Ở nhà mùa dịch Covid-19, nam phó phòng rủ hàng xóm làm điều khó tin
8h tối, chồng tôi lẳng lặng cầm lon bia ra trước cửa nhà. Tôi tưởng anh ấy giận vợ con chuyện gì đó. Nhưng không, anh ấy sắp có một cuộc gặp mặt đặc biệt.
Vợ chồng tôi sống ở chung cư. Mỗi tầng có có 22 phòng. Nơi đây toàn gia đình trẻ nên mọi người sống rất hòa đồng. Các dịp như sinh nhật, mùng 8-3, tất niên… chúng tôi thường tổ chức ăn nhậu và tám chuyện đến khuya.
Còn không, 1 tuần 3 buổi, cứ ăn cơm xong, trên group chung của tầng, mọi người lại í ới gọi nhau ra hành lang, trải chiếu, ăn hoa quả, uống trà và tán gẫu khoảng 30p đến 1 tiếng. Sau đó, ai về nhà nấy.
Hơn 1 tháng nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các nhà lo sợ bệnh tật nên đóng cửa im ỉm. Trẻ con, người lớn không đến nhà nhau. Các cuộc tụ tập cũng bị dẹp bỏ. Khu hành lang trở nên vắng lặng.
Video đang HOT
Chồng tôi vốn tính ham vui, từ khi lên chức phó phòng, tuần có 7 ngày thì 5 ngày anh nhậu. Nhưng khi có dịch, các quán bia đóng cửa, anh ngoan hẳn.
Những ngày ở nhà, nếu không làm việc thì anh nấu cơm, lau nhà, rửa bát hoặc chơi với con.
Gần đây, không biết có phải ở nhà nhiều quá nên anh buồn chán hay không mà cứ 8h tối, sau khi ăn cơm xong, anh pha 1 cốc trà hoặc 1 cốc cà phê rồi cầm theo chiếc ghế nhựa ra trước cửa nhà ngồi.
Tôi bảo anh, làm sao phải khổ thế, trong nhà có sofa đẹp đẽ, ban công cũng có bàn trà, có thể vừa ngồi uống nước vừa ngắm hoa lan đang bung nở, sao lại ngồi như vậy, trông rất bệ rạc.
Anh nói, ngồi đâu thấy vui thì cứ kệ anh. Vậy nên, tôi không lên tiếng nữa. Dọn dẹp nhà cửa xong, tôi vào phòng dạy con học hoặc làm việc của mình.
Hôm qua, tôi để ý thì thấy, anh không cầm cốc trà đi nữa mà cầm mấy lon bia. Sau khi ra ngoài, anh đóng chặt cửa chính lại.
Thấy lạ, tôi theo dõi thì biết, mấy anh em ở tầng nhà tôi đã tìm ra cách nhậu mới. Mỗi người cầm ghế, bia và đồ nhắm của mình ra cửa. Cửa nhà nào, nhà nấy ngồi và robot hút bụi sẽ làm nhiệm vụ như một người giám sát. Robot đi đến chỗ anh nào thì lon bia của anh ấy phải được dốc cạn.
Chồng tôi bảo, ngồi như thế, anh em được nhậu mà vẫn giữ được khoảng cách an toàn, không sợ Covid-19.
Tôi thắc mắc, ngồi kiểu đó, một người nói thì may chăng chỉ vài người nghe rõ. Nhưng chồng tôi cho rằng, việc ấy không quan trọng, vì theo phản ứng dây chuyền, các câu chuyện sẽ lan đến mọi người. Hoặc nếu không thì mấy anh em vẫn có group chát riêng. Các thông tin quan trọng đều được nói đi nói lại, nên không sợ bỏ sót.
Tôi chẳng hiểu nhậu như chồng và hàng xóm nhà tôi thì có gì vui nên tâm sự trên nhóm chát của hội chị em trong tầng. Vậy mà ai cũng nói, nhậu như thế, mỗi tối các anh chỉ uống khoảng 2 lon bia là cùng, không thể say được. Hơn nữa, trong lúc dịch bệnh khó khăn thế này, tìm được niềm vui nhỏ bé mà vẫn giữ được an toàn thì cứ kệ các anh ấy.
Hóa ra, các chị em trong khu tôi ở vẫn tâm lý với chồng hơn tôi thì phải?
Độc giả N.Nhung (Hà Nội)
Anh có màu sắc của thế hệ giữa 8x truyền thống pha nét hiện đại
Hơn mười năm trước từ vùng đất mỏ anh mang theo nhiều hoài bão lên thủ đô. Giờ đây bão đã lắng, mỗi tháng một lần anh lại hành trang sáng thứ bảy tìm về bình yên, để rồi sớm thứ hai tiếp tục lên với bề bộn.
Nhưng bình yên phía ngoài, trong lòng anh không muốn mỗi chuyến đi vẫn một mình nặng trĩu dáng ba, những tâm sự đã không còn nói ra của mẹ; không muốn ngày nào cũng nghĩ xem hôm nay ăn gì, ở tiệm nào; không muốn cuối tuần lục tìm có phim gì mới để xem; không muốn chỉ trêu đùa với trẻ hàng xóm... Anh đang loay hoay tìm em đây.
Anh có tính cách thiên về nội tâm, ảnh hưởng nhiều từ những câu chuyện trong văn hóa phương Đông và cận đại phương Tây, anh nghĩ mình là người tử tế, giản dị, không có gì nổi bật ngoài nhiệt thành. Công việc của anh tuy liên quan đến dịch vụ khách hàng, đi lại giao tiếp nhiều nhưng anh uống kém và không hút được thuốc. Anh thường làm thêm nhiều việc khác nhau để tích lũy cho tương lai. Thời gian rảnh hay làm những việc vô định giống những người độc thân hay làm (có lẽ em sẽ cười khi nghe những việc ấy nên anh chưa kể hôm nay đâu).
Anh không giỏi viết thư, chữ cũng xấu nhưng thích sưu tầm những trang giấy viết thư có hương thơm, họa trí đẹp đẽ để viết. Dù thư điện tử lẫn chat nhanh không còn mang những khoảnh khắc như thư giấy, anh vẫn trân trọng gửi em những nét từ tận sâu trái tim mình và không ngại đi một chặng đường xa chỉ để đợi em trao thư này. Mong nhận được thư hồi âm từ em, cô gái khiến dự báo ngày mai bầu trời lạnh thành hửng nắng trong lành của anh.
Theo vnexpress.net
Muộn phiền qua đi, biết ơn ở lại Sự khác biệt giữa một cuộc đời muộn phiền và một cuộc đời hạnh phúc là lòng biết ơn. Lòng biết ơn biến những điều bất ý thành những điều bình thường, biến những điều bình thường thành những điều kỳ diệu. Không phải ngẫu nhiên mà mỗi nhà ga trên những thành phố châu Âu này đều có một cửa hàng hoa....