“Ở nhà thì cần gì bôi kem chống nắng” – Bác sĩ da liễu cảnh báo đây là sai lầm nghiêm trọng hủy hoại làn da mà đa số chị em đều mắc phải
Bác sĩ Bạch Sương – Giảng viên da liễu Đại học Y dược TP. HCM đã chỉ ra những vấn đề phát sinh cho da nếu chị em ở nhà không chống nắng cẩn thận.
Trong những ngày ở nguyên trong nhà phòng chống dịch, các chị em hạn chế được khá nhiều những tác động của ánh nắng mặt trời tác động lên da. Ở nhà cả ngày, chị em có thêm thời gian chăm sóc da, làm đẹp cho bản thân, những bước skin care được thực hiện đầy đủ và kỹ càng hơn nhưng lại có một bước mà đa phần chị em đều bỏ qua vì nghĩ đó là không cần thiết.
Đó là bước bôi kem chống nắng, nhiều chị em bỏ luôn bước này bởi nghĩ không ra ngoài thì sao phải bôi kem cho bí da. Nhưng thực tế, ngay cả khi ở nhà bạn vẫn cần bôi kem chống nắng đầy đủ, bác sĩ Bạch Sương – Giảng viên da liễu Đại học Y dược TP. HCM đã chỉ ra những vấn đề phát sinh cho da nếu chị em ở nhà không chống nắng cẩn thận.
Bác sĩ Bạch Sương – Giảng viên da liễu Đại học Y dược TP. HCM.
Theo bác sĩ thì ở nhà có cần bôi kem chống nắng không? Nếu cần thì chỉ bôi láng một lớp hay phải dặm lại nhiều lần?
Nếu bạn sinh hoạt, làm việc ở nhà nhưng sát cửa ra vào, cửa sổ mà ánh nắng trực tiếp chiếu vào da hoặc làn da của bạn có các vấn đề nhạy cảm ánh sáng mặt trời thì bạn vẫn nên thoa kem chống nắng. Bởi ánh nắng vẫn có thể xuyên qua cửa kính gây hại cho làn da bạn.
Thêm nữa ánh sáng xanh từ máy tính, điện thoại cũng có tác hại như một dạng tia bức xạ có thể khiến da bị lão hóa nhanh chóng, các tế bào chết sản sinh ra nhiều hơn, da bị khô, sần sùi, tổn thương từ bên trong, xỉn màu và mất đi vẻ tự nhiên láng mịn vốn có. Và bôi kem chống nắng cũng bảo vệ làn da khỏi những tác động của ánh sáng xanh.
Nhiều chị em ở nhà lười bôi kem chống nắng nhưng lại dùng các sản phẩm dưỡng da có chỉ số SPF để bảo vệ da, như vậy có được không?
Việc cho các thành phần chống nắng vào kem dưỡng da dùng vào ban ngày là nhằm tạo thuận tiện cho người dùng. Tuy kem dưỡng có thành phần chống nắng cũng giúp bảo vệ da dưới tác hại của tia UVB, UVA, nhưng không nhiều và không đầy đủ như khi bạn sử dụng kem chống nắng chuyên biệt. Chỉ số SPF chỉ thể hiện sản phẩm có khả năng lọc tia UVB, vẫn còn tia UVA trong ánh sáng mặt trời với nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác như lão hóa da…
Lưu ý then chốt dành cho các bạn:
* Tia UVB (290 – 320nm) chỉ tác động lên phần ngoài của da và là tác nhân gây nên những đốm nám, tàn nhang, sạm thâm. UVB không xuyên qua cửa kính và các trang phục che chắn làn da.
* Tia UVA (320 – 400nm) có thể xuyên qua cửa kính, xuyên qua cả trang phục và kính mắt khi bạn che chắn.
* Ánh sáng xanh từ máy tính, điện thoại có tác hại như một dạng tia bức xạ có thể khiến da bị lão hóa nhanh chóng, các tế bào chết sản sinh ra nhiều hơn, da bị khô, sần sùi, tổn thương từ bên trong, xỉn màu và mất đi vẻ tự nhiên láng mịn vốn có.
Các chị em nên bôi kem chống nắng với chỉ số như nào để bảo vệ da tối ưu nhất?
Các bác sĩ da liễu khuyến cáo mọi người nên sử dụng các chất chống nắng phổ rộng (bảo vệ vừa UVA và UVB), có khả năng chống nước, có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn quanh năm cho tất cả các loại da.
Do đó, khi chọn lựa kem chống nắng, chúng ta cần chú ý các chỉ số sau:
- Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) được định nghĩa là liều tia UV cần thiết để sản xuất 1 liều ban đỏ tối thiểu (MED) trên da được bảo vệ sau khi áp dụng 2 mg/cm2 của sản phẩm chia cho liều tia UV cần thiết để sản xuất 1 MED trên da không được bảo vệ. SPF chủ yếu thể hiện khả năng bảo vệ của tia UVB.
Video đang HOT
Với người châu Á, ở thành phố (nơi mà sự xâm nhập của tia UV sẽ bị cản bớt bởi ô nhiễm không khí, bóng che của các toà nhà cao tầng và cây xanh …), sản phẩm với chỉ số SPF từ 30 trở lên là phù hợp. Với người da sáng, người có các bệnh da nhạy cảm ánh sáng, hoặc sau can thiệp thẩm mỹ, nên chọn sản phẩm với chỉ số SPF từ 50 trở lên.
- Chỉ số PA (Protect Grade of UVA) được viết tắt bởi PFA (Protection Factor of UVA) là chỉ số nói lên khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA của kem chống nắng, nghĩa là có khả năng lọc tia cực tím UVA
* PA : Bảo vệ khỏi tia UVA (50 -74%)
* PA : Bảo vệ khỏi tia UVA (75- 86%)
* PA : Bảo vệ khỏi tia UVA (87- 92%)
* PA : Bảo vệ khỏi tia UVA (>93%)
Để ngăn ngừa lão hóa da và ung thư da hiệu quả, nên chú ý đến khả năng lọc được tia UVA trong sản phẩm chống nắng của bạn và nên chọn sản phẩm với chỉ số PA từ trở lên
- Chỉ số PPD ( Persistent Pigment Darkening) biểu thị lượng tia UV tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng, thông qua việc đo lường mức độ chống lại sự làm đậm sắc tố da (pigment darkening) của kem chống nắng.
PPD là chỉ số được phát minh ở Nhật Bản, song lại được sử dụng phổ biến bởi L’Oreal và ở Châu Âu với cách tính tương tự như tính SPF và khả năng bảo vệ của PPD có thể được mô tả như sau:
* PPD 2-4 tương đương PA
* PPD 4-8 tương đương PA
* PPD 8-16 tương đương PA
* PPD 16 tương đương PA
Các chỉ số PA và PPD càng cao, thể hiện khả năng bảo vệ với tia UVA càng tốt.
Để bảo vệ da vẹn toàn nhất, ngoài việc chọn lựa các chỉ số chống nắng phù hợp, bạn cũng nên lưu ý lượng kem bôi đủ, bôi lặp lại 2giờ/ lần nếu thường xuyên phải ra ngoài hoặc khi xuống nước hay đổ mồ hôi nhiều. Bạn cũng không nên bỏ qua sự hỗ trợ của kính mắt, nón, các loại trang phục che chắn khi đi ngoài nắng.
Bác sĩ có thể gợi ý một số sản phẩm kem chống an toàn cho da được không?
Chúng ta nên chọn các sản phẩm chống nắng được bào chế từ các nhãn hàng uy tín. Nếu được, nên chọn các nhãn mà sản phẩm của họ được bào chế với những tiêu chuẩn khắt khe như thuốc, có kiểm định, có thử nghiệm, được cấp phép từ Cục Quản lí Dược và an toàn cho mọi loại da kể cả da nhạy cảm.
* Gợi ý một vài dòng kem chống nắng lành tính với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm nhất:
Kem chống nắng La Roche-Posay Anthelios Shaka Fluide.
Kem chống nắng Kiehl’s Ultra Light Daily UV Defense Anti – Pollution.
Kem chống nắng Vichy Ideal Soleil Anti-Ageing SPF50/ PA .
Kem chống nắng Cell Fusion C Laser Sunscreen 100 SPF 50 PA .
Mai Ami
Bé 4 tháng tuổi bị thiếu máu sau khi ngừng uống sữa mẹ vì bà nói... sữa mẹ nóng
Vẫn còn không ít người cho rằng sữa mẹ nóng, ít chất là nguyên nhân khiến cho bé còi cọc, chậm tăng cân.
Người mẹ nào cũng mong muốn khi sinh ra con sẽ được hưởng trọn những dòng sữa mẹ ngọt ngào. Nhưng thực tế khi nuôi con người mẹ đối mặt với không ít áp lực: tắc sữa, ít sữa, mất sữa hay phổ biến hơn là con chậm tăng cân nên mọi người xung quanh cho rằng do sữa mẹ nóng, ít chất.
Mới đây, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh) đã chia sẻ câu chuyện một bé sơ sinh bú sữa ngoài từ 1 tháng tuổi và bị thiếu sắt khi mới 4 tháng tuổi. Câu chuyện đã khiến không ít mẹ bỉm sữa hiểu thêm về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ nhỏ, nhất là những năm tháng đầu đời.
Tuần trước, bé gái 4 tháng tuổi được khoa Tiêu hoá liên hệ khám vì thiếu máu. Bé đã được làm đủ xét nghiệm và kết luận thiếu máu do thiếu sắt. Mình vẫn thắc mắc tại sao mới 4 tháng tuổi đã thiếu sắt vì giai đoạn này thường do nguyên nhân thiếu máu di truyền nhiều hơn.
Nhiều người cho rằng sữa mẹ nóng là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân (Ảnh minh họa).
Mình hỏi ra thì bé bú sữa ngoài từ 1 tháng tuổi và lý do cực kỳ vô lý: Bà ngoại nói sữa mẹ nóng!!!
- Bé mới 1 tháng sao đã cho uống sữa công thức rồi?
- Dạ vì em mất sữa ạ.
- Tại sao mới 1 tháng mà mẹ mất sữa?
Lúc này, khuôn mặt người mẹ chùng lại, chị nhìn đứa con 4 tháng tuổi với vẻ mặt đầy tội lỗi và tôi nhìn thấy giọt nước mắt chị rơi dù chị cố cúi xuống giấu đi. "Dạ! Khi con em 1 tháng tuổi, lúc đó em về sữa nhiều lắm bác. Mà sau đó em ngưng cho con bú 1 tuần sau là em mất sữa?".
- Tại sao lại ngưng? - Tôi rất ngỡ ngàng vì chẳng lí do gì một người mẹ đang nuôi con 1 tháng tuổi lại ngừng cho con bú.
- Em cho con bú mà bé 5-10 ngày mới đi cầu. Rồi khi đi thì bé rặn đỏ cả mình. Bà ngoại nói sữa em nóng nên không cho bú nữa.
- Rồi sao nữa?
- Dạ tầm 1 tuần sau em sữa em giảm dần rồi mất hẳn... Lúc này chị nghẹn thực sự và không nói được nữa.
"Chị có biết tại sao đến những công ty sữa hàng đầu quảng cáo cũng phải chèn câu 'Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ' không? Bởi vì chưa có một công ty nào có thể tạo ra sữa mẹ. Tất cả những gì họ có thể làm là tạo ra thức uống giống sữa mẹ hoặc năng lượng và vi chất cao hơn mà thôi. Cái mà họ không làm được đó chính là kháng thể mà mẹ truyền cho con qua sữa mẹ để bảo vệ con trong những năm tháng đầu đời".
Nói đến đây, chị khóc...
Tôi biết vì sao chị khóc. Khóc vì tức. Khóc vì dồn nén. Khóc vì hối hận.
"Nghe bác nè. Bác không muốn trách mẹ hay nói mẹ sai. Bản thân bác biết mẹ hoàn toàn không muốn vậy. Lỗi không phải của mẹ! Hoàn toàn không. Giờ bác hẹn con thêm vài hôm nữa để bổ sung sắt cho con, hiện con đang tiêu chảy nhiễm trùng chưa nên bổ sung sắt. Mà bác hỏi thật là mất sữa hoàn toàn hay vẫn còn ít".
- Dạ. Còn ít!
Chẳng có chuyện sữa mẹ nóng, sữa mẹ không tốt... nên con bị táo bón, con vặn mình (Ảnh minh họa).
"Vậy thì hay rồi. Giờ mẹ nghe bác: trước khi cho con bú bình thì cứ cho con ngậm ti mẹ, con sẽ tạo động tác mút và chính động tác mút ấy sẽ giúp "cơ thể mẹ" hiểu rằng con đang cần sữa và hy vọng não bộ của mẹ giống như được "kích hoạt" lại chế độ nuôi con và sữa mẹ sẽ về. Nhớ thêm những yếu tố sau:
- Thứ nhất là THƯ GIÃN, không stress chuyện nuôi con bởi bất kỳ ai. Cần gì, hỏi gì cứ hỏi bác sĩ. Ở đây chẳng ai la mẹ khi mẹ hỏi cả.
- Thứ hai là UỐNG THẬT NHIỀU NƯỚC vì nhiều mẹ hay uống ít nước mà 80% sữa mẹ là nước nên thiếu nước thì cơ thể mẹ cũng chẳng tạo sữa được.
- Thứ ba là ĂN MỌI THỨ, KHÔNG KIÊNG KHEM BẤT KỲ GÌ NẾU KHÔNG CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ. Mẹ nên nhớ mẹ ăn uống đủ chất thì con bú mẹ mới đủ chất được.
Ví dụ xịt vitamin D cho con 1 nhát mẹ 2 nhát; mẹ bổ sung sắt mỗi ngày 1 viên.
- Cuối cùng, BÌNH TĨNH. Hãy nhỡ khi ai đó nói gì mẹ về việc chăm con, hãy vững vàng. Con là con của mẹ và mẹ là cả thế giới của con. Hãy nghĩ điều tốt nhất cho con và làm theo. Sữa mẹ là điều thiêng liêng nhất mẹ dành cho con. Và không ai có quyền tước đi điều đó cả. Chẳng có chuyện sữa mẹ nóng, sữa mẹ không tốt... nên con bị táo bón, con vặn mình. Tất cả là sai mẹ nhé. Bé sơ sinh nào cũng có giai đoạn táo bón xen kẽ đi cầu rất nhiều, việc kết luận con bị táo bón phải được bác sĩ tiêu hoá kết luận mới đúng. Bé sơ sinh nào cũng vặn mình hết".
Nói đến đây vẻ mặt chị như giãn ra. Chị lau vội giọt nước mắt và tiếp tục ru đứa bé đang ngủ ngon trên tay chị
"Thôi giờ về tiếp tục điều trị tiêu chảy của con. Khi nào ổn thì quay lại đây bác bổ sung sắt cho về mà uống. Nếu tiện thì dẫn theo bà ngoại lên đây bác giải thích luôn cho. Khỏi mất công mất lòng".
Chị chào tôi rồi bế bé đi. Trong lòng tôi mong vài ngày nữa khi chị quay lại, chị sẽ nói với tôi "Bác ơi, em về sữa lại rồi".
Từng có người nói với tôi rằng "Bạn chỉ nuôi đứa con của bạn 1 lần trong đời. Có thể bạn không dành cho con điều kiện giàu sang nhưng bạn phải dành cho con những điều thiêng liêng nhất mà bạn có. Và sữa mẹ là một trong những điều đó".
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang - Bác sĩ Nội trú Huyết học - Đại học Y dược TP.HCM là bác sĩ khá nổi tiếng trong ngành Nhi khoa, được nhiều người gọi với biệt danh "bác sĩ yêu trẻ con". Bác sĩ Sang thường chia sẻ nhiều phương pháp điều trị bệnh cho trẻ khoa học, đơn giản và dễ hiểu. Ngoài ra, trên trang cá nhân, bác sĩ cũng hay đăng tải các bài viết, thông tin về sai lầm khi chăm con nhiều bố mẹ mắc phải.
Theo Trí Thức Trẻ
Dùng điện thoại di động theo 5 cách này sẽ càng nhanh hủy hoại cơ thể, trong đó có 2 thói quen rất nhiều người làm vào buổi tối Cho dù là buổi đêm hay ban ngày, nếu cứ tiếp tục mắc phải 5 sai lầm khi dùng điện thoại di động thì chính là bạn đang tự hủy hoại chính mình ngày này sang ngày khác. Nhắc đến mặt trái của điện thoại di động, không ai còn xa lạ với việc dùng điện thoại vào ban đêm có thể phá...