyền đến phổi, khiến khí phổi không bị khuếch tán, từ đó dẫn đến cảm lạnh, hoặc gây ra một số bệnh về đường hô hấp. Do đó, khi trời lạnh, ngoài việc mặc thêm quần áo, tốt nhất nên giữ ấm cho mũi và miệng để ngăn không khí lạnh xâm nhập.
- Sợ lo lắng: Nếu một người quá buồn phiền hoặc quá lo lắng, rất dễ làm tổn thương phổi, khiến khí phổi vận hành bất thường, khí trong phổi mất cân bằng, dẫn đến thường xuyên xuất hiện tình trạng ho, đây cũng là tín hiệu điển hình nhất của bệnh phổi.
Trong y học Trung Quốc, thường xuyên cười sẽ giúp nuôi dưỡng phổi. Nói cách khác, tiếng cười giúp mở rộng phổi, tức là trong vô thức bạn đã hít một hơi thật sâu trong khi cười, làm thông đường thở, khiến hơi thở trơn tru hơn.
- Sợ khói thuốc: Như chúng ta đều biết, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và sẽ làm tổn thương phổi. Phổi là bộ phận chính để trao đổi khí và khói thuốc lá chứa nhiều loại chất có hại, một khi hít vào phổi, nó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe phổi và làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Tìm hiểu chung về hen phế quản cấp tính Hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện, xử trí. Vì vậy, nắm được những thông tin cần thiết dưới đây sẽ giúp bạn có thể sớm phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý này. 1. Hen phế quản cấp tính là gì? Bệnh hen phế quản cấp tính là...