Ở nhà cách ly xã hội, vợ cả ngày nấu ăn và luôn miệng hỏi ‘thích ăn gì’
Những ngày ở nhà cách ly toàn xã hội, tôi thấy mình vẫn may mắn hơn bao giờ khi có nhà là nơi trú ẩn an toàn, vẫn có công việc để làm, vẫn có tiền để nuôi vợ nuôi con.
Vậy là đã 1 tuần gia đình tôi thực hiện nghiêm túc chỉ thị cách ly xã hội, phòng chống Covid-19. Mọi thành viên trong gia đình từ ban đầu có chút xáo trộn, giờ đã dần quen với lịch sinh hoạt lặp đi lặp lại “ăn – chơi – ngủ” và chỉ di chuyển trong phạm vi ngôi nhà. Vợ tôi có lẽ là người được ra ngoài “hít gió trời” nhiều nhất vì còn phải đi chợ và siêu thị mua thực phẩm cũng như đồ dùng thiết yếu khác.
Với gia đình tôi, thời gian đầu mọi người đều thấy khó chịu, bí bách vì phải ở nhà quá nhiều. Vợ tôi là người hay cáu kỉnh nhất, thường xuyên quát tháo cả ngày vì phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc. Trước kia, vợ tôi chỉ việc nấu một bữa tối, bữa sáng và bữa trưa gia đình đều ăn ngoài hàng, thì nay vợ phải nấu ngảy đủ 3 bữa.
Nấu xong lại dọn dẹp, chưa kể nghĩ món ăn cũng đau hết cả đầu. Trong khi đó việc cơ quan dù được làm việc tại nhà nhưng vẫn phải đảm bảo. Ngoài ra, còn phải dạy con học, bày trò cho con chơi và vận động. Thú thực, thời gian đầu ở nhà, mọi thứ đều rất lộn xộn, tâm trạng mọi người cũng chẳng mấy vui vẻ vì ít hoạt động thể chất, nhiều công việc đình trệ.
Sau 1 tuần ở nhà cách ly xã hội, tôi chiêm nghiệm ra nhiều thứ. Có lẽ do có nhiều thời gian rảnh hơn. Nhà giờ đây vừa là “công sở”, vừa là nơi “vui chơi giải trí”, kiêm luôn cả nhà hàng ăn uống, phòng tập gym. Trước khi có dịch, gia đình tôi vốn rất bận rộn, cả ngày hai vợ chồng đi làm, hai đứa trẻ đi học.
Buổi tối về tranh thủ ăn nhanh nhanh chóng chóng để cho chúng nó còn học bài. Cái guồng quay gấp gáp đó cứ như thế biết bao năm nay, nhà đúng như một nơi nghỉ trọ, vì chỉ có buổi tối mọi người mới quay trở về. Thế rồi, dịch Covid-19 ập tới, lây lan khắp toàn cầu, và thay đổi mọi thứ, như thế nào thì mọi người cũng đều đang cảm nhận được.
Nhưng ở nhà mãi cũng thành quen, dần dần vợ chồng tôi tìm được cách thích nghi với cuộc sống 24/24 ở trong nhà, biết chấp nhận thực tại hơn. Dù gì đây cũng là biện pháp tốt nhất bảo vệ mình và người thân trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan toàn cầu.
Video đang HOT
Khi tâm lý đã thoải mái và không còn sự bất mãn, hai vợ chồng tôi bắt đầu xây dựng lại lịch sinh hoạt kỷ luật hơn. Dù ở nhà nhưng mọi người vẫn đều dậy sớm như những ngày trước kia.
Chúng tôi làm việc tập trung trong một khoảng thời gian nhất định, đảm bảo công việc hiệu quả mà không bị dàn trải, thời gian còn lại dành cho con cái. Bọn trẻ bị cuồng chân vì không được chạy nhảy, thế nên cũng quậy phá hơn bình thường.
Vợ tôi trước kia tìm niềm vui ở mua sắm, tán gẫu với đồng nghiệp, bạn gái, thì nay nhờ ở nhà quá nhiều mà bỗng nhiên cô ấy lại yêu thích bếp núc. Tôi nói đùa trêu vợ: “ hơn chục năm sống với nhau, được em vào bếp nấu cơm cho không bằng mấy tuần vừa rồi“. Quả thật, trước đây vợ tôi không thích nấu nướng, lý do chính vì không có thời gian. Cuối tuần cả nhà thường ăn ngoài hàng, chứ ít khi bày vẽ món này món nọ.
Vậy mà từ hồi nghỉ cách ly, vợ tôi giống như một đầu bếp thực thụ, chịu khó tìm món này món nọ, học theo các công thức nấu ăn trên mạng rồi nấu, nấu và nấu. Còn tôi và các con có nhiệm vụ ăn và ăn. Chúng tôi nói chuyện với nhau nhiều nhất về chủ đề “ăn gì”.
Tối ăn xong vợ hỏi sáng mai muốn ăn gì, ăn sáng xong lại hỏi tiếp trưa sẽ ăn gì, đến tối vừa rửa bát xong vợ lại hỏi thế mai ăn gì nhỉ. Nhiều lúc tôi nghĩ giá mà không phải nghĩ hôm nay ăn gì thì đỡ tốn nếp nhăn biết bao.
Nhiều lúc tôi cũng muốn cáu nhưng lại kiềm chế lại, vì nghĩ đâu dễ gì tìm được niềm vui giải trí trong những ngày dịch bệnh thế này. Hơn nữa, đâu phải mỗi mình vợ tôi như vậy. Tôi dám chắc các gia đình khác cũng thế. Hết dịch Covid-19, có lẽ gia đình nào cũng sẽ đủ khả năng đi thi Master Chef mất thôi.
Dịch bệnh xảy ra là điều không ai muốn, mọi người đều mong dịch sớm qua đi, cuộc sống trở lại bình thường như trước kia. Nhưng trong lúc dịch vẫn chưa bị dập tắt, thì việc nghĩ lạc quan hơn chút giúp chúng tôi cảm thấy dễ chịu hơn.
“Nhờ” dịch Covid-19, mà gia đình tôi ăn uống lành mạnh hơn. Các con được ăn nhiều món ngon mẹ nấu thay vì ngày xưa toàn ăn trứng rán, xúc xích, rồi uống sữa tươi trừ bữa. “Nhờ” Covid-19 mà tôi được ở bên các con nhiều chưa từng có. Trước đây, chúng nó cả ngày đi học, tối lại học thêm, cuối tuần cũng học thêm ngày thứ 7, làm gì có thời gian mà nói chuyện, vui đùa với bố mẹ.
“Nhờ” Covid-19 mà tôi trở thành thầy giáo toàn thời gian của con, quên hẳn khái niệm phó mặc hoàn toàn việc học của con cho nhà trường.
Cũng “nhờ” con virus corona đó, mà vợ chồng tôi thấy rằng sức khỏe là tài sản giá trị nhất. Mỗi buổi sáng ngủ dậy lên mạng đọc tin tức về hàng trăm đến hàng nghìn người tử vong ở mỗi quốc gia vì Covid-19 khiến tôi nghiêm túc thực hiện tập thể dục để rèn luyện sức khỏe. Hai vợ chồng đều sợ… chết, cam kết không thức khuya nữa mà ngủ sớm, dậy sớm, năng vận động.
Những ngày ở nhà cách ly toàn xã hội, tôi thấy mình vẫn may mắn hơn bao giờ khi có nhà là nơi trú ẩn an toàn, vẫn có công việc để làm, vẫn có tiền để nuôi vợ nuôi con. Có hàng nghìn người ngoài kia gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch, tôi may mắn không nằm trong số đó. Vì vậy, chẳng có lý do gì để than vãn, kêu ca và bất mãn trong thời điểm này.
Được sống khỏe mạnh và nhìn những người thân yêu bên mình cũng khỏe mạnh, đã là một đặc ân quý giá nhất rồi.
Khi đàn bà vô tâm thì người chồng đã chẳng còn quan trọng
Khi đàn bà vô tâm thì trong lòng đã muốn buông xuôi cuộc hôn nhân này. Với họ, người chồng đã chẳng còn giá trị gì trong cuộc sống của mình nữa.
Có một sự thật rằng đàn bà vô tâm lại là những người đã từng sống hết lòng, dốc tâm dốc sức cho gia đình của mình. Họ cũng từng rất cố gắng để vun vén, chu toàn cho mái ấm. Nhưng đến một ngày, họ chẳng còn thiết tha gì nữa. Họ trở nên bất cần, buông xuôi, mặc kệ người chồng muốn sống sao cũng được. Điều gì đã biến họ thành những người như thế?
Đàn bà vô tâm là những người đã từng sống hết lòng hết sức cho gia đình - Ảnh minh họa: Internet
Một bữa, chị đồng nghiệp nhắn tin bảo muốn qua nhà tôi ngủ lại, 2 đứa con chị đã gửi về nhà mẹ đẻ rồi. Tôi sống một mình nên chuyện đó cũng đơn giản nhưng tại sao chị lại không ngủ ở nhà? Thấy tôi thắc mắc, chị bảo rằng: "Ở trong căn nhà lạnh lẽo, trống rỗng đó chị thấy cô đơn quá. Muốn có người tâm sự cho đỡ buồn". Tôi hỏi chồng chị đâu? Chị cười chua chát: "Đi nhậu, đi chơi hay đi đâu chị chẳng biết. Chuyện anh ta đi thâu đêm suốt sáng là chuyện như cơm bữa ấy mà".
Chị bảo rằng chị đã từng khóc ướt gối, khổ tâm vô cùng khi có một người chồng vô tâm đến như vậy. Đằng sau cái vẻ yên ấm là một gia đình rệu rã, chán chường. Chồng chị mê nhậu, mê ăn chơi. Một tuần 7 ngày, sau giờ làm anh đi nhậu hết 7 buổi. Anh nhiều khi chẳng biết con học lớp nào trường nào, chẳng biết hôm nay con sốt phải đi khám. Chẳng biết vợ bị ngã xe, trầy xước khắp người. Anh chỉ nghĩ rằng mỗi tháng đi làm, đưa vợ một số tiền đã thấy mình vĩ đại lắm. Không những không hiểu, anh còn gào lên với chị: "Sao cứ phải lải nhải hoài như vậy. Cô muốn tôi đi ngoại tình, bồ bịch thì mới thấy vui sao?".
Chị biết mình không thể thay đổi được người chồng - Ảnh minh họa: Internet
Chị nghe chết lặng. Rõ ràng, anh chẳng nhận thấy cái sai của mình. Chẳng hề biết rằng mình đã sống quá vô tâm, ích kỉ với vợ con. Anh chỉ thấy những yêu cầu, những giọt nước mắt của vợ là vô lí. Anh thấy chị chỉ là một người vợ tham lam, không biết đủ. Đến vài năm như vậy, chị nhận ra, chẳng thể thay đổi được người đàn ông này. Từ đó, chị không khóc nữa, không càu nhàu, than vãn.
Chị trở thành một người đàn bà vô tâm trong căn nhà mình. Chồng đi ăn nhậu, nửa đêm về say xỉn hay thậm chí đi qua đêm chị cũng không bao giờ lên tiếng. Chị sống trong sự im lặng bất cần, vui buồn trong công việc cũng không còn tâm sự. Cái bàn hư, cái ống nước hỏng chị tự sửa. Có chuyện lớn nhỏ gì xảy ra, con đau ốm chị một mình chăm sóc mà cũng chẳng cần nói với chồng. Bởi chị biết, có nói thì chồng cũng chẳng quan tâm. Thậm chí tiền lương của chồng chị cũng không đòi. Bổn phận và trách nhiệm duy nhất với anh là những đồng lương nuôi con chị cũng chẳng còn muốn lấy.
Khi chọn sống vô tâm, chị đã nghĩ đến lá đơn ly hôn - Ảnh minh họa: Internet
Khi làm vợ, làm mẹ, chẳng có người đàn bà nào muốn sống như vậy cả. Nhưng hết lòng hết sức, sống cạn kiệt lòng mình mà chỉ nhận được sự thờ ơ, vô tình của chồng thì cố gắng để làm gì? Đàn bà vô tâm, trong lòng đã muốn buông xuôi cuộc hôn nhân này. Với họ, người chồng đã chẳng còn giá trị gì trong cuộc sống của họ nữa. Chị chọn sống như vậy vì chị đã nghĩ đến lá đơn hy hôn rồi!
Nam Khuê
10 câu hỏi cho đối phương trước khi muốn tiến tới hôn nhân Việc đặt ra các câu hỏi này cho đối phương sẽ giúp bạn xác định tính cách của họ chính xác hơn và cho biết họ sẵn sàng cho một mối quan hệ nghiêm túc và đáng tin cậy hay không. Tiến sĩ về tâm thần học - Susan Edelman cho rằng chìa khóa để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh...