Ô nhiễm không khí, nguyên nhân chính gây ra các bệnh da liễu
Viêm da cơ địa là bệnh da mạn tính thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Tỷ lệ viêm da cơ địa tăng theo tình trạng ô nhiễm không khí do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa trên toàn thế giới.
Đó là thông tin được TS- BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu cho biết tại Hội nghị khoa học da liễu miền Nam năm 2020 với chủ đề “Những thách thức hiện nay trong chuyên ngành da liễu”.
Theo TS-BS Nguyễn Trọng Hào, từ nhiều năm nay, ô nhiễm môi trường, trong đó có ô nhiễm không khí đã trở thành vấn nạn đe dọa sức khỏe, tính mạng của cộng đồng, nhất là người dân ở các thành phố lớn.
Ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông và bụi mịn gây chết tế bào sừng trong lớp thượng bì làm suy giảm khả năng hydrat hóa và hàng rào bảo vệ da. Quá trình viêm do ô nhiễm dẫn đến kích thích hóa hướng động bạch cầu hạt và đại thực bào gây ra tình trạng viêm da.
TS-BS Nguyễn Trọng Hào thông tin tại Hội nghị
Các chất ô nhiễm gây mất cân bằng hệ vi khuẩn do tác dụng diệt khuẩn của O 3 làm giảm các loài hội sinh cũng như tăng số lượng S.aureus góp phần bùng phát viêm da cơ địa.
Bên cạnh đó, các tác động của ô nhiễm không khí lên chức năng hàng rào bảo vệ da tương tự như vòng xoắn bệnh lý ngứa-gãi-ngứa, trong đó rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da dẫn đến thúc đẩy hành động gãi, càng làm tổn thương hàng rào bảo vệ da.
Từ đó, các chất ô nhiễm có thể xuyên qua da, làm nặng hơn tình trạng viêm và quá trình oxy hóa, vì vậy càng gia tăng tính nhạy cảm với các chất ô nhiễm và các chất này làm trầm trọng hơn bệnh viêm da cơ địa.
Cũng theo TS-BS Nguyễn Trọng Hào, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa sẽ vẫn tiếp diễn trong tương lai, vì vậy cần có các biện pháp để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe dưới tác hại của ô nhiễm không khí.
“Cần tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm và giảm tổn thương hàng rào bảo vệ da bằng lựa chọn nguyên liệu không gây kích ứng, làm sạch thường xuyên để loại bỏ các chất ô nhiễm trên bề mặt da và đảm bảo chức năng hàng rào bảo vệ da nhằm chống lại sự xâm nhập của các chất ô nhiễm”, bác sĩ Nguyễn Trọng Hào khuyến cáo.
Video đang HOT
Với chủ đề “Những thách thức hiện nay trong chuyên ngành da liễu”, Hội nghị lần này mang đến những đề tài mang tính thực tiễn cao, đang được chú ý hiện nay như sự “trỗi dậy” với khuynh hướng mới của những bệnh lý cũ; kiểm soát lâu dài các bệnh da mạn tính có bệnh đồng mắc hay các yếu tố phức tạp kèm theo; thẩm mỹ cho những đối tượng đặc biệt “không truyền thống”…
Hội nghị Da Liễu Miền Nam thu hút gần 1.000 đại biểu là các bác sĩ, dược sĩ đang công tác và học tập trong chuyên ngành da liễu, thẩm mỹ tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để các bác sĩ chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành da liễu nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường thế mạnh của chuyên ngành da liễu trong sự phát triển của ngành da liễu Việt Nam.
Thuốc và ánh nắng mặt trời
Nước ta với điều kiện khí hậu nhiệt đỚI, có nắng nóng kéo dài quanh năm. Vì vậy, làn da của chúng ta cần được bảo vệ trước tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời.
Có khi nào bạn cảm giác rằng làn da của mình dạo này bỗng trở nên mẫn cảm, dễ bắt nắng và có các biểu hiện bất thường khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hơn bình thường? Đó chỉ là cảm giác hay có một sự thay đổi nào đó trong cơ thể? Hãy kiểm tra lại các loại thuốc bạn đang sử dụng, vì một số loại thuốc có tác dụng không mong muốn mà ít người chú ý đến, đó là khi làn da của bạn tăng sự nhạy cảm với ánh sáng.
Vì sao thuốc lại làm da tăng nhạy cảm với ánh sáng?
Nhạy cảm với ánh sáng là độ nhạy cảm của da tăng cao, có thể có các phản ứng bất thường khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hoặc các tia nhân tạo trong điều trị bệnh da liễu, mà tác động chủ yếu là do bức xạ cực tím. Nó có thể vô căn, là đặc điểm của một bệnh miễn dịch hệ thống (lupus ban đỏ, viêm da cơ địa...) hoặc xảy ra sau khi sử dụng một số loại thuốc và mỹ phẩm, kể cả thuốc bôi ngoài da và thuốc tiêm, uống. Nhạy cảm với ánh sáng làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước ánh sáng mặt trời và làm tăng nguy cơ tổn thương da do tia cực tím.
Nhạy cảm với ánh sáng gồm hai loại phản ứng khác nhau với bản chất khác nhau:
- Độc tính do ánh sáng (quang độc tính): Phổ biến hơn, xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc ánh nắng, thường chỉ khu trú ở vùng da tiếp xúc là chủ yếu. Điều này là do loại thuốc bạn đang dùng được quang hoạt bởi tia UV, tức là nó hấp thụ năng lượng ánh sáng dẫn đến những biến đổi phân tử, gây ra độc tính làm tổn thương da. Bệnh nhân có cảm giác bỏng rát, da giống như bị cháy nắng quá mức hoặc phát ban đỏ, có mụn nước và da bị tăng sắc tố khi tổn thương lành.
- Dị ứng với ánh sáng: Ít phổ biến hơn, là một loại phản ứng dị ứng liên quan đến miễn dịch nên xuất hiện chậm hơn và tùy vào cơ địa bệnh nhân, có thể lan ra đến vùng da không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thuốc hấp thụ năng lượng ánh sáng dẫn đến sự thay đổi cấu trúc, trở thành tác nhân gây dị ứng hoặc liên kết với protein mô tạo ra phức hợp gây dị ứng, kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch. Da có biểu hiện bệnh chàm, viêm đỏ da, bong vảy, mày đay, ngứa và đôi khi hình thành bọng nước.
Các loại thuốc dùng thông dụng làm tăng nhạy cảm với ánh sáng
Thuốc kháng sinh và kháng nấm
Các kháng sinh nhóm quinolone (ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, ofloxacin...), nhóm tetracycline (tetracycline, doxycycline, tigecycline, minocycline...), nhóm sulfamide (sulfamethoxazole/trimethoprim, sulfadoxine/pyrimethamine, sulfadiazine) là các kháng sinh làm tăng nguy cơ nhạy cảm ánh sáng. Việc sử dụng đúng và đủ liều kháng sinh là rất quan trọng để điều trị nhiễm khuẩn, giảm tình trạng đề kháng, vì vậy bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi xảy ra các biểu hiện bất thường trên da. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định loại kháng sinh tiếp tục dùng cho bạn. Một số kháng sinh khác như gentamicin, ceftazidime cũng được báo cáo liên quan đến tình trạng này.
Đối với thuốc kháng nấm: griseofulvin, flucytosine và voriconazole dùng đường uống là các thuốc làm da của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Các retinoid (dẫn xuất vitamin A) và benzoyl peroxide
Retinoid là nhóm thuốc thường được dùng để điều trị nhiều loại bệnh da liễu và chống lão hóa da, đặc biệt sử dụng rất phổ biến để điều trị tình trạng mụn trứng cá ở cả dạng uống lẫn dạng bôi ngoài da, gồm các hoạt chất như retinol, tretinoin, isotretinoin, acitretin... Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ và độc tính nguy hiểm bao gồm gây quái thai, ảnh hưởng thị lực, độc tính trên gan, tụy... vì vậy không nên tự ý mua và sử dụng, nhất là ở dạng uống. Thuốc gây tăng nhạy cảm với ánh sáng khá mạnh, nên trong thời gian sử dụng cần phải che chắn kỹ lưỡng các vùng da hở nếu phải hoạt động ngoài trời.
Benzoyl peroxide dạng kem bôi da cũng là một chế phẩm được bán và sử dụng phổ biến ở các nhà thuốc để điều trị mụn trứng cá, đây là một chất làm da nhạy cảm và bắt nắng mạnh, dễ xảy ra tình trạng kích ứng nếu sử dụng ban ngày, dưới trời nắng.
Thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid (NSAIDs)
Các thuốc trong nhóm này, gồm ibuprofen, ketoprofen, naproxen, celecoxib, piroxicam, làm da của bạn "yếu đuối" hơn với ánh sáng. Đây đều là những thuốc giảm đau thông dụng hay được dùng nhiều nên cần chú ý bảo vệ da khi sử dụng các thuốc này.
Thuốc kháng histamine H1
Các thuốc kháng histamin H1 là những thuốc chống dị ứng. Loratadine, cetirizine,diphenhydramine, promethazine, cyproheptadine là các thuốc trong nhóm gây tăng nhạy cảm với ánh sáng. Vì vậy, không sử dụng các thuốc này để điều trị triệu chứng dị ứng với ánh sáng gây ra bởi thuốc khác hoặc các tác nhân khác.
Một số thuốc thông dụng điều trị các bệnh mạn tính
Thuốc điều trị rối loạn cholesterol máu: pravastatin, simvastatin, atorvastatin, lovastatin, pravastatin.
Thuốc điều trị đái tháo đường nhóm sulfonylurea: glipizide, glyburide.
Thuốc điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực: nifedipine.
Thuốc lợi tiểu: furosemide, hydrochlorothiazide, chlorthalidone.
Đây là các thuốc phải dùng kéo dài để điều trị các bệnh mạn tính, vì vậy cần chú ý che chắn, có các biện pháp chống nắng khi ra khỏi nhà.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân
Cố gắng giảm thiểu các nguy cơ khi phải điều trị với các loại thuốc làm gia tăng sự nhạy cảm với ánh sáng, nếu bạn là người có cơ địa dị ứng và làn da mẫn cảm:
- Thông báo cho bác sĩ điều trị về tình trạng da. Ngừng thuốc nếu tình trạng nặng. Nếu buộc phải dùng thuốc đó với liệu trình ngắn, có thể đòi hỏi những giới hạn tạm thời trong sinh hoạt, trong khi liệu pháp kéo dài có thể bắt buộc những thay đổi trong lối sống.
- Luôn mặc áo chống nắng, áo dài tay, quần dài, mang vớ và găng tay, đeo kính râm và đội mũ rộng vành để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.
- Hạn chế ra đường vào thời gian từ 10 giờ đến 14 giờ hằng ngày, vì đây là thời điểm bức xạ cực tím mạnh nhất, không chỉ gây tình trạng bất thường trên da do nhạy cảm ánh sáng mà còn gây nguy cơ ung thư da.
- Sử dụng kem chống nắng phổ rộng (bảo vệ da khỏi các loại tia UV A và UV B), chỉ số SPF cao từ 30 trở lên là tốt nhất.
- Đọc kĩ tờ thông tin đi kèm với thuốc để có biện pháp bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với ánh nắng, trên đây chỉ là những loại thuốc thông dụng, còn có rất nhiều loại thuốc khác có nguy cơ dị ứng và nhạy cảm ánh sáng.
2 vấn đề lớn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân đô thị: Nhiều người bị bệnh ngoài da, nguy cơ mắc bệnh mãn tính... trẻ em dễ mắc bệnh hô hấp, hen suyễn Hầu hết các đô thị lớn của nước ta đang phải đối mặt với tình trạng rác thải và ô nhiễm, nổi bật nhất là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Nếu được lựa chọn, không ít người sẽ chọn sống ở các đô thị, nơi có cuộc sống phồn hoa, nhộn nhịp, kinh tế phát triển, nhiều hoạt động vui...