Ô nhiễm không khí luôn ‘đội sổ’, dân hoang mang, sao Hà Nội không lên tiếng?

Theo dõi VGT trên

Trong khi báo chí, chuyên gia, Bộ Y tế và Tài nguyên Môi trường, bác sĩ lên tiếng về tình trạng ô nhiễm không khí, thì Hà Nội vẫn chưa có phát ngôn nào.

Liên tục những ngày qua, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phía Bắc chất lượng không khí cực thấp, AQI đo được duy trì trong ngưỡng tím (rất xấu), thậm chí có lúc chạm ngưỡng nâu – mức cảnh báo nguy hại cho sức khỏe. Không khí ô nhiễm, bụi mịn PM2.5 tăng cao, người dân, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, những người có tiền sử bị bệnh hô hấp mạn tính đều đứng trước nỗi lo về sức khỏe.

GS.TS Hoàng Xuân Cơ, làm việc tại khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho rằng, chỉ khi nào giảm bớt được nguồn khí thải và thời tiết chuyển biến tốt, chất lượng không khí ở Hà Nội cùng một số tỉnh miền Bắc mới được cải thiện hơn. “Còn nói bao giờ chấm dứt tình trạng trên thì rất khó”, ông Cơ nói.

Ô nhiễm không khí luôn đội sổ, dân hoang mang, sao Hà Nội không lên tiếng? - Hình 1

GS.TS Hoàng Xuân Cơ – làm việc tại khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. (Ảnh: TN&MT)

Tuy nhiên, GS Cơ nhấn mạnh về yếu tố thời tiết thì con người khó can thiệp. Vì vậy thay vì chờ mưa, Hà Nội nên có những biện pháp cụ thể trước mắt để giảm tình trạng ô nhiễm.

Việc có thể làm ngay của Hà Nội hiện nay đó là hạn chế các nguồn phát thải từ các phương tiện giao thông, hạ tầng đô thị hay các công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố cũng đang đưa ra đề án nhằm xóa sổ than tổ ong trong năm 2020 và cấm xe máy trong năm 2030. Theo ông Cơ, những đề án này đang hướng tới việc giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí nhưng lại chưa phù hợp. Bởi nhiều người lao động ở Hà Nội vẫn đang ở mức thu nhập thấp và trung bình. Nên dù có tốt thì những giải pháp trên cũng không phải là cách “dành cho mọi người”.

Tại sao Hà Nội không lên tiếng?

Theo GS Hoàng Xuân Cơ, thời gian qua dù báo chí lên tiếng, chuyên gia lên tiếng, Bộ TNMT và Bộ Y tế lên tiếng, thậm chí bác sĩ cũng đưa ra khuyến/cảnh báo nhưng cho tới thời điểm hiện tại, Hà Nội vẫn chưa có phát ngôn nào giải thích cho người dân hiểu.

Thừa nhận bài toán về ô nhiễm không khí là vấn đề lớn, cần lộ trình, kế hoạch rõ ràng và mất rất nhiều thời gian, nhưng theo ông Cơ khi người dân đang hoang mang thì chính quyền nên lên tiếng, thông tin giải thích rõ cho mọi người.

“Việc ô nhiễm không phải của riêng ai. Bởi vậy, việc chính quyền lên tiếng giải thích là điều cần thiết để trấn an mọi người”, ông Cơ nhấn mạnh.

Ô nhiễm không khí luôn đội sổ, dân hoang mang, sao Hà Nội không lên tiếng? - Hình 2

Theo GS Hoàng Xuân Cơ, Hà Nội cần có biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí.

Là chuyên gia nghiên cứu về môi trường, ông Cơ cho biết, ô nhiễm không khí kéo dài kéo theo chỉ số AQI những ngày qua liên tục báo “tím” có lúc chạm ngưỡng nâu như vậy, nhưng chưa hẳn đánh giá chính xác chất lượng không khí có thực sự ô nhiễm đến vậy hay không.

Nhưng ông cũng lưu ý nguyên nhân khiến Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc bị ô nhiễm không khí chung lại vẫn là do con người, do thói quen sinh hoạt, tập tục kéo dài nhiều năm và cũng bắt nguồn từ quá trình đô thị hóa gây nên.

“Nếu nói là vì sao không khí ô nhiễm thì tôi tôi nghĩ là do tất cả chúng ta, đừng đổ lỗi cho ai cả. Chính phương tiện hàng ngày chúng ta đi, nhà chúng ta xây và thói quen xấu kéo dài nhiều năm nay khiến cho không khí ô nhiễm, biến đổi khí hậu ngày càng rõ. Tất nhiên muốn phát triển thì phải đánh đổi, nhưng không phải đánh đổi bằng mọi giá”, GS Cơ nói.

Người dân nên làm gì?

Theo BS CKII Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương, với tình trạng không khí ô nhiễm nặng như hiện nay, không riêng gì người già, trẻ nhỏ hoặc những người có tiền sử mắc bệnh về hô hấp mãn tính hay tim mạch, có xu hướng cần hít thở nhiều mà cả người bình thường trong những ngày này cũng nên hạn chế ra đường.

Nếu bất đắc dĩ có việc phải ra ngoài, người dân cần thực hiện những lưu ý sau:

- Đeo khẩu trang hoạt tính: Những loại khẩu trang này sẽ làm giảm số lượng các chất ô nhiễm hít phải, ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp như: ngứa cổ họng, khó thở, thở khò khè, ho…

- Đeo kính để bảo vệ mắt, giảm tác hại của không khí ô nhiễm. Nhỏ dung dịch làm sạch và khử trùng mắt sau khi về nhà.

- Tránh lui tới những nơi có đông phương tiện qua lại, khu vực đông đúc, khu công nghiệp, gần đường cao tốc hoặc đường lớn.

- Nếu nhà ngay mặt đường, tránh mở cửa sổ phía ngoài đường. Nếu đó là cửa sổ duy nhất trong nhà, hãy mở khi thời tiết mát mẻ, trời tối, ít phương tiện qua lại.

- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng việc thường xuyên tập thể dục cũng như thay đổi chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Tránh tập thể dục, hoạt động thể chất vào giờ cao điểm để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

- Chú ý chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu vitamin, rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, miễn dịch, hỗ trợ cơ thể dẻo dai có khả năng loại bỏ độc tố, chống lại bệnh tật.

Video đang HOT

- Hạn chế đốt nhiều vàng mã, giấy và than tổ ong để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm. Sau khi từ bên ngoài về, nên rửa sạch mặt, mũi, nhỏ nước rửa mắt, mũi để trôi sạch bụi bẩn.

- Người Hà Nội và vùng bị ô nhiễm nên hạn chế tập thể dục buổi sáng, bởi quá trình tập thể dục khiến lượng bụi vào cơ thể nhiều hơn.

Đợt ô nhiễm không khí tại Hà Nội bắt đầu từ 8/12, khi chỉ số chất lượng không khí liên tục duy trì ở ngưỡng tím – rất xấu (AQI>200). Tiêu biểu là các khu vực Thành Công, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Cừ…

Đặc biệt, theo thống kê của ứng dụng Airvisual, có những thời điểm ngày 14/12, AQI một số khu vực tại Hà Nội vượt ngưỡng tím lên nâu – nguy hại (AQI>300), bao gồm: Hồ Tây, 412, Sài Đồng (Long Biên) 357, Tô Ngọc Vân 359.

Ứng dụng PAMair cũng đưa ra bảng đo chất lượng không khí của Hà Nội “dày đặc” màu tím với ngưỡng rất xấu.

Nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân, ngày 14/12 vừa qua, Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng đưa ra những khuyến cáo.

Theo các chuyên gia, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội có xu hướng ngày càng phức tạp. Do vậy, thành phố nên đưa ra nhiều biện pháp khẩn cấp để cải thiện tình trạng này, nhằm bảo đảm sức khỏe cho người dân.

KHẢ MINH

Theo vtc.vn

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội?

Một số nghiên cứu cho thấy các nhà máy điện than tập trung ở phía đông Hà Nội có thể là nguồn đóng góp gia tăng nhanh nhất vào ô nhiễm không khí của thủ đô.

Những ngày ô nhiễm vừa qua tại Hà Nội một lần nữa làm dấy lên tranh luận về mức độ ô nhiễm, tác hại lên sức khỏe cũng như các nguyên nhân.

Tác giả của một số nghiên cứu và các chuyên gia cho biết ô nhiễm không khí ở Hà Nội đến từ nhiều lĩnh vực và phần lớn đến từ các hoạt động bên ngoài Hà Nội. Ô nhiễm có thể tăng lên nếu không có thêm các biện pháp kiểm soát.

Nhưng có dấu hiệu cho thấy các nhà máy điện than ở quanh Hà Nội đang là một trong những nguồn gia tăng nhanh nhất đóng góp vào ô nhiễm không khí ở thủ đô. Điều này được thể hiện qua một số nghiên cứu và tính toán định lượng.

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 1

Các nhà máy nhiệt điện lớn (công suất trên 600 MW) ở miền Bắc. Đồ họa: Minh Hồng.

Ô nhiễm từ điện than sẽ tăng mạnh

Một nghiên cứu đã định lượng được các nguồn gây ô nhiễm PM2.5 ở Hà Nội cho thấy với kịch bản tăng trưởng như hiện tại, dù tính cả các chính sách kiểm soát phát thải hiện có và đã lên kế hoạch, nồng độ PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội có thể tăng khoảng 20% vào năm 2030.

Trong đó, "mức tăng lớn nhất về nồng độ PM2.5 sẽ đến từ phát thải trong ngành điện", nghiên cứu viết.

Đó là kết quả ban đầu của nghiên cứu mang tên Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam, dự án hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) của Áo, công bố tháng 10/2018.

Theo nghiên cứu, vào năm 2015, các nguyên nhân đóng góp vào nồng độ PM2.5 trong không khí tại Hà Nội đến từ phát thải giao thông đường bộ (1/4), kế đến là nhiệt điện và công nghiệp lớn (20%), hoạt động sinh hoạt, đun nấu sử dụng sinh khối (15%), phát thải ammonia trong chăn nuôi và sử dụng phân bón (15%) và đốt phụ phẩm nông nghiệp (7%).

Về nguồn gốc địa lý, các hoạt động gây ô nhiễm không khí Hà Nội không nhất thiết phải diễn ra trong Hà Nội. Nghiên cứu ước tính rằng chỉ 1/3 mức ô nhiễm PM2.5 trong không khí ở Hà Nội đến từ trong phạm vi thành phố. 2/3 phần còn lại đến từ các tỉnh khác (như hình 7 dưới đây trích từ nghiên cứu).

Nghiên cứu này không nhằm mục đích giải thích đợt ô nhiễm không khí tăng vọt vừa qua, mà nhằm phân tích xu hướng và nguồn ô nhiễm qua thời gian dài. Nếu xét riêng một đợt ô nhiễm đỉnh điểm nào đó, các nguyên nhân có thể khác so với nếu tính trung bình một năm.

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 2

Phát thải đến từ riêng ngành điện vào năm 2015 đóng góp dưới 10% ô nhiễm không khí Hà Nội (xem hình 7 ở trên - ngành điện là màu đen). Nhưng theo mô phỏng vào năm 2030, ngành điện có thể đóng góp tới 20% mức ô nhiễm PM2.5 tại Hà Nội (như hình 10 dưới đây trích từ nghiên cứu - ngành điện là màu đen).

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 3

"Bài toán ô nhiễm không khí phức tạp vì các chất gây ô nhiễm lan truyền không phân biệt nước nào, tỉnh nào, địa phương nào, phải có cách giải quyết tổng thể, nhìn nhận tất cả các ngành, các địa phương... Hà Nội giải quyết không thì chưa đủ", Trương An Hà, nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm Năng lượng Sạch và Phát triển Bền vững, Đại học Khoa học - Công nghệ Hà Nội, người tham gia vào nghiên cứu trên, nói với Zing.vn.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu năm 2015, trước khi Quy hoạch Điện VII được điều chỉnh tháng 3/2016. Dù vậy, nghiên cứu cho thấy khi công suất nhiệt điện than tăng lên theo quy hoạch, điện than có thể trở thành nguồn đóng góp gia tăng nhanh nhất vào nồng độ PM2.5 tính trung bình cả năm ở Hà Nội.

Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, công suất nhiệt điện than sẽ là 55.000 MW vào năm 2030, giảm so với kế hoạch ban đầu 75.000 MW. Công suất lắp đặt của nhiệt điện than ở Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 13 GW năm 2015 lên 18,5 GW năm 2018.

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 4

Ngày 14/12, đường phố Hà Nội mịt mờ do ô nhiễm kết hợp cùng những màn sương mù dày đặc. Ảnh: Ngọc Lan.

"Mức tăng rất lớn, nhất là chỉ đến từ riêng một ngành"

Các kết quả tính toán nói trên tương đồng với một nghiên cứu khác, tập trung phân tích riêng các nhà máy nhiệt điện đóng góp bao nhiêu vào ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tại khu vực Đông Nam Á.

Đó là nghiên cứu mang tên Burden of Disease from Rising Coal-Fired Power Plant Emissions in Southeast Asia do nhóm các nhà khoa học Đại học Harvard tiến hành.

Nổi bật nhất từ nghiên cứu là ước tính các nhà máy điện than gây ra 4.252 cái chết sớm (premature death) ở Việt Nam năm 2011, và tăng lên 19.223 cái chết sớm vào năm 2030, tức gấp 4,5 lần.

"Nếu không có gì thay đổi, phát thải từ tiêu thụ than trong khu vực Đông Nam Á sẽ tăng gấp ba, nhất là ở Indonesia và Việt Nam", nghiên cứu viết.

Trao đổi với Zing.vn, ông Lauri Myllyvirta, trưởng nhóm phân tích chất lượng không khí toàn cầu của tổ chức Greenpeace, cũng là đồng tác giả nghiên cứu nói trên, cho biết: "Theo ước tính dùng dữ liệu năm 2011, các nhà máy nhiệt điện đóng góp 5 microgram/m3 vào lượng PM2.5 trung bình ở Hà Nội, và con số này tăng lên 12 microgram/m3 vào năm 2030".

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 5

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 6

Mức đóng góp vào nồng độ PM2.5 của riêng các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam vào năm 2011 (trái) và dự báo 2030 (phải). Đây không phải là bản đồ nồng độ PM2.5, chỉ là phần ô nhiễm từ điện than (mảng màu vàng là mức đóng góp khoảng dưới 1 microgram/m3, mảng màu đen là mức đóng góp khoảng 12 microgram/m3). Nghiên cứu được tiến hành trước khi Quy hoạch Điện VII được điều chỉnh. Nguồn: Nghiên cứu Burden of Disease.

Các con số trên phù hợp với kết quả từ nghiên cứu Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam do hai viện VAST và IIASA tiến hành. Nếu so với mức tăng khoảng 20% của nồng độ PM2.5 trung bình năm trong thời gian 2015-2030 (từ nghiên cứu của VAST-IIASA), có thể thấy phần ô nhiễm mà các nhà máy nhiệt điện gây ra đang gia tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều.

Nghiên cứu Burden of Disease đang được cập nhật để phản ánh quy hoạch điện điều chỉnh. Con số cụ thể sẽ sớm được công bố, nhưng đóng góp của điện than vào ô nhiễm không khí sẽ giảm "đáng kể", chuyên gia của Greenpeace cho biết.

Dù vậy, ông cho rằng phần ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện than là đáng lo ngại.

Mức tăng từ 5 đến 12 microgram/m3 là "mức tăng gần 20% nếu so với mức trung bình hiện tại (của nồng độ PM2.5 tại Hà Nội) vào khoảng 40 microgram/m3", ông Myllyvirta nói.

"Đó là mức tăng rất lớn, nhất là đến từ chỉ riêng một ngành", ông nói tiếp. "Nếu riêng một ngành khiến ô nhiễm tăng 10-20%, thì bạn có thể nỗ lực rất nhiều (để giảm ô nhiễm) ở các ngành khác mà vẫn không cải thiện được chất lượng không khí".

"Giảm ô nhiễm được bao nhiêu thì điện than lại làm ô nhiễm bấy nhiêu", ông Myllyvirta nói thêm. "Nếu bạn nghĩ về mức ô nhiễm hiện tại và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, rõ ràng là phải tìm mọi cách cải thiện chất lượng không khí".

Báo cáo Chất lượng Không khí năm 2018 của GreenID cũng cho biết nồng độ PM2.5 trung bình năm của Hà Nội năm 2018 ở mức 40,1 microgram/m3. Nồng độ PM2.5 này vượt xa giới hạn cho phép trong quy chuẩn trung bình năm của Việt Nam là 25 microgram/m3, gấp 4 lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 microgram/m3.

Nhận định về sự gia tăng của ngành điện than trong tương lai theo quy hoạch, ông Trần Đình Sinh, Phó giám đốc GreenID, viết cho Zing.vn: "Theo tính toán lượng bụi mịn PM2.5, SOx và NOx sẽ tăng khoảng 6 lần so với năm 2016, và 80% số đó đến từ điện đốt than". Dù vậy, ông không nêu rõ phương pháp ước tính.

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 7

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất lớn nhất cả nước, gồm 6 tổ máy có công suất 1.040 MW, theo EVN. Ảnh: EVN.

Tiêu chuẩn phát thải ở VN còn dễ dãi

Như vậy, các nghiên cứu và mô hình khoa học độc lập cùng chỉ ra rằng các nhà máy điện than, tập trung ở phía đông Hà Nội, có thể sẽ có phần đóng góp đang gia tăng mạnh nhất vào nồng độ PM2.5 trong cả năm ở thủ đô.

Các chuyên gia về môi trường cho rằng phần ô nhiễm không khí do điện than gây ra cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Mặt khác, nhiều ý kiến nêu tầm quan trọng và sự cần thiết của điện than trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng ở Việt Nam.

Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 3/2016, nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2030 bình quân tăng khoảng 9 -10%/năm, gấp khoảng 1,5-1,8 lần tăng trưởng GDP, tiến sĩ Trần Văn Lượng, cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công thương, cho biết trong một bài viết trên trang Năng lượng Việt Nam, cơ quan của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

"Trong bối cảnh hiện nay... thủy điện đã đạt tới hạn... điện hạt nhân tạm dừng, các năng lượng tái tạo khác (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) chi phí đầu tư lớn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chiếm diện tích lớn, chi phí cho hệ thống truyền tải tăng và trong hệ thống rất cần có nguồn chạy nền để đáp ứng được ổn định điện phụ tải", ông Lượng viết vào tháng 3/2018.

Khí thải từ các nhà máy điện than được xử lý bằng ba hệ thống: lọc bụi tĩnh điện (ESP), xử lý NOx, và xử lý SO2. Ông lượng cho rằng hệ thống lọc bụi tĩnh điện và xử lý NOx ở các nhà máy nhìn chung kiểm soát được lượng bụi và NOx, đáp ứng các yêu cầu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Việt Nam nằm trong vài nước có tiêu chuẩn phát thải cao (dễ dãi) nhất trên thế giới (cùng với Indonesia, Australia), cao hơn hai nước dùng nhiều than nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, vốn đã gặp vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng, theo ông Trần Đình Sinh từ GreenID.

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 8

Nguồn: GreenID.

"Tiêu chuẩn phát thải của Việt Nam còn cách xa so với tiêu chuẩn tốt nhất (best practice) của quốc tế", ông Myllyvirta, chuyên gia từ Greenpeace, nói với Zing.vn. "Các nhà máy điện ở Việt Nam được phép phát thải 5-10 lần so với các nước đang theo tiêu chuẩn tốt nhất".

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ yêu cầu các nhà máy điện than phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với khí thải.

Nhiều ý kiến cho rằng việc minh bạch thông tin phát thải, một trong những biện pháp nổi bật trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí của Trung Quốc, vẫn còn hạn chế.

Ông Trần Đình Sinh từ GreenID cho biết một số nhà máy điện lớn như Vĩnh Tân, Duyên Hải đã lắp đặt màn hình và chiếu các thông tin về phát thải như SOx, NOx, PM2.5, nhiệt độ nước thải cho công chúng xem. Đồng thời các thông tin này được truyền trực tuyến về các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường địa phương, tuy nhiên điều này còn một số bất cập.

"Một số nhà máy như nhiệt điện Hải Phòng do đường truyền và thiết bị không phù hợp nên các thông tin vẫn chưa truyền trực tiếp được. Một số nhà máy khác vẫn chưa lắp đặt thiết bị để cho công chúng biết", ông Trình Đình Sinh từ GreenID viết cho Zing.vn. "Việc công khai minh bạch cho công chúng là một điều tốt".

Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, trong một hội thảo ngày 11/10 về ô nhiễm không khí, đặt câu hỏi: "Các nhà máy cung cấp thông tin về cho Sở Tài nguyên - Môi trường, các thông tin ấy được cung cấp cho người dân chưa? Hiện nay cũng còn ở mức hạn chế. Ví dụ nhà máy Vĩnh Tân thì với sức ép của người dân cũng đưa thông tin lên bảng điện tử, nhưng tôi đọc cũng rất khó hiểu".

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 9

Sáng 14/12, chỉ số AQI tại các điểm quan trắc ở Hà Nội vẫn ở mức xấu, có nơi vượt ngưỡng nguy hại, chất lượng không khí tệ.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu, hai viện IIASA và VAST đã thu thập dữ liệu theo tỉnh về nhiều lĩnh vực như năng lượng, giao thông, nông nghiệp, nhà máy nhiệt điện, cụm công nghiệp, với nguồn dữ liệu đa phần là từ số liệu thống kê quốc gia, tổ chức quốc tế, và từ các báo cáo khoa học trước đó.

Về cơ bản, phương pháp của nghiên cứu này là dùng dữ liệu về các hoạt động gây ô nhiễm ở các tỉnh và các nhà máy điện, nhà máy công nghiệp lớn ở các miền Bắc, để xác định lượng phát thải (trong đó có tính đến các biện pháp kiểm soát khí thải, giả sử các quy định đã ban hành đều được tuân thủ).

Sau đó, mô hình GAINS, mô hình được nhiều nước châu Âu sử dụng, được sử dụng để tính toán sự phát tán của các chất thải, và tính toán mức độ PM2.5 ở từng khu vực quanh miền Bắc.

Nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận hạn chế của các phân tích ban đầu này, như khả năng đánh giá thấp mức độ phát thải từ các làng nghề thủ công.

"Các vấn đề này được đưa ra nhằm giải quyết trong khuôn khổ Giai đoạn 2 của dự án", nghiên cứu viết.

"Đây là những con số có thể tham khảo được. Nhưng rất tiếc là chưa có thêm những nghiên cứu tương đương để kiểm chứng thêm những con số đó", TS Hoàng Xuân Cơ, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội nói với Zing.vn khi được hỏi đánh giá về nghiên cứu trên. Ông không nằm trong nhóm nghiên cứu.

Tương tự, nghiên cứu Burden of Disease dùng mô hình GEOS-Chem, trong đó mô phỏng sự chuyển động của các chất gây ô nhiễm trong bầu khí quyển. Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu phát thải cho mỗi nhà máy nhiệt điện, dựa vào giới hạn phát thải SO2, NO2, và các loại bụi khác.

Họ giả thiết rằng lượng phát thải thực tế bằng với giới hạn cho phép, sau đó mô phỏng xem các chất ô nhiễm sẽ phát tán như thế nào, Lauri Myllyvirta, tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Trọng Thuấn

Theo news.zing.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhân chứng kể giây phút cứu bé gái trong ô tô lao xuống kênh ở Nam ĐịnhNhân chứng kể giây phút cứu bé gái trong ô tô lao xuống kênh ở Nam Định
18:16:20 31/01/2025
Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 TếtTai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết
14:27:18 01/02/2025
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ ô tô lao xuống mương ở Nam Định làm 7 người chếtThủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ ô tô lao xuống mương ở Nam Định làm 7 người chết
21:13:09 31/01/2025
Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'
09:01:26 01/02/2025
Quán ở Hà Nội bán 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu bị đình chỉ hoạt độngQuán ở Hà Nội bán 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu bị đình chỉ hoạt động
21:26:20 31/01/2025
Đèn giao thông không sáng, ô tô tông nhau lật ngửa giữa ngã tư ở Bình DươngĐèn giao thông không sáng, ô tô tông nhau lật ngửa giữa ngã tư ở Bình Dương
18:21:00 31/01/2025
4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài
15:13:39 01/02/2025
Xác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam ĐịnhXác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam Định
09:13:47 02/02/2025

Tin đang nóng

Sao nam Vbiz gây tranh cãi nhất mùa Tết 2025: Đăng mã QR nhận lì xì, đùa vui hay phản cảm?Sao nam Vbiz gây tranh cãi nhất mùa Tết 2025: Đăng mã QR nhận lì xì, đùa vui hay phản cảm?
10:56:39 02/02/2025
Thêm 1 sao nam lên tiếng về drama chê phim Trấn Thành, đứng ra giảng hoà nhưng bị Lê Giang đáp trả đến câm nínThêm 1 sao nam lên tiếng về drama chê phim Trấn Thành, đứng ra giảng hoà nhưng bị Lê Giang đáp trả đến câm nín
11:06:33 02/02/2025
4 con sò điệp giá hơn 1,4 triệu đồng, quán ăn ở Vũng Tàu "bị soi"4 con sò điệp giá hơn 1,4 triệu đồng, quán ăn ở Vũng Tàu "bị soi"
10:08:29 02/02/2025
Nhận được lời đề nghị sốc óc từ anh chồng, tôi "đốp" thẳng khiến cả nhà anh cứng họngNhận được lời đề nghị sốc óc từ anh chồng, tôi "đốp" thẳng khiến cả nhà anh cứng họng
10:14:49 02/02/2025
Mới ngày đầu năm, chị dâu xin bố tôi cắt đất cho ra ở riêng, phản ứng của ông làm cả nhà choáng vángMới ngày đầu năm, chị dâu xin bố tôi cắt đất cho ra ở riêng, phản ứng của ông làm cả nhà choáng váng
09:56:53 02/02/2025
Tin vui đầu năm của nhiều sao ViệtTin vui đầu năm của nhiều sao Việt
09:44:23 02/02/2025
Để rượu cúng ngoài bờ rào, người 'vợ hờ' bị đấm chếtĐể rượu cúng ngoài bờ rào, người 'vợ hờ' bị đấm chết
10:00:36 02/02/2025
Mùng 1 Tết đưa mẹ chồng đi gieo quẻ đầu năm, tôi bất ngờ phát hiện ra bí mật tày đình của em chồngMùng 1 Tết đưa mẹ chồng đi gieo quẻ đầu năm, tôi bất ngờ phát hiện ra bí mật tày đình của em chồng
09:44:32 02/02/2025

Tin mới nhất

Ô tô chạy "quá chậm" có bị phạt không?

Ô tô chạy "quá chậm" có bị phạt không?

14:01:44 02/02/2025
Theo Nghị định 168, tài xế sẽ bị phạt nếu điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
Vụ tai nạn ô tô 7 người tử vong ở Nam Định: Bé gái sống sót tiến triển khả quan

Vụ tai nạn ô tô 7 người tử vong ở Nam Định: Bé gái sống sót tiến triển khả quan

13:33:43 02/02/2025
Ngay khi tiếp nhận, thầy thuốc đã chuyển bệnh nhi lên khu vực hồi sức, đánh giá tiên lượng sức khỏe ổn. Diễn biến trong đêm mùng 2 Tết và các ngày sau không có vấn đề đặc biệt.
Liên tiếp xảy ra động đất ở Kon Tum trong dịp Tết Nguyên đán

Liên tiếp xảy ra động đất ở Kon Tum trong dịp Tết Nguyên đán

13:26:38 02/02/2025
Ngày 2/2, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thông báo về một trận động đất có độ lớn 3.1 vừa xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Về ngoại chơi Tết, cháu bé 8 tuổi gặp nạn ở hồ nước

Về ngoại chơi Tết, cháu bé 8 tuổi gặp nạn ở hồ nước

13:11:42 02/02/2025
Ngày 2/2, ông Nguyễn Đức Sâm, Chủ tịch UBND xã Phong Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, xác nhận một vụ đuối nước thương tâm đã xảy ra trên địa bàn, khiến cháu H.X.H. (8 tuổi) tử vong.
11 thanh niên tắm biển ngày Tết, 2 người bị sóng cuốn trôi

11 thanh niên tắm biển ngày Tết, 2 người bị sóng cuốn trôi

09:11:31 02/02/2025
Tối 1/2, một lãnh đạo huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến hai thanh niên đuối nước và mất tích.
Chạy ô tô quá tốc độ bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

Chạy ô tô quá tốc độ bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

09:01:52 02/02/2025
Theo Nghị định 168, tài xế ô tô có thể bị trừ tới 6 điểm giấy phép lái xe nếu chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h.
Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc

Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc

07:00:24 02/02/2025
Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã phát hiện nam tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp khoảng 5 lần mức kịch khung trên cao tốc.
Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong

Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong

06:55:36 02/02/2025
Khoảng 20h tối cùng ngày, người dân sống gần khu vực cầu Kinh 12, đường Bờ Kinh 12, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, nghe có tiếng động mạnh.
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, 3 người đi cấp cứu

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, 3 người đi cấp cứu

06:53:44 02/02/2025
Tối 1/2 (mùng 4 Tết), xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 3 ô tô trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 3 người bị thương, giao thông ùn tắc cục bộ.
8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

03:00:38 02/02/2025
Tổng cộng trong 8 ngày nghỉ Tết có 481 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa; 47 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, chưa ghi nhận ca tử vong.
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc

19:03:32 01/02/2025
Tại hiện trường, các phương tiện đều bị hư hỏng nặng phần đầu và đuôi. Mảnh vỡ văng tung tóe trên mặt đường, may mắn vụ việc không gây thương vong về người.
Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

19:01:36 01/02/2025
CSGT toàn quốc cũng xử lý 5.671 trường hợp vi phạm, tạm giữ 40 ô tô và 2.575 xe mô tô. Đồng thời, tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm bằng lái 864 trường hợp.

Có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ Quỳnh Liên: Người trẻ đam mê tuồng, từng muốn bỏ nghề vì quá nghèo

Nghệ sĩ Quỳnh Liên: Người trẻ đam mê tuồng, từng muốn bỏ nghề vì quá nghèo

Sao việt

14:17:06 02/02/2025
Nghệ sĩ tuồng Quỳnh Liên là gương mặt vàng thuộc Đoàn Nghệ thuật Thể nghiệm của Rạp hát Hồng Hà. Quỳnh Liên từng được biết đến qua những vở diễn nổi tiếng như: Hồ Nguyệt Cô hóa cáo , Tam Khúc chúa ...
4 con giáp vừa giàu vừa may trong tháng 2 này

4 con giáp vừa giàu vừa may trong tháng 2 này

Trắc nghiệm

14:17:04 02/02/2025
Theo tử vi, tháng 2 này, vận may của người tuổi Mão sẽ dần cải thiện, giống như cây non lớn lên mạnh mẽ vào mùa xuân, tràn đầy nhựa sống.
Áo dài phối sneakers, phá cách nhưng vẫn giữ trọn nét duyên dáng ngày xuân

Áo dài phối sneakers, phá cách nhưng vẫn giữ trọn nét duyên dáng ngày xuân

Thời trang

14:15:58 02/02/2025
Áo dài cách tân thường được ưu tiên với những thiết kế mang độ dài ngắn hơn so với áo dài truyền thống, phần tà nhẹ nhàng và không quá ôm sát, giúp dễ dàng di chuyển khi đi cùng sneakers.
Vì sao "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành áp đảo phòng vé dù vấp tranh cãi?

Vì sao "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành áp đảo phòng vé dù vấp tranh cãi?

Hậu trường phim

14:09:47 02/02/2025
Bộ tứ báo thủ giữ vị thế không đối thủ trong đường đua phim Tết Ất Tỵ khi có khoảng 6.000 suất chiếu mỗi ngày trên toàn quốc.
Bức ảnh khiến Song Hye Kyo bị cả MXH tấn công

Bức ảnh khiến Song Hye Kyo bị cả MXH tấn công

Sao châu á

14:07:48 02/02/2025
Giữa lúc nhan sắc, tuổi tác của Song Hye Kyo bị mang ra bàn tán, miệt thị, nhiều khán giả đã lên tiếng bảo vệ nữ diễn viên.
Hết thời người trẻ Trung Quốc đi du lịch Tết

Hết thời người trẻ Trung Quốc đi du lịch Tết

Netizen

14:03:20 02/02/2025
Trong dịp Tết Âm lịch năm nay, nhiều người trẻ, đặc biệt là Gen Z, tại Trung Quốc cho biết muốn về quê nghỉ lễ cùng gia đình, nấu ăn với người thân, không còn thích đi du lịch.
Năm mới học 5 thói quen quản lý của Elon Musk để hiệu suất nhân 2, nhân 3

Năm mới học 5 thói quen quản lý của Elon Musk để hiệu suất nhân 2, nhân 3

Thế giới

14:01:03 02/02/2025
Dưới đây là 5 thói quen quản lý thời gian của vị tỷ phú giúp mọi người đặc biệt là quản lý doanh nghiệp có thể học hỏi giúp tăng hiệu suất trong năm mới.
Elanga 'lột xác' khi rời MU

Elanga 'lột xác' khi rời MU

Sao thể thao

13:56:15 02/02/2025
Hôm 1/2, Elanga có màn trình diễn xuất sắc với cú hat-trick kiến tạo, giúp Nottingham Forest thắng Brighton với tỷ số 7-0. Trận thắng này đưa Nottingham Forest lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng Premier League
Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm

Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm

Sức khỏe

13:55:24 02/02/2025
Theo y học cổ truyền, quả quất có vị chua ngọt, tính ấm, quy vào kinh phế, có tác dụng trị ho, long đờm, giảm đau rát họng. Các hoạt chất trong quả quất có tính kháng khuẩn, kháng virus, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh...
Nhóm thanh niên thuê nhà nghỉ phê ma túy tối mùng 3 Tết

Nhóm thanh niên thuê nhà nghỉ phê ma túy tối mùng 3 Tết

Pháp luật

13:49:47 02/02/2025
Nhóm 3 thanh niên ở Tiền Giang mua ma túy mang về nhà nghỉ để tụ tập bạn bè sử dụng thì cơ quan Công an ập vào kiểm tra, phát hiện 10 đối tượng dương tính với chất ma túy.
Quyền Linh phấn khích khi thầy giáo U.50 chinh phục được mẹ đơn thân xinh đẹp

Quyền Linh phấn khích khi thầy giáo U.50 chinh phục được mẹ đơn thân xinh đẹp

Tv show

13:21:22 02/02/2025
Thầy giáo dạy toán từng đổ vỡ hôn nhân, được con trai đăng ký đến chương trình hẹn hò để tìm vợ mới. Được Quyền Linh mai mối cho mẹ đơn thân có cùng hoàn cảnh, cả hai cùng bấm nút và nắm tay nhau ra về.