Ở nhà chống dịch, sinh viên Mỹ đau đầu với những quy tắc nghiêm khắc của nhị vị phụ huynh
Trường học đóng cửa, nhiều sinh viên trở về nhà và sống cùng cha mẹ với hàng loạt quy tắc và thói quen như thời trung học.
Khi nhiều trường đại học ở Mỹ đột ngột đóng cửa vào tháng trước trong bối cảnh Covid-19 đang đe dọa tính mạng của hàng triệu người, hàng ngàn sinh viên chán nản trở về nhà – trở về phòng ngủ thời thơ ấu, với công việc gia đình và tự do bị hạn chế.
‘Em cảm giác như mình sống lại thời trung học ấy’, Gabriela Miranda, 21 tuổi chia sẻ. Cha mẹ Miranda cực kỳ nghiêm khắc khi em còn là một học sinh – và giờ lại lặp lại lần nữa khi em về nhà vào tháng trước để nghỉ xuân.
Cũng chẳng thể phàn nàn nhiều khi tuân theo quy tắc của bố mẹ như phải xin phép để được gặp bạn bè hay về nhà trước 10h tối vì Miranda dự kiến sẽ sớm quay lại trường Đại học Georgia, nơi em là sinh viên năm cuối, và với thói quen đôi khi không bị ràng buộc của mình. Nhưng rồi nhà trường thông báo các lớp học sẽ chuyển sang hình thức trực tuyến trong học kỳ còn lại, đánh bay hi vọng tự do của cô gái 21 tuổi.
Trước khi đại dịch bùng phát, bố mẹ Miranda nói: ‘ Sao con lại muốn ra ngoài ở? – Đây là thời gian dành cho gia đình cơ mà?’, còn giờ họ chỉ muốn em dọn ra ngoài thôi’, cô gái chia sẻ.
Nhưng Miranda không phải là trường hợp cá biệt. Sinh viên đại học ở Mỹ đã dần thích nghi với các lớp học trực tuyến, sự cách ly xã hội và nỗi sợ dịch bệnh lây lan. Nhiều du học sinh phải cách ly khi về nước trong khi chương trình học tại nước ngoài bị gián đoạn, số khác phải hủy bỏ lễ tốt nghiệp, chương trình thực tập hay cuộc thi thể thao. Nhưng với họ, điều khó để thỏa hiệp hơn cả, là trở về với bố mẹ và những quy tắc của họ.
‘Sau một thời gian quá lâu sống xa gia đình, thật khó để bắt đầu lại. Điều đó khiến bạn phát điên’, Hayden Frierdich, 22 tuổi, sinh viên năm cuối trường Đại học Alabama, dự kiến sẽ tốt nghiệp vào mùa xuân năm nay cho biết.
Hayden Frierdich, sinh viên năm cuối tại Đại học Alabama, đã đến ở với mẹ và chị gái ở Pensacola, Fla.
Trước khi đại dịch bùng phát, Frierdich làm nhân viên pha chế ở trung tâm Tuscaloosa, Ala. Nhưng rồi em tạm thời thất nghiệp và phải đến ở với mẹ và chị gái của mình tại Pensacola, Fla. Bố mẹ đã ly dị, họ không thể nuôi Frierdich hay trợ cấp 1.000 USD tiền nhà và xe hàng tháng cho em.
Cuối tháng trước, ông chủ đề nghị Frierdich làm một vị trí khác tại quán bar, hiện phục vụ giao hàng, vì vậy em trở lại thị trấn để làm việc. ‘May quá, em đã có thể độc lập tài chính rồi,’ Frierdich nói.
Angela Kang, sinh viên năm cuối tại Đại học Texas, Austin, và anh trai sinh đôi gần đây đã về nhà sống cùng bố mẹ ở ngoại ô Austin, cả gia đình buộc phải điều chỉnh lại cuộc sống cùng nhau.
Video đang HOT
Kang phải làm quen với các bài học, cuộc họp trực tuyến và vật lộn với bài luận án trong những ngày không có tiết học. Cô gái dành thời gian chủ yếu trong phòng để học tập, nghỉ ngơi và làm việc. Nhưng sống cùng gia đình khiến nhiều thói quen thời đại học của Kang cũng thay đổi, như nấu bữa tối chủ nhật hay xem phim vào thứ sáu cùng cả nhà. Kang và anh trai thậm chí còn tình nguyện làm việc nhà như làm vườn hay rửa chén bát. ‘Những việc này như phao cứu sinh vậy, giúp em đỡ mệt mỏi sau những tiết học online’, Kang nói.
Alyssa Ashcraft, một sinh viên năm cuối khác của trường Đại học Texas ở Austin bị mất phòng ngủ khi chuyển đi Austin học Đại học. Giờ thì Ashcraft phải chia phòng ngủ với chị gái khi trở về nhà ở Nederland, Texas, gần biên giới Louisiana. Khác biệt về giờ giấc sinh hoạt với gia đình là thách thức lớn nhất với cô sinh viên này khi quay lại sống cùng bố mẹ.
Khi Alyssa Ashcraft cần không gian để làm việc, em sẽ mang máy tính ra hiên nhà và đặt một tấm bảng viết tay nhỏ trên cửa: ‘Con đang học. Nếu bố mẹ cần hãy nhắn tin cho con.’
Ashcraft hiện đang là thành viên hiệp hội cựu sinh viên của trường, mỗi khi cần không gian làm việc, Ashcraft lại mang máy tính ra hiên nhà. Giống như thời còn nhỏ, cô thường dán tấm ghi chú nhỏ ‘Con đang học’ hoặc ‘Con đang họp’ để tránh bị làm phiền. Nhưng rồi những tiếng tranh cãi trong nhà như thời thơ ấu: tranh cãi xem ai được dùng TV hay ai đó bật nhạc quá lớn hoặc nhà bếp bừa bộn vẫn diễn ra. ‘Em cảm giác như em lại sống như hồi thiếu niên và chưa bao giờ xa nhà vậy’, Ashcraft cười bất lực. Nhưng cô gái lại tự nhủ chuyện này sẽ sớm kết thúc và mình sẽ tự có cuộc sống riêng ngoài căn nhà thời thơ ấu.
Đã một tháng nay, Phoebe Rosenbluth, sinh viên năm cuối tại Đại học California, Los Angeles chủ yếu sống ở nhà bạn trai vì bố mẹ đã biến phòng ngủ của em thành văn phòng làm việc khi em bắt đầu học Đại học. Rosenbluth vẫn thăm bố mẹ sống gần đó mỗi ngày, dành thời gian chơi với em trai 15 tuổi và nói chuyện với bố mẹ. Dù vậy, cô gái vẫn rất nhớ căn nhà trọ ở Los Angeles của mình, nơi em được tự do thích ăn gì hay làm gì chỉ cần mình thích.
Georgia Minkoff, sinh viên tại Đại học Michigan, phải cách ly 2 tuần trong tầng hầm tại nhà ở Briarcliff Manor, New York. Đang học tại Paris thì nghe tin Tổng thống Trump cấm các chuyến bay từ châu Âu vào Mỹ, sau vài ngày đắn đo, cô gái quyết định mua vé về nhà.
‘Bố mẹ bắt em cách ly dưới tầng hầm, nhưng không đến nỗi nào. Mẹ nấu cơm hằng ngày cho em và nếu cần gì, em gái em sẽ mang xuống. Sau khi thời gian cách ly kết thúc, em sẽ nấu cơm cùng gia đình, Minkoff nói.
Minh
Phát hiện đã có thai 6 tuần khi đang học năm cuối, nữ sinh viên tá hỏa 'cầu cứu' CĐM vì băn khoăn không biết nên 'giữ' hay 'bỏ' đứa bé
Cô bạn đang hết sức đau đầu khi không biết nên xử lý như thế nào với cái thai trong bụng. Bởi nếu giữ lại đứa bé, cô không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, lại đang còn trong thời gian đi học nhưng bỏ đứa bé cô cũng không đành lòng.
"Mang bầu khi vẫn còn là sinh viên" quả không phải là cụm từ xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, câu chuyện về nữ sinh mang bầu khi còn đi học luôn khiến nhiều người phải đau đáu suy ngẫm bởi có quá nhiều vấn đề phức tạp mà các bạn không thể lường trước được.
Biết bao vụ việc đau lòng đã xảy ra khi các nữ sinh "lỡ" dính bầu, những câu chuyện đó như lời cảnh tỉnh về thái độ sống, về vấn đề quan hệ trước hôn nhân và trách nhiệm với giọt máu mình đã trót mang nặng, đẻ đau của các bạn trẻ.
Việc phân vân giữa "giữ lại" hay "bỏ" đứa bé vốn là quyết định không dễ dàng. Nếu lựa chọn sai lầm, các bạn sẽ phải sống trong sự hối hận suốt quãng đời còn lại.
Mới đây, trên một diễn đàn dành riêng cho các bạn sinh viên, một nữ sinh vừa tâm sự câu chuyện của chính mình khi "trót dại" để dính bầu khi đang là sinh viên năm cuối. Theo đó, cô bạn đang hết sức đau đầu khi không biết nên xử lý như thế nào với cái thai trong bụng. Bởi nếu giữ lại đứa bé, cô không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, lại đang còn trong thời gian đi học thì tương lai sẽ dang dở nhưng bỏ đứa bé cô cũng không đành lòng. Ngoài ra, cô cũng không dám tâm sự cho mẹ của mình biết, bởi mẹ cô có tư tưởng '"trọng nam khinh nữ", con gái chưa có chồng mà "có chửa" sẽ bị mắng nhiếc, chửi rủa.
Câu chuyện nữ sinh viên mang bầu khi đang còn đang đi học khiến CĐM dấy lên nhiều tranh cãi.
Nguyên văn câu chuyện được chia sẻ như sau:
" Sinh viên mang bầu.
Giờ bản thân mình thực sự rất rối, mình không biết nên làm như thế nào cả. Mình đang là sinh viên năm tư, theo như kế hoạch thì tháng 6 sẽ tốt nghiệp. Vậy mà giờ phát hiện bản thân đang có bầu được 6 tuần rồi, lúc mua que thử thấy 2 vạch mình cứ nghĩ sai, đến khi mua que khác thì kết quả vẫn vậy.
Mình đã từng đi chăm lúc chị gái sinh con, mình hiểu được lúc sinh vất vả như thế nào cũng không bằng chăm con. Nếu không có người nhà, không có chồng bên cạnh thì thực sự tủi thân và không biết sẽ phải xoay sở như thế nào.
Mình nửa thì muốn giữ nửa thì muốn bỏ đứa nhỏ này, thực sự bản thân không có ai để dựa vào cả. Từ lúc nhỏ mình đã sống xa bố mẹ, bản thân đã tự làm mọi thứ từ lúc còn nhỏ, bố mẹ mình đều là người bắc, mẹ mình là người trọng nam khinh nữ, bản thân nhớ mãi câu nói của mẹ rằng con trai mới là con của mình, còn con gái là con của người ta, sau này cũng chẳng nuôi bố mẹ.
Nữ sinh bàng hoàng phát hiện mình mang thai được 6 tuần khi đang là sinh viên năm cuối. Ảnh minh họa
Mình nhớ chị gái đã buồn như thế nào khi mẹ đẻ còn không bằng 1 góc của mẹ chông, chị bầu bì dù sát bên nhưng chưa khi nào được mẹ mua cho dù là hộp sữa hay là chưa từng chăm chị sinh 1 ngày nào cả. Mình nhớ chị cưới được 3 năm rồi nhưng bố vẫn chưa thôi chửi chị vì ngày đó chị không chịu đi du học mà có bầu trước rồi cưới chồng.
Giờ mình cũng chẳng dám nói với mẹ, mình sợ mẹ sẽ bắt mình bỏ đứa nhỏ, mình cũng chưa muốn cưới vì không muốn vì có bầu hay vì bất cứ lí do nào mà phải cưới, nhưng có phải giờ bỏ đứa nhỏ là cách tốt nhất cho tất cả mọi người không?
Mình sợ mình không đủ can đảm mang bụng bầu đi học, mình sợ những ánh mắt soi mói của bạn bè, mọi người xung quanh, sợ bản thân sẽ tủi thân, sẽ hối hận. Quan trọng nhất mình sợ mình không lo được cho con đầy đủ, giờ tiền ăn học còn dựa vào bố mẹ, bản thân còn chưa lo nổi thì làm gì lo được cho con đây, nào là tiền khám thai, tiền sữa, bỉm, chưa kể tiền đi sinh, rồi con ốm đau các thứ...
Quan trọng không có ai bên cạnh lúc mình mang thai và sinh con, sợ mình không thể làm được. Mình đã nghĩ đến việc sẽ không ở trọ với bạn nữa, mình sợ mọi người biết mình có bầu, mình tính sẽ giấu tất cả. Mình có 1 chút không đành lòng bỏ đứa bé này. Nhưng có lẽ bỏ là cách tốt nhất đúng không mọi người, mọi chuyện sẽ lại như cũ đúng không, nhưng mình thấy tội bé quá, và bản thân mình có tội.
Mình sợ sau này bị quả báo, mình sợ sau này không sinh được con nữa. Giờ mình phải làm như thế nào đây hả mọi người ơi?".
Vẫn là câu chuyện nên "giữ" hay "bỏ" đứa trẻ lúc mang bầu khi còn đi học. Ảnh minh họa
Ngay sau khi câu chuyện của nữ sinh này xuất hiện ngay lập tức nhận được sự quan tâm từ phía cộng đồng mạng. Rất nhiều lời khuyên, lời bàn luận đưa ra ra xoay quanh câu chuyện của cô gái này. Tuy nhiên, đa số ý kiến đều khuyên cô nên giữ lại đứa bé, bình tĩnh nói chuyện với gia đình để được giải quyết. Trong trường hợp không được gia đình hỗ trợ, nữ sinh nên tìm đến các cơ sở chăm sóc mẹ bầu và trẻ em cơ nhỡ để được chăm sóc, nuôi dưỡng.
Hà Cáo bình luận: " Chỉ biết thở dài hộ chị. Trách không được mà bênh không xong. Em nghĩ chị nên thưa chuyện với gia đình, từ từ hãy nghĩ tới việc quả báo với bản thân mà hãy nghĩ về đứa trẻ không có tội".
Ba Nghé Hảo Hảo viết: ' Dù vô tình hay cố ý, đó cũng là một sinh linh! Ngày xưa mình cũng vậy! Đắn đo, suy nghĩ rất nhiều, đã quyết định và làm xong thủ tục! Nhưng sau cùng, mình và bạn gái mình (vợ mình bây giờ) quyết định giữ lại. Đến hôm nay, mình thấy quyết định đó là sáng suốt nhất cuộc đời mình!
Hi vọng, bạn sẽ không nhắc đến hai chữ: giá như, nếu thì!".
Châu Duy bình luận: " Đứa bé không có tội. Mình nghĩ bạn nên bình tĩnh nói chuyện gia đình sẽ tốt hơn. Đừng có suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mình. Việc phá thai sớm sẽ nguy hiểm sức khỏe cho bạn".
Đoàn Thu Tuyền viết: " Bây giờ rất nhiều trung tâm hay nhóm từ thiện giúp các mẹ lỡ lầm như bạn. Không phải lo quá nhiều đâu bạn, quan trọng là lương tâm không cắn rứt. Bạn đành lòng giết con mình để cả đời ám ảnh à. Sắp tốt nghiệp rồi, sợ cái gì lắm thế, miệng đời kệ họ, làm gì cũng được, tự mình sống cho mình. Thời đại nào rồi, cứ mạnh dạn sinh con, thiếu gì các hội mẹ bỉm đơn thân, đồ sơ sinh có thể xin lại các mẹ, chỉ thương bạn là một mình tủi thân thôi. Mà đã là lỗi lầm của mình thì tự mình gánh vác, đừng bắt đứa trẻ vô tội chịu. Mạnh mẽ lên. Mình là mẹ bỉm 2 con, cần thì liên hệ mình sẽ cố giúp nhiều nhất có thể".
Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào? Bạn có lời khuyên nào gửi đến nữ sinh này không?
Theo saostar
Cô dâu chú rể bái đường thành thân trước màn hình tivi, hôn lễ kéo dài vỏn vẹn trong 3 phút Cặp đôi quen biết nhau từ thời trung học, tình cảm giữa họ ngày càng nảy nở và sâu đậm trong suốt những năm đại học. Ngày 15/2, cặp đôi cô dâu và chú rể sống tại tỉnh An Huy, Trung Quốc, đã cử hành hôn lễ trước sự chứng kiến của bố mẹ hai bên thông qua tivi kết nối trực tuyến....