Ở lâu trong vũ trụ, não của các phi hành gia thay đổi ra sao?
Mất 7 tháng để chỉ số não của các nhà khoa học trở lại bình thường sau khi trở về Trái đất từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Để tìm hiểu ảnh hưởng của việc ở lâu trong không gian đối với cấu trúc não bộ, các nhà nghiên cứu tới từ Australia, Bỉ, Đức và Nga đã nghiên cứu cấu trúc não của 11 nhà du hành vũ trụ Nga. Trung bình mỗi người ở khoảng 171 ngày liên tục trên ISS.
Não của các phi hành gia có những thay đổi nhất định sau khi bay vào vũ trụ. (Ảnh: Sputnik)
Các nhà khoa học đã chụp MRI khuếch tán não cho mỗi phi hành gia 3 lần, một lần trước chuyến bay vào vũ trụ và hai lần sau khi trở về Trái đất.
Kết quả cho thấy có những thay đổi về cấu trúc và chức năng não sau chuyến bay vào vũ trụ. Đặc biệt, do ở tình trạng không trọng lực một thời gian, sự phân bố của chất trắng và chất xám trong não của các phi hành gia có sự thay đổi.
Não thất tăng lên và dịch não tủy cũng nhiều hơn.
Theo các chuyên gia, bằng cách này, hệ thần kinh thích nghi với tình trạng không trọng lượng và tăng tải trọng lên các vùng não, trong đó có vùng chịu trách nhiệm kiểm soát chuyển động.
Các nhà khoa học lưu ý rằng 7 tháng sau khi các nhà du hành vũ trụ quay về Trái đất, các chỉ số não của họ trở lại bình thường.
Bí ẩn sinh vật bất tử sống tốt ở hành tinh khác, có thể lai với con người
Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã giải mã được bí ẩn của bọ gấu nước tardigrade, sinh vật bất tử có thể đang vui vẻ sống trên... mặt trăng, và con người có thể sẽ phải lai với nó nếu muốn đến hành tinh khác.
Trở ngại lớn nhất của những chuyến tàu đưa con người đến hành tinh khác chính là bức xạ khắc nghiệt, bởi không phải hành tinh nào cũng có một từ quyển và bầu khí quyển đủ mạnh mẽ, dày và chống lại bức xạ tốt như Trái Đất của chúng ta. Bức xạ và những điều kiện khắc nghiệt khác có thể khiến các phi hành gia bị ung thư, đảo lộn quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc thậm chí là chết ngay trên hành tinh họ vừa hạ cánh.
Thế nhưng bọ gấu nước tardigrade thì khác, các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy chúng sống trong những nơi "tử địa" của Trái Đất. Với các tính chất đặc biệt, cho dù bị đem đến hành tinh khác, bọ gấu nước vẫn vui vẻ sống khỏe! Vừa qua, các nhà khoa học còn nghi ngờ sinh vật này đã biến mặt trăng thành thuộc địa, sau khi bám lên tàu vũ trụ của Israel.
Di chuyển một loại protein thần kỳ trong sinh vật bất tử sang con người có thể giúp các phi hành gia có được chiếc áo giáp phân tử bền chắc, tự tin du hành đến hành tinh khá - ảnh đồ họa từ NASA
Nhóm khoa học gia từ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật và gene, thuộc Đại học Bách khoa Madrid (Tây Ban Nha) đã giải trình tự gene của một loài trong chi bọ gấu nước là Ramazzottius varieornatus, để xem xét sự sắp xếp các thành phần axit amin trong Dsup - một loại protein ức chế thiệt hại từ bức xạ. Ở bọ gấu nước, các protein này biến thành một chiếc áo giáp phân tử để bảo vệ con vật.
Năm ngoái, nhà di truyền học danh tiếng Chris Mason từ Đại học Weill Cornel (Mỹ) đã đề xuất phương án hòa trộn DNA của sinh vật bất tử này vào con người, giúp những nhà du hành tương lai có thể chống lại những điều kiện cực đoan của vũ trụ và thực hiện những nhiệm vụ thám hiểm hành tinh khác được an toàn. Đề xuất này rất được giới khoa học ủng hộ và đang là mục tiêu của những nghiên cứu mới, bao gồm công trình này.
Theo đó, nhóm nghiên cứu Tây Ban Nha đã đưa Dsup vào môi trường nuôi cấy tế bào người và nhận được kết quả đáng kinh ngạc: nó làm giảm 40% sự thiệt hại tế bào khi bị chiếu xạ bởi một luồng tia X mạnh. Dsup còn bảo vệ DNA chống lại các tác động ăn mòn tốt hơn nhiều các gốc hydroxyl mà con người sở hữu. Dsup bám vào các sợi axit nucleic, làm lệch hướng hoặc hấp thụ các yếu tố khó chịu có thể gây ảnh hưởng tế bào sống.
Ngoài ra, Dsup hoàn toàn dễ dàng "uốn cong" để phù hợp với DNA của một sinh vật khác không phải bọ gấu nước và cung cấp cho sinh vật đó một bộ áo giáp phân tử tương tự sinh vật bất tử này.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.
Trạm vũ trụ Quốc tế gặp sự cố NASA cho biết mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát và họ đang cử 3 phi hành gia để kiểm tra gấp vấn đề. Theo Gizmodo, Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) xác nhận bị rò rỉ không khí cao hơn mức an toàn. Cơ quan này cho biết đang tổ chức một cuộc thám hiểm ra ngoài không gian để kiểm tra...