Ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội, người dân chuyển ra ngoài trung tâm mua nhà
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao, Trưởng bộ phận nghiên cứu CBRE Việt Nam cho biết, ô nhiễm môi trường từ khói bụi, tiếng ồn, kẹt xe tại trung tâm thành phố khiến người dân đang có xu hướng mua nhà tại vùng ven ở Hà Nội.
Bên lề cuộc họp báo sáng 7/1 công bố thông tin thị trường bất động sản quý 4/2019, bà Dung phân tích, xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm thành phố xuất hiện 5 năm trở lại đây, phát triển mạnh mẽ 2 năm nay là sự dịch chuyển ra vùng ven. Sự phát triển này từ sự cải thiện rất lớn từ cơ sở hạ tầng.
Theo đại diện CBRE, quỹ đất khu vực trung tâm đang dần hết, giá bán tăng lên và người dân có xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm. “2 năm nay, bất động sản vùng ven khởi sắc trở lại. Một thời gian dài chúng ta nói đến khu đô thị ma, khu đô thị bỏ hoang bởi kết nối cơ sở hạ tầng chưa sẵn sàng. Giờ cơ sở hạ tầng sẵn sàng, nhu cầu mua tăng lên, khả năng chi trả tăng lên, những khu đô thị này đã được khoác áo mới”, bà Dung nói.
Video đang HOT
Bà Dung cho biết thêm, khả năng hấp thụ của khu đô thị này tốt, người dân bắt đầu chuyển về ở. Đặc biệt, nếu như trước đây, người mua tại những khu đô thị này là để đầu cơ và không chuyển về ở. Nhưng hiện nay, nhu cầu thực tăng lên. Có khu đô thị về khoảng cách rất xa nhưng thời gian đi lại chỉ khoảng 30 phút đến trung tâm nhưng đều kín người thuê và người ở. Những khu vực xa trung tâm, chủ đầu tư tích hợp nhiều tiện ích.
“Việc chuyển ra ngoài trung tâm bởi hạ tầng trong trung tâm không theo kịp sự đô thị hóa của các thành phố lớn. Vì vậy, hệ lụy từ đô thị hóa quá nhanh như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, ngập lụt, kẹt xe… Đấy là cái xu hướng đã thấy và trong tương lai sẽ là xu hướng định hình thói quen mua nhà của nhiều người”, bà Dung cho hay.
Theo báo cáo của CBRE, Hà Nội trong vòng 10 năm tính từ năm 2010-2019 số lượng căn hộ chung cư tại Hà Nội đã tăng lên gấp 4 lần lên mức 304.000 căn. Xu hướng gia tăng chung cư đến từ lối sống ưu chuộng sự tiện lợi của giới trẻ. Họ dễ thay đổi hơn với môi trường sống chung cư.
Từ năm 2010-2015 chủ yếu phát triển ở phía Tây nhưng từ 2015 đến nay xu hướng mở rộng thị trường BĐS Hà Nội ra khu phía Đông và Bắc với nhiều khu đô thị lớn. Trong 4 năm qua, mức giá các phân khúc tăng dần đều ổn định. Tuy nhiên có một số khu vực ghi nhận mức tăng mạnh như Long Biên tăng khoảng 70% trong vòng 4 năm từ 2015 giá 1.070 đến 1810 năm 2019.
Về nhu cầu, ước tính có trên 29.000 căn hộ được bán trong năm 2019, cao hơn 1% so với năm trước. Doanh số bán hàng khả quan được ghi nhận ở các dự án gần cơ sở hạ tầng tương lai như đường vành đai 2 trên cao hoặc các dự án ở khu vực thuận tiếp, tiếp cận dễ dàng. Nguồn cầu từ người nước ngoài mua nhà là một trong những động lực giúp cho hoạt động bán hàng khả quan tại Hà Nội, đặc biệt đối với các dự án có vị trí tốt ở khu vực phía Tây và khu Hồ Tây.
Theo Ngọc Mai/Tiền phong
Năm 2020, mức lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở của các NHTM là 5%/năm
Từ 01/01/2020, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng trong năm 2020 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở là 5,0%/năm.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2734/QĐ-NHNN về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng trong năm 2020 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở.
Ảnh minh họa
Cụ thể, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng trong năm 2020 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016 là 5,0%/năm.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 và thay thế Quyết định số 2570/QĐ-NHNN ngày 25/12/2018 của Thống đốc NHNN. Như vậy so với năm 2019, mức lãi suất vay hỗ trợ mua nhà tiếp tục được giữ nguyên là 5,0%/năm.
Lan Trần
Theo congly.vn
Vô số bất cập logistics "cản chân" nông sản Việt Có nhiều bất cập của logistics ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và thương mại nông sản. Trong đó, điểm nổi cộm là chi phí logistics còn chưa hiệu quả; hạn chế trong đầu tư công nghệ chuỗi lạnh (cold chain) và sự thiếu liên kết trong hệ thống thông tin thị trường. Chi phí nặng "vai" doanh nghiệp Bộ Công Thương...