Ô nhiễm không khí gây hại sức khỏe và da như thế nào?
Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về da liễu như mụn, dị ứng, viêm da…
Tại các thành phố lớn có lượng khí thải giao thông cao và nhiều công trình xây dựng, bụi PM 2.5 lại càng xuất hiện phổ biến hơn cả. Trong khi đó, khuyến cáo của WHO cho hay, chỉ số PM 2.5 nên ở dưới mức 25 g/m3 trung bình 24 giờ, tuy nhiên tại các đô thị Việt Nam như TP.HCM hay Hà Nội nồng độ bụi PM 2.5 lại đang vượt chuẩn.
Trong 3 tháng đầu năm 2018, Hà Nội có 82 ngày nồng độ bụi PM 2.5 trung bình lên đến 63,2 g/m3. Trong khi đó, dù nồng độ bụi PM 2.5 trung bình trong 3 tháng đầu năm 2018 ở TP.HCM chỉ bằng gần một nửa Hà Nội nhưng so cùng kỳ 3 năm gần đây, chất lượng không khí tại TP HCM cũng được ghi nhận có xu hướng xấu dần.
Ô nhiễm không khí gây hại như thế nào?
Một ngày con người cần 10.000 lít không khí để thở. Ô nhiễm không khí là khi thành phần của không khí bị thay đổi, chất độc hại thải vào môi trường vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường.
Không khí qua cơ thể có gây bệnh hay không phụ thuộc miễn dịch, chức năng đào thải cơ thể, chất độc hại vào cơ thể, mức độ… Nhóm dễ bị ảnh hưởng là người cao tuổi, phụ nữ có thai, có thể gây ảnh hưởng bào thai, trẻ em, người có bệnh sẵn… Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe khá lớn, đặc biệt là với trẻ em vì có tốc độ thở gấp 2 lần người lớn. Chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây bệnh về đường hô hấp, tim, ung thư.
Chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây bệnh về đường hô hấp, tim, ung thư. Bên cạnh đó cũng gây các bệnh về da liễu như mụn, dị ứng, viêm da…
Bụi PM 2.5 là tác nhân ô nhiễm ảnh hưởng nhất đối với sức khỏe do có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong phổi.
Theo các chuyên gia y tế, ô nhiễm môi trường tác động đến nhiều bệnh lý đường hô hấp, trong đó phải kể đến nhiễm trùng hô hấp trẻ em, hô hấp người lớn, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trong đó, mũi là cửa ngõ của đường hô hấp vì thế đây là cơ quan đầu tiên trên cơ thể phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết hoặc tác nhân từ môi trường. Khi không khí bị ô nhiễm kéo dài và mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, những bệnh liên quan đến cửa ngõ này rất dễ xuất hiện và thực sự khó kiểm soát.
Thực tế, số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây cho thấy các bệnh nhân về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra.
Bệnh viện Mắt Trung ương cũng từng khuyến cáo, bệnh viện từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp viêm nhiễm mắt, giác mạc do khí bụi. Do đó, bác sĩ khuyên những người dân khi đi ra ngoài, đặc biệt những người trực tiếp làm việc trong môi trường bị ô nhiễm cần nâng cao cảnh giác, bảo vệ mắt tốt hơn.
Trong khi đó, các chuyên gia về da liễu cũng nhận định, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về da liễu như mụn, dị ứng, viêm da… Chúng là nơi chứa nhiều mầm bệnh, tác nhân mang vi khuẩn, virus, nấm mốc vào cơ thể người nếu tiếp xúc lâu dài và tùy theo cơ địa của từng người sẽ có các bệnh lý khác nhau.
Trên thực tế, bất chấp việc che chắn kỹ càng cho cơ thể bằng áo khoác hoặc váy chống nắng,… làn da vẫn bị bụi bẩn tấn công mỗi ngày. Ô nhiễm, khói bụi tích tụ sâu bên trong da, làm bít tắc lỗ chân lông, da không đều màu, thâm sạm, tàn nhang, nám,… Những tác nhân này còn phá hủy các vitamin, làm sợi collagen suy yếu khiến da mất độ đàn hồi và các dấu hiệu lão hóa, nếp nhăn dần xuất hiện. Làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ dị ứng, nổi mụn, không đủ sức để chống chọi với các tác nhân từ bên ngoài.
Đối phó ô nhiễm không khí ra sao?
Về điều này, các chuyên gia khuyến cáo, để có thể góp phần vào việc giảm ô nhiễm không khí bằng cách thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, trồng nhiều cây xanh. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng ô nhiễm cần một giải pháp đồng bộ của các cơ quan hữu quan.
Còn người dân sống trong môi trường ô nhiễm như vậy, cần giữ nguyên tắc: Đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường; Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài; Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể; Khi về nhà, cần thay quần áo và tắm gội ngay; Không ăn uống lề đường, chọn thực phẩm sạch, không bị nhiễm bẩn; Hạn chế đi ra ngoài.
Video đang HOT
Công thức tính lượng bụi tích tụ trên da trong một năm.
Một phép tính khá thú vị mới đây chỉ ra rằng, tính trung bình, cứ khoảng 1 km lại chứa xấp xỉ 0,3 gram bụi lơ lửng. Ước lượng trung bình trong một ngày một người phụ nữ di chuyển quãng đường khoảng 20 km, nhân lên với 365 ngày trong một năm sẽ có được con số 2,2 ký.
Không chỉ thế, mỗi tiếng đồng hồ cơ thể chúng ta lại sản sinh ra 600 ngàn tế bào chết, lão hóa do các tác động từ môi trường, nội tiết tố và tuổi tác. Trung bình một năm lượng tế bào chết này có thể lên đến 3,6 ký. Như vậy, theo phép tính toán này thì mỗi năm phụ nữ Việt mang trên người đến gần 6kg bụi ô nhiễm.
Các chuyên gia về làm đẹp da cho rằng, rửa mặt hay tắm rửa thông thường chỉ giúp làm sạch chất bẩn bên ngoài nhưng khó lòng làm sạch sâu vào các tế bào và mô. Vì thế, để “rũ bỏ” 6 ký bụi tích tụ trên da mỗi năm, cho làn da được “thở” đồng thời bảo vệ da khỏi bụi bẩn, ô nhiễm và vi khuẩn hàng ngày, chúng ta cần quan tâm và tìm kiếm những loại sữa tắm có thành phần lành tính từ thiên nhiên với những tính năng thanh lọc, làm sạch sâu hiệu quả và an toàn cho làn da. Với các thành phần từ thiên nhiên, làn da sẽ được detox mỗi ngày và dần lấy lại vẻ tươi trẻ, sảng khoái.
Theo Dân trí
Bạn có nguy cơ mắc ung thư phổi?
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư có số ca mắc cao nhất tại Việt Nam. Kiểm tra và phát hiện bệnh càng sớm, khả năng chữa khỏi sẽ càng cao.
Ung thư phổi tại Việt Nam
Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc ung thư phổi ở nước ta rất cao và còn gia tăng liên tục. Theo thống kê của Globocan, từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2018, số ca mắc ung thư phổi là 16,722 ca, chiếm 18,4% số ca mắc ung thư, đứng thứ hai sau ung thư gan (21,5%). Hơn nữa, đi cùng số ca mắc bệnh ngày càng tăng là bệnh nhân ngày càng trẻ hóa.
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là một hiện tượng tăng trưởng bất thường của các mô ở phổi. Khi bạn hít vào, không khí sẽ đi xuống khí quản rồi vào phổi và tràn qua các ống gọi là phế quản. Hầu hết các ca bệnh ung thư phổi đều bắt đầu từ tế bào ở trong những đường ống này.
Có 2 loại ung thư phổi chính:
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non-Small Cell Lung Cancer) là loại ung thư phổi phổ biến nhất.
Ung thư phổi tế bào nhỏ (Small Cell Lung Cancer) là ít phổ biến hơn, nhưng lan nhanh chóng đến các bộ phận khác của cơ thể thông qua máu.
Nguyên nhân gây ung thư phổi
Khói thuốc lá (thuốc lá, điếu cày và điếu xì gà) là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, mặc dù không phải ai hút thuốc cũng sẽ bị ung thư phổi. Các chất độc hại trong khói thuốc làm tổn thương tế bào phổi. Người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc thụ động từ những người hút thuốc ở gần cũng có thể mắc ung thư phổi.
Bạn cũng có thể có nguy cơ bị ung thư phổi nếu bạn:
Trên 40 tuổi - hầu hết các bệnh nhân bị chẩn đoán mắc ung thư phổi đều trên 65 tuổi
Tiếp xúc nhiều với các chất như radon (khí phóng xạ), amiăng, asen, crôm, niken và ô nhiễm không khí
Có thành viên trong gia đình mắc ung thư phổi
Các triệu chứng của ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi khi được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Tuy nhiên, bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện triệu chứng. Khi bệnh đã nặng hơn thì bệnh nhân mới có những triệu chứng cụ thể như:
Ho dai dẳng và ngày một nặng hơn
Bị khản tiếng
Khó thở, ví dụ như thở dốc
Đau ngực liên tục
Ho ra máu
Cảm giác mệt mỏi thường xuyên
Thường xuyên mắc bệnh các bệnh nhiễm trùng phổi như viêm phổi
Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Hãy lưu ý rằng, những triệu chứng này cũng có thể do vấn đề sức khỏe khác nhưng hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng nêu trên.
Phương pháp điều trị ung thư phổi
Có 4 phương pháp điều trị ung thư phổi:
Hóa trị để thu nhỏ khối u hoặc tiêu diệt ung thư
Phương pháp xạ trị (tia X năng lượng cao) để tiêu diệt tế bào ung thư
Phẫu thuật cắt bỏ khối u và các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng (tuyến)
Liệu pháp trúng đích để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư
Phòng ngừa ung thư phổi như thế nào?
Mặc dù có nhiều nguyên nhân khiến gây ung thư phổi, bạn vẫn có thể chủ động phòng tránh bằng những thay đổi thói quen hàng ngày.
Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá
Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại
Tránh xa nguồn không khí ô nhiễm
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Hạn chế uống đồ có cồn
Ăn uống vệ sinh và lành mạnh
Kiểm tra phổi định kỳ
Một việc không kém phần quan trọng hơn nữa chính là tầm soát ung thư 6 tháng một lần. Đặc biệt là người hút thuốc lâu năm, trên 40 tuổi hoặc trong gia đình có người mắc ung thư phổi. Lợi thế của tầm soát ung thư thường xuyên chính là khả năng phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm (nếu có), đảm bảo hiệu quả điều trị và tăng cơ hội sống tốt hơn cho bệnh nhân.
Bài viết được cung cấp bởi Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore, trung tâm y tế hàng đầu với lịch sử hơn 35 năm với các chuyên gia giàu kinh nghiệm và công nghệ khám chữa bệnh hiện đại.
Nhận hỗ trợ ngay từ Việt Nam và đăng ký để nhận tư vấn từ các chuyên gia tại Mount Elizabeth Singapore: https://bit.ly/2rit0do
Tại Hồ Chí Minh: tòa nhà Charmington La Pointe, Block B, Tầng 3, căn hộ số 311, số 181 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh
Tại Hà Nội: tầng 5, số 110 - 112 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Theo Dân trí
Ôtô chứa hơn 700 vi khuẩn gây bệnh Vi khuẩn tập trung chủ yếu ở vô lăng, máy lạnh, cần số, ghế sau..., nên vệ sinh thường xuyên trong xe. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Queen (Mỹ), trong xe hơi có hơn 700 loại vi khuẩn. Nếu ôtô không được vệ sinh thường xuyên thì người trong xe có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Bác sĩ...