Ô nhiễm không khí: Thể dục buổi sáng khỏe hay hại?
Trong những ngày Hà Nội có mức ô nhiễm ở ngưỡng nguy hại, người dân hạn chế tham gia hoạt động ngoài trời, không nên tập thể dục ngoài trời.
Ô nhiễm không khí: Thể dục buổi sáng khỏe hay hại?
Theo VTV24
Giải quyết vấn nạn ô nhiễm không khí tại Mông Cổ
Kể từ thời Thành Cát Tư Hãn, những người dân du mục của Mông Cổ đã sống trong ger - loại lều tròn truyền thống của dân tộc này.
Tuy nhiên, khi thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt, lối sống truyền thống của người Mông Cổ đang bị đe doạ. Ngày càng có nhiều người bắt đầu chuyển vào sinh sống tại thủ đô Ulaanbaatar. Thành phố này giờ đây đang "cạnh tranh" với New Dehli cho danh hiệu thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, do tình trạng người dân đốt than để sưởi trong mùa đông. Trong một báo cáo hồi năm ngoái, UNICEF đã liệt ô nhiễm không khí ở Ulaanbaatar là cuộc khủng hoảng sức khỏe trẻ em.
Hàng thế kỉ qua, người dân Mông Cổ đã sống trong các cộng đồng du mục tại những vùng quê, nhưng giờ điều đó đang thay đổi. Trong suốt 25 năm qua, dân số Ulaanbaatar đã tăng hơn gấp đôi, lên thành 1,5 triệu người. Phần lớn trong số họ sống ở đây... trong những khu lều ger đông đúc tại ngoại ô thành phố Ulaanbaatar. Ger là loại lều tròn truyền thống của người Mông Cổ.
Rất nhiều gia đình du mục sống dưới mức nghèo khổ, chưa tìm ra việc làm. Và khi mùa đông tới, nhiều người dân phải đốt than đen để sưởi, chống lại cái lạnh âm 40 độ C. Và thói quen này đã tạo ra một lớp khói dày gần như che kín tầm nhìn.
Zul-Erdene, người du mục, cho biết: "Ở vùng nông thôn, mọi thứ rất khác biệt, yên bình, cuộc sống ở thành phố thì lại khắc nghiệt. Cái gì cũng cần đến tiền."
Chính phủ Mông Cổ năm nay đã cấm sử dụng than thô, và khuyến khích người dân dùng than "thấp cấp" vốn thải ra ít khói hơn. Tuy nhiên liệu biện pháp này có đủ để giải quyết vấn đề?
Các chuyên gia cho rằng cần có thêm nhiều hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề này. Ngân hàng Phát triển Á châu đang đầu tư 80 triệu đô la để xây dựng 1.500 khối nhà với cơ sở hạ tầng thiết yếu, như đường sá, cầu cống, dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2026.
Arnaud Heckmann thuộc Ngân hàng Phát triển Á châu nói: "Phải kết hợp nhiều phương pháp, bởi bạn cần phải đảm bảo rằng dự án này nằm trong qui hoạch tổng của thành phố, điều này chưa từng có trước đây. Bạn cũng cần phải chắc chắn rằng các doanh nghiệp tư nhân có nguyện vọng đầu tư, nhu cầu của cộng đồng được giải quyết, noí chung có rất nhiều yếu tố cần đề cập. Không có giải pháp đơn giản nào cả."
Tuy nhiên, những phương cách tiếp cận khác cũng rất cần thiết được triển khai dưới góc độ hộ gia đình. Một người đàn ông Mông Cổ đã kết hợp tư duy đột phá trong thiết kế với kiểu lều ger truyền thống. Đó là anh Badruun, chủ doanh nghiệp xã hội GerHub. Anh đã thiết kế một bức tường có gắn máy sưởi điện, toilet, bồn tắm, rất vừa vặn để đặt quanh mẫu lều ger truyền thống.
Badruun Gardi, nhà thiết kế của GerHub, cho biết: "Chúng tôi tập trung vào bản thân chiếc lều ger, để thay đổi và hiện đại hoá sao cho chúng phù hợp với lối sống đô thị."
Urangua và Zul-Erdene là hai người du mục có cơ hội được sống trong một căn lều như vậy. Họ cho biết nó không chỉ giúp họ sưởi ấm trong mùa đông, mà còn trao cơ hội để họ bắt đầu xây dựng gia đình.
Theo VOA
Tiến sĩ y khoa có 27 bài báo quốc tế: "Tôi đeo hai khẩu trang y tế khi ra đường!" Trong talkshow Hiểu về ô nhiễm không khí mới được tổ chức tại TP.HCM, tiến sĩ y khoa Trần Ngọc Đăng, Giảng viên bộ môn Sức khỏe môi trường, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM, chia sẻ việc đeo 2 khẩu trang y tế tăng khả năng lọc bụi mịn lên đến gần 90%. Theo thanh niên