Ô nhiễm không khí làm suy giảm trí thông minh, khả năng ngôn ngữ
Những ngày qua không khí tại Hà Nội và các thành phố lớn luôn ở trong tình trạng báo động đối với sức khỏe gây ra nhiều lo lắng cho người dân. Đặc biệt khi ô nhiễm không khí được cho sẽ làm giảm trí thông minh, ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và số học.
95% dân số thế giới đang hít thở không khí ô nhiễm. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng ô nhiễm không khí làm giảm hiệu suất nhận thức của học sinh. Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tác động của ô nhiễm không khí đối với dân số ở mọi lứa tuổi và sự khác biệt về giới tính.
Chen Xi, trợ lý giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Đại học Yale trong nhóm nghiên cứu cho biết: “Ô nhiễm không khí làm giảm trình độ học vấn của mọi người một năm và có tác động rất lớn, đặc biệt ảnh hưởng đến trí tuệ những người trên 64 tuổi.
Tác hại của ô nhiễm không khí lên não bộ đang bị lão hóa của con người sẽ liên tục làm suy giảm sức khỏe và tiêu tốn chi phí điều trị cho người bệnh, ngoài ra, việc thực hiện chức năng nhận thức cũng rất quan trọng đối với người già trong sinh hoạt hàng ngày và khi đưa ra các quyết định quan trọng”.
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất so với các loại ô nhiễm khác (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu mới được công bố trên “Học viện Khoa học Quốc gia” đã phân tích kết quả các bài kiểm tra ngôn ngữ và toán trong “Khảo sát theo dõi gia đình Trung Quốc” do 20.000 người Trung Quốc thực hiện từ năm 2010 đến năm 2014. Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả kiểm tra với hồ sơ về ô nhiễm nitơ dioxit và lưu huỳnh dioxit, họ phát hiện ra rằng càng ở lâu trong môi trường không khí bẩn, tinh thần của họ càng bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Derrick Ho của Đại học Bách khoa Hồng Kông giải thích rằng điều này là do ô nhiễm không khí nghiêm trọng có thể liên quan đến căng thẳng oxy hóa của cơ thể, viêm dây thần kinh và thoái hóa thần kinh.
Mật độ ô nhiễm không khí càng cao, suy giảm nhận thức càng rõ rệt (Ảnh minh họa)
Chen Xi cho biết kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho toàn thế giới, tình trạng suy giảm trí tuệ có thể tăng lên hàng ngày, nếu tăng 1 miligam ô nhiễm không khí trong 3 năm tương đương với việc mất hơn một tháng học hành.
Không chỉ làm sa sút trí tuệ, con người sẽ phải gánh chịu nhiều bệnh tật hơn trong tương lai nếu không ngay lập tức dừng những hành đông gây ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm không khí ở miền Bắc kéo dài, 5 cách cần làm để bảo vệ sức khỏe
Tình trạng ô nhiễm không khí sẽ kéo dài nhiều ngày tới ở miền Bắc với quy luật ô nhiễm nghiêm trọng vào đêm và sáng, trưa chiều được cải thiện.
Ô nhiễm không khí ở miền Bắc có thể kéo dài
Hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air ghi nhận chất lượng không khí các tỉnh miền Bắc nước ta có dấu hiệu suy giảm từ mấy ngày qua. Ô nhiễm không khí thay đổi theo giờ trong ngày. Thời gian ô nhiễm nhất thường tập trung vào đêm và sáng sớm với nhiều điểm đo ở ngưỡng đỏ (chỉ số AQI từ 150 trở lại - mức ô nhiễm có hại cho sức khỏe mọi người), cá biệt một số điểm đo có thể lên ngưỡng tím (chỉ số AQI từ 200 trở lên - ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người).
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội ở mức cao
Vào trưa chiều, khi nắng mạnh, chất lượng không khí ở Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc được cải thiện, chỉ còn ở ngưỡng trung bình (chỉ số AQI từ 50-100 và ngưỡng kém với chỉ số AQI từ 100-150 - bắt đầu ảnh hưởng đến nhóm nhạy cảm như người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch).
Theo nhận định của nhóm chuyên gia PAM Air, tình trạng ô nhiễm không khí sẽ kéo dài nhiều ngày tới với quy luật ô nhiễm nghiêm trọng vào đêm và sáng, trưa chiều được cải thiện.
Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khi ở mức cao?
Trước thực trạng không khí đang bước vào giai đoạn ô nhiễm kéo dài, chia sẻ với báo Đại đoàn kết, ông Vũ Văn Giáp- Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam cho biết, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần phải nắm được thông tin về mức an toàn trong không khí để có kế hoạch phòng vệ cho bản thân. Trong những ngày ô nhiễm không khí nguy hại, người dân đặc biệt trẻ em và phụ nữ có thai, người lớn tuổi, hạn chế ra đường hay tham gia các hoạt động ngoài trời.
Nếu có nhu cầu ra ngoài cần đeo khẩu trang để ngăn ngừa khói bụi trong không khí. Các chuyên gia lưu ý, khẩu trang thông thường như khẩu trang vải, khẩu trang y tế không thể lọc được bụi mịn mà chỉ hạn chế 30%-40% lượng bụi.
Luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra đường
Cần lựa chọn khẩu trang ôm sát mặt: Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi đeo khẩu trang, giúp cho không khí bẩn không chui vào phía trong. Khẩu trang ôm sát mặt, cho phép tối đa 5% không khí đi qua các khoảng trống.
Khi ra đường về nhà, cũng nên rửa mặt, rửa mũi để giảm thời gian hạt bụi tiếp xúc trên đường hô hấp và trên da. Đồng thời, người dân nhớ nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý, hạn chế phơi thực phẩm, áo quần, hạn chế sử dụng nước mưa...
Nười dân cũng nên chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch để đun nấu, thay bếp than tổ ong bằng bếp điện, bếp từ. Khi dừng xe trước đèn đỏ, hãy tắt các phương tiện giao thông, hãy trồng thêm cây xanh, không đốt vàng mã, sử dụng nguyên liệu sạch.
Sử dụng các thiết bị có tính năng lọc sạch không khí. Hiện nay, nhiều gia đình có xu hướng mua các máy điều hòa tích hợp chức năng nói trên, nhờ đó, tiết kiệm được về tài chính và diện tích sử dụng.
Cùng với sự gia tăng dân số và nhiệt độ Trái Đất nóng dần lên, không khí mà con người hít thở mỗi ngày cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng do các động cơ và quy trình công nghiệp vẫn tiếp tục thải ra rất nhiều khí bẩn. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức để hạn chế tối đa tác động xấu của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm không khí ở miền Bắc có thể kéo dài Các tỉnh miền Bắc đang bước vào một đợt ô nhiễm không khí, dự báo kéo dài nhiều ngày tới do điều kiện khí tượng không thuận lợi. Ô nhiễm không khí diễn ra vào đêm và sáng trong những ngày tới Ảnh: Như Ý Hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air ghi nhận chất lượng không khí các tỉnh...