Ô nhiễm không khí – ‘Sát thủ’ vô hình dắt từng người vô bệnh viện
“ Bệnh hô hấp ngày càng có chiều hướng gia tăng. Trước đây, mỗi ngày BV đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM) tiếp nhận khoảng 20 trường hợp khám bệnh, hiện tăng lên 30 trường hợp. Trong đó, số ca do ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí như khói, bụi… chiếm đa số”.
Bác sĩ (BS) Phạm Văn Hùng, Trưởng khoa Nội tổng hợp BV đa khoa khu vực Hóc Môn, nói tại hội thảo “Môi trường không khí và các bệnh có liên quan” do Hội Y học và Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM tổ chức mới đây.
Ho, khó thở kéo dài
Là tài xế xe ôm nên ông NVT (48 tuổi, ở TP.HCM) dường như sống ở ngoài đường nhiều hơn trong nhà. Cách đây khoảng hai tháng, ông T. ho kéo dài, khó thở, liên tục khạc ra đàm. Không chịu đi BV vì sợ mất “sở hụi”, ông T. ráng cầm cự và tiếp tục chạy xe. Đến khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, thở hổn hển, khò khè…, ông T. mới tới BV.
“Sau khi khám, BS chẩn đoán ông T. bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do thường xuyên hít bụi và khói xe. Ông T. phải điều trị nội trú nhiều ngày” – BS Hùng cho biết.
Tương tự, bà TTTH (46 tuổi, ở tỉnh Tây Ninh) cũng bị bệnh suy giảm chức năng phổi do thường xuyên hít khói xe và bụi đường. Hơn 25 năm qua, do là công nhân vệ sinh nên bà H. thường xuyên ở ngoài đường quét rác. Cách đây hai tháng, bà H. cảm thấy tức ngực và thở khò khè. Chưa hết, bà H. còn luôn mệt mỏi và ho kéo dài. Điều đáng nói là sau khi ho mạnh, bà H. tá hỏa khi thấy máu trong đàm. “Với các biểu hiện trên cộng với những xét nghiệm, BS chẩn đoán bà H. bị suy giảm chức năng phổi do liên tục hít bụi đường và khói xe ” – BS Hùng cho biết thêm.
Video đang HOT
Hoạt động giao thông ở TP.HCM là nguyên nhân chủ yếu phát sinh ô nhiễm không khí. Ảnh: TRẦN NGỌC
Ô nhiễm không khí gây tử vong hàng đầu
“Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, cao hơn lao phổi, sốt rét, AIDS…” – PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP.HCM, cho biết.
Theo bà Lan, ô nhiễm không khí gây ho và đàm mạn tính, gây suy giảm chức năng phổi ở người lớn. Chưa hết, ô nhiễm không khí còn tăng tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính ở người lớn.
“Đối với trẻ em, do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên dễ nhiễm trùng hô hấp một khi bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Điều quan trọng do phổi của trẻ đang phát triển nên bất kỳ một khiếm khuyết nào cũng sẽ ảnh hưởng cả cuộc đời” – bà Lan cho biết thêm.
Bà Lan còn cho biết các nghiên cứu ghi nhận sự phát triển của hệ hô hấp ở trẻ bị giới hạn nên trẻ dễ bị ho, khò khè, hen suyễn… do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí. “Chưa hết, một khi trẻ phơi nhiễm với bụi , khí sulfur dioxide (SO2), khí nitrogen dioxide (NO2) thì sẽ bị ho và viêm phế quản cấp nhiều hơn” – bà Lan nói.
Ô nhiễm không khí gia tăng
TP.HCM đang đối mặt với những vấn đề của một đô thị có dân số tăng quá nhanh. Đó là ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường không khí.
Ô nhiễm không khí trên địa bàn TP.HCM chủ yếu do tổng bụi lơ lửng và tiếng ồn từ hoạt động giao thông gây ra. Trong năm 2017, số liệu tại 12 vị trí quan trắc giao thông ghi nhận hơn 68% số liệu quan trắc tổng bụi lơ lửng vượt quy chuẩn Việt Nam. Bên cạnh đó, trên 98% số liệu quan trắc mức ồn vượt quy chuẩn Việt Nam.
ThS NGUYỄN CẢNH LỘC, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT (Sở TN&MT TP.HCM)
Trần Ngọc
Theo Pháp luật TPHCM
Sẽ thành lập 30 đơn vị quản lý hen và COPD trên cả nước
Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tổ chức lễ ra mắt Trang thông tin điện tử "Vì Lá Phổi Khỏe" tại địa chỉ: vilaphoikhoe.kcb.vn
Trang thông tin cung cấp thông tin sức khỏe về bệnh hô hấp, đặc biệt là hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đến người dân và cán bộ y tế nhằm mục đích tăng cường dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh và cải thiện cuộc sống của người bệnh. "Vì Lá Phổi Khỏe" cũng góp phần kết nối mạng lưới giữa các cơ quan quản lý, các cơ sở y tế, các tổ chức, các nhà lâm sàng, chuyên gia về hô hấp, người bệnh và người dân nói chung để nâng cao hiểu biết, trình độ trong công tác phòng, kiểm soát bệnh tật. Thông tin trong chuyên trang bao gồm mục tin tức - sự kiện cập nhật các thông tin khoa học, những tiến bộ y học mới nhất của Việt Nam cũng như trên thế giới liên quan đến lĩnh vực hô hấp, kiến thức chuyên sâu về bệnh.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục Trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết đã hoàn thành dự thảo tiêu chí đơn vị quản lý Hen - COPD và đang thí điểm thành lập các đơn vị này. Tháng 5.2018 đã có Đơn vị quản lý hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đầu tiên tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Khánh Hòa. Trong quý 3 năm nay sẽ tiếp tục thành lập mới 30 đơn vị quản lý hen và COPD ngoại trú trên cả nước.
Theo thanhnien.vn
5 thói quen giúp phổi luôn khỏe mạnh mỗi ngày Tập thể dục, ăn uống khoa học, tránh hút thuốc, tiếp xúc với ô nhiễm và sử dụng gia vị giúp lá phổi khỏe. Ảnh minh họa Tập thể dục Theo India News, tập thể dục giúp tim khỏe và phổi hoạt động tốt hơn. Các bài tập thở sâu, chạy bộ, chống đẩy, thở bằng bụng, bơi lội đều tốt cho tim...