Ở đời có ai cho không cái gì…
Hai vợ chồng với một đứa con hiện vẫn đang ở nhà thuê. Tụi em cũng nghĩ đủ cách kiếm thêm, dành dụm, nhưng chẳng ăn thua.
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Em năm nay 29 tuổi, chồng em 32 tuổi. Hai vợ chồng đều đi làm, thu nhập cũng tạm ổn, nhưng nghĩ tới chuyện nhà cửa thấy xa vời vợi. Hai vợ chồng với một đứa con hiện vẫn đang ở nhà thuê. Tụi em cũng nghĩ đủ cách kiếm thêm, dành dụm, nhưng cứ để dành được chút ít là có việc phải dùng đến.
Nhìn quanh bạn bè em, ai có gia đình bên chồng bên vợ hỗ trợ, làm hậu phương, thì may ra mới mua được nhà hay trả góp căn hộ. Bên nhà em và nhà chồng em đều còn đông các em chưa lập gia đình, khó mà trông mong được gì.
Chưa biết tính sao, thì có bữa bác Hai của anh kêu về nhà chơi nói chuyện. Bác Hai đã gần tám mươi, con cái đều ra nước ngoài định cư, giờ bác gái bị tai biến liệt nửa người, bác trai phải nghĩ tới người chăm lo. Vậy nên hai bác kêu vợ chồng em về ở chung.
Nhà bác rộng, hai bác ở dưới lầu, vợ chồng em ở trên lầu. Mai đây hai bác trăm tuổi, sẽ cho vợ chồng em cái nhà đó. Em mừng lắm, nhưng cũng lo lắng nhiều. Về ở với bác, hai vợ chồng có một người phải nghỉ làm lo công chuyện nhà, chắc đó là em thôi.
Ba má chồng em nói vậy cũng tốt, hai bác ở một mình, con cái đều ở xa có đứa nào muốn về đây ở chăm ổng bả đâu. Má em khi nghe chuyện thì kêu em nói riêng: ở đời có ai cho không cái gì, con cẩn thận, má thấy chuyện này dài năm dài tháng lắm, con có chịu nổi không… Theo chị, em phải làm sao bây giờ?
Mỹ Thanh (TP.HCM)
Em Mỹ Thanh thân mến,
Má em nói đúng. Ở đời, thường “có đi có lại mới toại lòng nhau”, huống hồ đây không phải cho chục cam chục trứng, mà là cho cả một căn nhà. Vậy giờ mình thử đặt ra phép tính ai cho đi cái gì, để xem việc cho đi cho lại này có tương xứng không. Phải tách riêng phần lý phần tình, tính toán rất rành mạch, rồi mới quyết định được em ạ.
Video đang HOT
Về phần lý, bác em nói mai kia trăm tuổi sẽ cho vợ chồng em căn nhà. Em thử ước chừng “mai kia” là bao lâu, mười năm, hai mươi năm nữa? Tổng giá trị căn nhà hiện nay là bao nhiêu? Chia cho từng đó tháng năm, mỗi tháng em đã nhận bao nhiêu tiền? Đó được coi là tiền chăm sóc, tiền trông coi nhà cửa.
Về phần tình, đó còn là tiền trả công em chịu đựng: bất kỳ chuyện gì xảy ra em cũng phải cắn răng chịu, nếu bỏ đi sẽ mất căn nhà. Số tiền đó cũng còn là thanh xuân của em nữa: sau bao nhiêu năm đó, khi em thực sự có được căn nhà, em có quay trở lại công việc mình yêu thích nữa không? Hay lúc đó đã mệt mỏi, lạc hậu, không bắt kịp với cuộc sống, chỉ đành cam phận ở nhà nội trợ hết đời?
Nếu không nhận nhà bác, đến tuổi đó em nhắm mình có nhà không? Đừng tính hơn thua nhà nhỏ nhà to, hãy tính từ đây đến đó mình đều được hạnh phúc trong căn nhà của mình, được sống, được làm việc để tạo dựng hạnh phúc của mình.
Sau khi đặt ra chừng đó bài toán, em sẽ thấy mình nên quyết định thế nào. Việc này phải suy nghĩ kỹ, tiến hành cẩn thận. Ví dụ, bác Hai nói vậy, tức là bác phải nói với vợ chồng em và các con của bác nữa. Mọi người đều phải thống nhất ý kiến mới được.
Rồi thì nên cụ thể ra thành di chúc của hai bác. Má em nói đúng, chuyện này chầy tháng chầy ngày, mai kia ai đó thay đổi ý kiến cũng thành chuyện nói tới nói lui mệt mỏi.
Mình đang tính trên một đường thẳng, tức là với điều kiện mọi chuyện của mình đều suôn sẻ. Nhưng cũng có thể có những trục trặc xảy ra, ví dụ sức khỏe của em có vấn đề, vợ chồng em bất hòa lục đục, hay quy hoạch nhà cửa khu đó thay đổi… Những khó khăn này cũng phải lường đến em ạ. Thôi thì, đã tính phải tính tới cùng. Chúc em có đáp số và vững lòng thực hiện con đường mình đã định.
Hạnh Dung
Chỉ được chồng đưa 3 triệu đồng/tháng còn bị dọa "thay", cô vợ vùng lên đấu tranh
Nhà có 5 người nhưng chồng chỉ đưa 3 triệu đồng/tháng để chi tiêu còn hạch sách vợ, dọa không làm tốt liền "thay" khiến cô vợ nổi giận, phản pháo ngay trước mặt bố mẹ chồng.
Sau đám cưới lãng mạn, cuộc sống hôn nhân vô cùng thực tế và tàn khốc với vô vàn điều phải lo lắng khiến nhiều người bị sốc. Điều sốc nhất là người chồng yêu thương ngày nào bỗng quay ngoắt lại, trở mặt biến thành kẻ máu lạnh, không hề có ý định chia sẻ gánh nặng khó khăn của gia đình với vợ.
Câu chuyện của người vợ trẻ tâm sự dưới đây hẳn sẽ khiến nhiều cô gái khi định bước vào đời sống hôn nhân biết tầm quan trọng của việc cần tìm hiểu kĩ về người bạn đời.
Gánh nặng kinh tế gia đình trở nên trầm trọng khi chồng chỉ đưa 3 triệu chi tiêu cho cả nhà mỗi tháng. Ảnh minh họa
"Có ai giống em, lấy chồng gia trưởng, keo kiệt, cảm giác hôn nhân như địa ngục không? Không phải vì con, chắc em tự giải phóng mình lâu rồi.
Chồng em là con 1, sau cưới chúng em ở chung với bố mẹ anh. Không mất tiền nhà nhưng toàn bộ tiền ăn uống sinh hoạt chúng em phải lo vì ông bà làm nông, không có lương.
Chồng em làm quản lý nhân sự cho 1 doanh nghiệp tư nhân lương tháng 15 triệu đồng. Em làm bên khối du lịch, thu nhập bình cũng tầm tầm như hắn. Vậy nhưng từ ngày cưới, chẳng bao giờ hắn đưa lương cho vợ. Mỗi tháng nhận lương, hắn chỉ đưa em 3 triệu đồng, còn lại em tự lo. Hắn bảo em cũng đi làm có lương, việc gì phải ngóng đợi tiền chồng.
Thật sự sống với hắn, em cảm giác như kiểu góp gạo nấu cơm chung. Hắn chia rõ, 3 triệu đồng thì 1 triệu rưỡi bỉm sữa nuôi con, 1 triệu đồng là thức ăn cho cả gia đình. Còn hắn ngày ăn 1 bữa ở nhà chỉ 500k là còn thừa.
Thời gian đầu sau cưới, em đi làm thì còn đỡ. Chuyện hắn đưa có ngần ấy tiền, tuy em ấm ức nhưng bản thân vẫn cố "tải được" cả nhà, có điều cứ tiền nhận tháng nào, hết sạch tháng đó.
Cưới được hơn 2 năm thì em sinh bé đầu lòng. Con em có chút vấn đề về hệ hô hấp nên hay ốm, mà công việc của em cứ phải đi suốt nên em phải xin nghỉ không lương thêm vài tháng. Em tính đợi con được 1 tuổi mới đi làm trở lại. Em bàn với hắn như thế, hắn đồng ý mà tiền lại chẳng đưa thêm. Tháng vẫn 3 triệu đồng y nguyên không nhúc nhích. Thi thoảng con ốm vào viện, thiếu tiền, em bảo đưa thêm hắn lại cằn nhằn bảo em tiêu như phá mả.
Cũng may em gần nhà ngoại, thi thoảng mẹ em sang chơi mà thấy con, cháu nheo nhóc quá lại cho vài triệu lo bỉm sữa. Lại còn khoản bảo hiểm sau sinh được hơn 30 triệu đồng nên mới đỡ chứ không em suốt ngày phải sống cảnh 'giật gấu vá vai' mệt mỏi kinh người.
Tuần vừa rồi, con em bị đường ruột, nguyên tiền khám, tiền thuốc đã mất gần 2 triệu đồng. Em bảo hắn đưa thêm tiền cho em mà hắn cứ hẹn lần hẹn lượt hết mai này lại tới mai kia vẫn không chịu rút ví. Hôm qua đi chợ, trong túi em còn đúng 50 nghìn đồng. Em mua ít xương về nấu cà, rồi mua mấy tấm đậu phụ về rán.
Nghĩ thức ăn như thế cũng ổn, đâu tới nỗi. Ai ngờ hắn đi làm về nhìn mâm cơm liền càu nhàu:
'Một tháng tôi đưa cô ngần ấy tiền mà cô cho nhà tôi ăn uống thế này hả? Chồng cả ngày đi làm quần quật bên ngoài về cho ăn cơm đậu. Cô nghĩ tôi sức trâu, chỉ làm không cần ăn.
Cô mà không làm tốt vai trò của người vợ, không lo được cho chồng thì đừng có trách tôi đó. Với tôi, vợ chỉ như cái áo, rách sẽ thay'.
Thật chứ em nghe hắn nói mà nghẹn đắng cổ, không sao nuốt nổi miếng cơm trong miệng. Không nhịn được hơn, kể cả bố mẹ chồng ngồi ngay đó em cũng buông bát đũa nói luôn:
'Được, anh thích cứ đi mà tìm áo mới mà mặc. Tôi cũng ngán ngẩm người chồng như anh lắm rồi. Anh nghĩ 3 triệu đồng của anh nó to lắm hả. Từ mai anh ở nhà chăm con cho tôi đi làm, một tháng tôi đưa anh chục triệu để anh chi tiêu xem chắc đã đủ mà mới đưa vợ 3 triệu đồng anh đã vênh mặt cậy nhiều. Tôi với anh đổi vị trí đi'.
Em điên quá rồi, nói mà nước mắt nước mũi giàn giụa. Mẹ chồng em ngồi bên đập bàn cái rầm: "Loại đàn ông như anh có kiếm bao nhiêu vợ mà cứ giữ cái tính nết này thì sau cùng vẫn chỉ ở vậy thôi.
Không đứa nào nó chấp nhận làm áo cho anh khoác lên người đâu. Anh cứ ở nhà thay vợ lo chi tiêu 1 tháng xem thế nào. Ngày mai con L. để con cho nó trông, con đi làm đi. Một tháng đưa cho nó đúng 3 triệu đồng xem nó xoay xở kiểu gì. Nó mà mở miệng kêu, mẹ đuổi cổ luôn".
Sáng nay em tuyên bố với hắn em sẽ đi làm, con cái tự hắn lo. Mẹ chồng em nói cũng sẽ không trông cháu cho hắn biết mặt".
Chia sẻ gánh nặng kinh tế gia đình là nghĩa vụ của người đàn ông đã kết hôn. Ảnh minh họa
Qua sự việc, các chuyên gia tâm lý cho rằng, nhường nhịn là một đức tính tốt nhưng không thể áp dụng với mọi trường hợp. Chia sẻ gánh nặng kinh tế gia đình là trách nhiệm của người đàn ông sau khi kết hôn. Nếu ngay từ đầu cô vợ không chấp nhận việc đưa tiền vô lý của chồng thì đã không có những hệ lụy sau này.
Hãy nhớ rằng trong bất kì tình huống nào, việc nghỉ làm ở nhà trông con dẫn tới phải sống phụ thuộc vào chồng luôn là điều cần tránh. Khi có mâu thuẫn xảy ra, việc không có kinh tế duy trì sẽ khiến bạn "bó chân bó tay" và sẽ phải nhân nhượng càng ngày càng nhiều.
Mà một cuộc hôn nhân toàn những điều nhân nhượng từ một phía, cũng là lúc bi kịch gia đình bắt đầu. Bạn cũng đừng cho rằng mình làm thế là vì con. Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình đầy đủ bố mẹ nhưng bất hòa, mâu thuẫn, bạo lực... không thể hạnh phúc bằng đứa trẻ chỉ có bố hoặc mẹ mà được yêu thương, che chở cẩn thận.
Minh Khôi (T/h)
Bị chồng đuổi khỏi nhà khi tay không tấc sắt, vợ thản nhiên ra đi và để lại một thứ đủ làm cả nhà chồng cầu cạnh quay về Đến buổi trưa cả nhà ngồi ăn cơm, mẹ chồng tiếp tục so sánh con dâu mình và con dâu nhà hàng xóm. Bà bảo: "Đấy, con nhà người ta cưới một năm mà đẻ 2 đứa sinh đôi kháu khỉnh. Còn cô chỉ ăn là giỏi thôi". Tôi từng là một người phụ nữ nhu nhược, luôn lo sợ điều tiếng và...