Ổ dịch virus corona lớn nhất thế giới: Điều gì thực sự xảy ra ở Vũ Hán?
“Đã lâu rồi tôi không ôm con mình, tôi sợ chạm vào nó”, một người giao hàng ở Vũ Hán tâm sự. Mọi người sống khép kín, các cửa hàng bị đóng cửa, thành phố bị đóng cửa – virus corona áp đặt các quy tắc riêng của nó, nhưng, cuộc sống vẫn tiếp tục ngay ở vùng tâm dịch Covid -19.
Di chuyển bệnh nhân bị nhiễm virus corona ở Vũ Hán.
Phóng viên nói chuyện với những người trẻ tuổi. Họ không rời khỏi thành phố vì những lý do khác nhau, nhưng mọi người đều chắc chắn rằng, các biện pháp cần thiết đang được thực hiện.
“Thế nhưng có rất nhiều thời gian rảnh”
Stanislav Janusauskas, 25 tuổi, là sinh viên của trường Đại học kinh tế và luật Trung Nam ở Vũ Hán. Khi thành phố bị cách ly, nhiều sinh viên không kịp về nhà. Nhưng, Stanislav tự quyết định ở lại. Các bạn sinh viên gần như không được phép ra khỏi ký túc xá. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, mọi người bị cấm rời khỏi nhà, ở lối vào bất kỳ khu dân cư nào – kiểm tra nhiệt độ, mỗi ngày chính quyền gửi tin nhắn ghi nhớ những việc cần làm để ứng phố với dịch bệnh. Nguyên tắc chính là đi khám bác sĩ ngay sau khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên, rửa tay thường xuyên hơn, tốt hơn hết là không ra ngoài. Đồng thời, trường đại học cung cấp cho sinh viên sự hỗ trợ rất lớn. Đặc biệt là cho lưu học sinh.
“Các sinh viên đang ở tại ký túc xá, – Stanislav nói. – Chúng tôi có thể rời ký túc xá mỗi tuần một lần trong các nhóm không quá 6 người để đi mua sắm”.
Trên thực tế, “đi mua sắm” ở Vũ Hán trở nên vô nghĩa – tất cả các cửa hàng đều bị đóng cửa. Trường đại học tổ chức giao hàng trực tiếp đến ký túc xá. Mỗi tuần một lần, sinh viên quét mã QR, tạo danh sách mua sắm và các thứ hàng được mang đến cho họ, kể cả các món ăn làm sẵn.
WeChat (mạng xã hội Trung Quốc) có một ứng dụng hiển thị số liệu thống kê chính thức về dịch bệnh. Nhóm của trường đại học cũng công bố thông tin về chương trình học tập. Các bài giảng và hội thảo được thực hiện trực tuyến.
“Thế nhưng, tôi có rất nhiều thời gian rảnh để làm những gì tôi muốn từ lâu, mà trước đây không có thì giờ. Thêm vào đó, có nhiều cơ hội hơn để tự rèn luyện”, – Stanislav duy trì thái độ sống lạc quan.
Do di chuyển quanh khuôn viên trường bị hạn chế, các sinh viên không còn có thể chạy bộ trong công viên, nhưng một số sinh viên chơi thể thao ngay trong phòng của họ.
“Xịt thuốc khử khuẩn từ đầu đến chân”
Xịt trùng khử khuẩn chống virus corona được thực hiện thường xuyên trên các đường phố ở Vũ Hán.
Video đang HOT
Li Bình, 27 tuổi, sống tại khu phố Jian’an của thành phố Vũ Hán, làm việc trong một dịch vụ giao hàng. Để bảo vệ bản thân, anh đeo khẩu trang, găng tay và tất nhiên thường xuyên rửa tay. Điều quan trọng là phải làm đúng – trước khi rửa lòng bàn tay, bạn không nên chạm vào mũi và dụi mắt. Anh có đủ xà phòng lỏng, găng tay và khẩu trang – ông chủ cung cấp tất cả.
“Chúng tôi đang có rất nhiều đơn hàng. Lúc đầu, chúng tôi rất lo lắng virus corona có thể lây lan thông qua hàng hoá”, – anh Li Bình thừa nhận.”Nhưng sau đó các chuyên gia giải thích rằng virus không lây truyền theo cách này, và bây giờ mọi thứ đều ổn”.
Tuy nhiên, các nhân viên giao hàng vẫn không tháo găng tay cao su.
“Mỗi ngày sau giờ làm việc, tôi xịt dung dịch khử trùng từ đầu đến chân tại trung tâm hậu cần, thay quần áo và về nhà, – Li Bình nói tiếp. – Nhưng, ở nhà tôi có một đứa con nhỏ, tôi vẫn sợ chạm vào nó, đã từ lâu tôi không ôm con”.
Bây giờ ở khu phố này chỉ còn lại ít người giao hàng: ở trung tâm hậu cần chỉ còn bảy người trong tổng số 20 nhân viên trước đây. Khu vực giao hàng bao gồm hơn 30 tiểu khu. Mỗi ngày trước ca làm việc, người quản lý kiểm tra nhiệt độ của các nhân viên. Nếu mọi thứ đều ổn, bạn có thể đi làm.
“Bây giờ việc giao hàng là khác so với trước đây. Chúng tôi không đi vào lãnh thổ tiểu khu, khách hàng đón chúng tôi tại địa điểm được chỉ định ở lối vào chính, – anh Li Bình giải thích. Nếu có chỗ đặc biệt chuyển phát gói hàng, chúng tôi để lại mọi thứ ở đó. Trong mọi trường hợp, nhân viên giao hàng không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nếu trong gói hàng có một cái gì đó lớn và nặng, chúng tôi cung cấp xe đẩy”.
Khối lượng công việc đã tăng đáng kể, mỗi ngày các nhân viên giao hàng làm việc hơn 10 giờ. Li Bình rất mệt mỏi, nhưng anh cũng ghi lại những khoảnh khắc đầy xúc động.
“Ví dụ, một khách hàng đã mua hai gói khẩu trang y tế cho chúng tôi. Anh ấy nói rằng, các bạn thực sự cần đến những khẩu trang này, bởi vì các bạn đang bận rộn quá, phải làm việc vất vả, – anh Li Bình mỉm cười. – Và trong số các đơn hàng cho bệnh viện, chủ yếu là mì ăn liền. Các bác sĩ đang làm việc với đam mê và quyết tâm! So với họ, cuộc sống của chúng tôi thật dễ dàng”.Nên giữ khoảng cách an toàn
Zhang Xin, 30 tuổi, sống ở khu phố Hồng Sơn, làm việc trong công ty quản lý tiểu khu. Cùng với các đồng nghiệp, anh theo dõi tình hình dịch bệnh virus corona. Bản thân Zhang Xin chịu trách nhiệm kiểm soát và đăng ký những người ra vào. Để bảo vệ bản thân khỏi virus, anh đeo khẩu trang, găng tay, chăm sóc vệ sinh cá nhân.
“Khi giao tiếp với mọi người, chúng tôi giữ khoảng cách an toàn: cách nhau một hoặc hai mét, – Zang Xin cho biết. Khi về nhà, tôi lập tức thay quần áo”.
Anh giặt và khử trùng quần áo đồng phục, rửa tay thật kỹ.
“Ngoài ra, tôi khử trùng nơi làm việc ba lần một ngày, cũng như mọi thứ tôi sử dụng trong văn phòng. Chúng tôi có cồn và dung dịch khử trùng”, – Zhang Xin nói thêm.
Trong tiểu khu này có hơn một ngàn căn hộ, nhưng chỉ có một cổng được mở. Các cư dân không đi ra ngoài nếu không cần thiết, không cho phép những người lạ vào lãnh thổ này. Nếu có ai đó muốn ra ngoài thì các nhân viên kiểm tra nhiệt độ và xịt thuốc khử trùng.
Mấy lần trong ngày, toàn bộ tiểu khu được khử trùng. Nhưng vào đầu tháng 2 vẫn đã phát hiện những trường hợp nhiễm trùng mới.
“Chúng tôi rất lo lắng khi biết tin này, – anh Zhang Xin tâm sự. – Nhưng mọi người đã hành động đúng theo kế hoạch được phát triển trước đó: các bác sĩ ngay lập tức đưa người nhiễm bệnh đến bệnh viện, toàn bộ đơn nguyên nơi họ sống đã bị cách ly. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, chúng tôi giảm thiểu tiếp xúc”.
Công ty quản lý cùng với ủy ban khu phố đã hướng tới các siêu thị gần nhất với yêu cầu mỗi ngày giao rau và thực phẩm trực tiếp đến tiểu khu. Cư dân đặt hàng trong WeChat. Và mỗi buổi sáng người giao hàng mang theo những sản phẩm đóng gói. Mọi người đứng thành hàng, giữ khoảng cách tối thiểu 1mét.
“Tôi cho rằng, mọi người nên và có thể hiểu nhau và hỗ trợ lẫn nhau để không tạo ra đám đông và không xô đẩy. Theo tôi, điều này rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại virus”, – anh Zhang kết luận.
Theo danviet.vn
Thái Nguyên: Chủ động phương án sẵn sàng ứng phó dịch virus Corona
Trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trên phạm vi cả nước, sáng 31/1, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp với các cấp, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh này.
Theo đó, Thái Nguyên là địa phương có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao do có vị trí địa lý là đầu mối giao lưu của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với nhiều trường đại học và cao đẳng, chuyên nghiệp và các khu công nghiệp phát triển... nên số lượng người tập trung rất lớn và thường xuyên biến động.
Trước tình hình đó, để phòng chống dịch bệnh, tỉnh Thái Nguyên đã kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh do ông Trịnh Việt Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban. Đồng thời, tỉnh còn ban hành Chỉ thị 01/CT- UBND về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Tỉnh Thái Nguyên họp Ban chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp sáng 31/1.
Qua đó, kế hoạch triển khai phòng, chống dịch bệnh virus Corona đã được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh Thái Nguyên khẩn trương xây dựng với 3 tình huống xảy ra gồm: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại Thái Nguyên; Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh Thái Nguyên; Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Với mỗi tình huống, Ban Chỉ đạo đều đưa ra các phương án điều hành ở các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã về việc thông tin, tuyên truyền, cũng như các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, sự phối hợp liên ngành của các cơ quan chuyên môn.
Đến thời điểm này, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm thường xuyên, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa ghi nhận trường hợp bệnh dịch virus corona nào. Tuy nhiên, một số địa phương, đơn vị trên địa bàn đã có những động thái chủ động nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng theo dõi sát sao việc công dân nhập cảnh từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào địa bàn tỉnh và cho đến nay, không ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào.
Cũng tại cuộc họp, ông Trịnh Việt Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh ở người nói chung và dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra nói riêng. Đặc biệt, công tác tuyên truyền cần được đặt lên hàng đầu để người dân chủ động việc phòng tránh. Ngoài ra, cần thông tin rộng rãi các khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên phải quản lý chặt chẽ thông tin, xử lý nghiêm những trường hợp đưa thông tin sai lệch về dịch bệnh này trên mạng xã hội, tránh gây hoang mang trong dư luận.
Cũng trong buổi chiều cùng ngày, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gồm 18 người là cán bộ, lãnh đạo và nhân viên y tế của bệnh viện.
Trước đó, ngày 30/1, Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập 45 đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona, trong đó, bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên được thành lập 2 đội.
Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona vào chiều 31/1.
Ông Nguyễn Công Hoàng - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho biết, các đội cơ động có nhiệm vụ thường trực sẵn sàng phản ứng nhanh, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện thu dung, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu và mức độ dịch; Thực hiện theo lệnh điều động của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch nCoV.
Thành phần của mỗi Đội cơ động bao gồm: 1 lãnh đạo bệnh viện; 1 bác sĩ hồi sức cấp cứu; 1 bác sĩ truyền nhiễm; 1 cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn; 1 điều dưỡng hồi sức cấp cứu hoặc truyền nhiễm; 1 lái xe. Mỗi Đội cơ động sẽ được trang bị 1 xe ô tô cứu thương với đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu trên xe như máy thở cơ động, oxy, thuốc, dịch truyền, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn...
Khu vực cách ly người bệnh đã được chuẩn bị sẵn khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Các phương án đã được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó khi có dịch bệnh xảy ra.
Cũng tại cuộc họp, các ý kiến đều xoay quanh phương án đối phó khi có dịch bệnh xảy ra. Trong trường hợp nếu có dịch bệnh, toàn bộ khoa bệnh viện nhiệt đới sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc điều trị và cách ly người bệnh. Khi đó, bệnh nhân trong khoa sẽ được chuyển đến địa điểm khác để nhường chỗ cho các bệnh nhân nhiễm dịch Corona.
Đồng thời, các nhân viên y tế của khoa bệnh viện nhiệt đới sẽ phải cách ly hoàn toàn với các khoa bệnh khác và tuyệt đối không được trở về nhà trước khi dịch bệnh được dập tắt hoàn toàn. Trong tình hình đó, các phương án hỗ trợ và tiếp ứng về thuốc men, tư trang cho những người trong khu vực cách ly đều được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến và trao đổi cụ thể.
Theo danviet.vn
Xử phạt các đối tượng tung tin thất thiệt về virus Corona Trong ngày 31/1, nhiều đối tượng tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận về dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona đã bị xử phạt. Chiều 31/1, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ đã làm việc với đối tượng P.T.M.T (SN 1971, trú tại phường Vân Phú, TP.Việt Trì, tỉnh...