Ổ dịch Covid-19 ở Tân Sơn Nhất: Bệnh nhân biểu hiện nhẹ, âm tính nhanh
Những đánh giá chuyên môn ban đầu về chùm ca bệnh liên quan đến ổ dịch Covid-19 trong sân bay Tân Sơn Nhất cho thấy bệnh nhân không triệu chứng hoặc biểu hiện rất nhẹ, xét nghiệm virus âm tính nhanh.
Đến ngày 14/2, TPHCM đã xác định 35 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến ổ dịch tại nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất. Các ca bệnh đều là nhân viên sân bay hoặc người nhà của nhân viên sân bay.
Ngay từ khi ghi nhận những ca bệnh đầu tiên, ngành y tế đã tiến hành truy vết thần tốc tất cả những người tiếp xúc với bệnh nhân đồng thời mở rộng xét nghiệm ở cộng đồng để vừa giám sát chủ động ca bệnh vừa đánh giá toàn diện nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Ngành y tế đã hỏa tốc triển khai công tác khoanh vùng, dập dịch và thực hiện các phân tích, nghiên cứu khoa học về đợt bùng phát dịch đang diễn ra
Theo báo cáo của Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, thực tế điều trị các bệnh nhân được chuyển đến từ ổ dịch cho thấy, hầu hết người bệnh đều không có triệu chứng. Một số ít người có triệu chứng rất nhẹ. Không trường hợp nào có dấu hiệu nặng trong chùm ca bệnh này. Nhiều trường hợp đã có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính rất nhanh sau một thời gian ngắn được cách ly điều trị tại bệnh viện.
Kết quả xét nghiệm 2 ngày nhập viện của các bệnh nhân cho thấy, nhiều trường hợp đã âm tính với SARS-CoV-2. Một số chuỗi lây nhiễm điển hình như như bệnh nhân 2003 đã lây nhiễm cho 3 trường hợp sống trong cùng gia đình đã được công bố là bệnh nhân 2014, 2015, 2016. Kết quả xét nghiệm ngày 10/2 chỉ còn bệnh nhân 2014 dương tính, 2 trường hợp còn lại là bệnh nhân 2015, 2016 đã có kết quả âm tính.
Tương tự là chuỗi lây nhiễm của trường hợp L.Q.Q. đây là trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng có 3 trường hợp tiếp xúc sống trong cùng gia đình đã có kết quả xét nghiệm dương tính và đã được công bố là các bệnh nhân 2029, 2030 và 2031. Kết quả xét nghiệm ngày 13/2, cả 3 trường hợp đều đã âm tính.
Các kết quả đánh giá trong quá trình điều trị cho thấy, bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng và âm tính nhanh
Video đang HOT
Đặc biệt, phân tích riêng nhóm bệnh nhân có nhiều tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên trong công việc, hoặc sống cùng gia đình của các bệnh nhân, trong đó có trường hợp đầu tiên là bệnh nhân 1979 cho thấy tất cả bệnh nhân đều khỏe mạnh bình thường. Chỉ có một trường hợp có thời gian dương tính kéo dài là bệnh nhân 1979. Đây là nhân viên sân bay, có triệu chứng ngày 3/2 đến ngày 12/2 mẫu xét nghiệm vẫn còn dương tính.
Ngược lại, bệnh nhân 2004, nhân viên sân bay là người có triệu chứng đầu tiên trong nhóm này (ngày 29/1) khi phát hiện dương tính trên mẫu xét nghiệm ngày 7/2, đến ngày 10/2 xét nghiệm vẫn dương tính và ngày 13/2 kết quả đã âm tính. Bệnh nhân 2066 nhân viên sân bay, phát hiện dương tính trên 2 mẫu xét nghiệm ngày 7/2 và 8/2, sau khi cách ly điều trị, kết quả ngày 10/2 còn dương tính nhưng đến ngày 13/2 cũng đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.
Các ca bệnh liên quan đến ổ dịch Tân Sơn Nhất từ khi cách ly, điều trị đến nay đều khỏe mạnh bình thường (ảnh: Phạm Nguyễn)
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM nhận định, 33 ca bệnh (còn 2 ca mới phát hiện chưa có đánh giá – PV) cho thấy diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân rất nhẹ và âm tính rất nhanh. Bên cạnh các thông tin trên, ngày 12/2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM và đơn vị nghiên cứu lâm sàng của đại học Oxford (OUCRU) đã công bố kết quả giải trình tự gen và xác định ổ dịch trong sân bay Tân Sơn Nhất là chủng A 23.1 phát hiện lần đầu ở Rwanda, Châu Phi (vào tháng 10/2020). Đây là chủng lần đầu tiên xuất hiện ở Châu Á nhưng đã xuất hiện ở nhiều quốc gia khác và chưa ghi nhận diễn tiến bất thường ở những nơi chúng lưu hành.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố đang tiếp tục phối hợp với các bệnh viện điều trị và các đơn vị chuyên môn, các chuyên gia để thu thập các dữ liệu về dịch tễ, dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể, giải trình tự gen… để có thể đánh giá sâu hơn về chùm ca bệnh này để có đầy đủ thông tin, dữ liệu khoa học phục vụ cho hoạt động phòng chống dịch.
Hải Dương: Nóng nguy cơ lây chéo COVID-19 trong khu cách ly
Chiều nay 14-2 (mùng 3 tết), bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trực tiếp về Hải Dương, điểm nóng COVID-19 hiện nay do số ca mắc vẫn đang tăng nhanh, đặc biệt là nguy cơ lây chéo COVID-19 trong khu cách ly.
Lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân tại Hải Dương - Ảnh: NGÔ ANH VĂN
Trong khi số ca mắc COVID-19 ở các tỉnh thành có dịch đã giảm mạnh, 6/13 tỉnh thành không ghi nhận ca bệnh nhiều ngày nay, tại Hải Dương tình hình vẫn đang nóng. Ngày 13-2 có 47/53 ca mắc trên cả nước là của Hải Dương, ngày 14-2 báo cáo buổi sáng đã có thêm 10 ca mắc.
"Đang có nhiều vấn đề trong khu cách ly, có lây nhiễm chéo trong khu cách ly và chưa cắt đứt được chuỗi lây", ông Nguyễn Quang Tuấn, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chủ trì Bệnh viện dã chiến số 2 của Hải Dương, nói tại cuộc họp trực tuyến chiều nay.
13.000 người cách ly, có lây chéo trong khu cách ly
Theo thông tin từ cuộc khảo sát nhanh tại 2 khu cách ly của Hải Dương sáng 14-2, trong những ngày qua đã có 80 F1 đang cách ly tại 2 khu này trở thành bệnh nhân dương tính. Đoàn khảo sát cho biết có nhiều vấn đề: bố trí sắp xếp khu cách ly chưa ổn khi người tiếp xúc gần với bệnh nhân, người có bệnh nền, phụ nữ có thai nhẽ phải cách ly riêng, nhưng ở đây vẫn cách ly chung.
Khu vực dễ lây lan là nhà vệ sinh, nhưng ở đây có nhà vệ sinh dùng cho tới 60 người. "Chúng tôi xuống đây hỗ trợ Hải Dương dập dịch càng sớm càng tốt, nhưng khu cách ly của chúng ta cách ly mà không giãn cách, khó dập dịch sớm", ông Tuấn nói.
Lãnh đạo Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cũng băn khoăn về kiểm soát dịch tại khu cách ly, Hải Dương đang có 13.000 người cách ly tập trung.
"Mật độ cách ly quá đông, trước đây có phòng 30 người, nay giảm nhiều cũng 10-15 người/phòng, trong khi nếu mật độ khu vực đó 5 người/phòng mới đảm bảo phòng dịch", ông Dương Chí Nam, phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, nói.
Đề nghị giãn cách xã hội rộng hơn ở Hải Dương
Công nhân ở Hải Dương đang chờ lấy mẫu xét nghiệm. Hải Dương đang chuẩn bị xét nghiệm diện rộng - Ảnh: NGÔ ANH VĂN
Tỉnh Hải Dương là 1 trong 2 tỉnh ghi nhận bệnh nhân đầu tiên trong đợt dịch này (cùng Quảng Ninh). Đến nay đã qua 19 ngày chống dịch, ông Lương Minh Cầu, phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, cho biết đợt này Hải Dương ghi nhận 440 ca bệnh, cho đến nay cơ bản kiểm soát được dịch tại TP Chí Linh, thị xã Kinh Môn...
Tuy nhiên có những diễn biến đáng quan tâm tại Cẩm Giàng, Hải Dương, khi đã xuất hiện bệnh nhân ngoài khu cách ly hôm 11-2, đến 13-2 ghi nhận thêm 11 bệnh nhân là F1 của bệnh nhân này. Ngoài ra, đã xuất hiện trường hợp F2 dương tính. Cần mở rộng xét nghiệm trong nhóm F2 khoảng 2.000 người.
Ông Trần Như Dương, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng đoàn công tác phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Hải Dương, cho biết có những dấu hiệu dịch tễ tại Cẩm Giàng tương tự như khởi đầu tại Chí Linh, khi đã có những ca lây nhiễm tại một doanh nghiệp 400 công nhân.
"Các bệnh nhân ban đầu có tiếp xúc với dịch vụ nhạy cảm như karaoke, truy vết rất tích cực nhưng không chắc chắn truy vết hết được", ông Dương nói. Cẩm Giàng cũng có khu công nghiệp 60.000 công nhân, vài ngày nữa công nhân sẽ quay trở lại làm việc.
Phát biểu tại phiên họp trực tuyến chiều 14-2, bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết ông khá sốt ruột với tình hình ở Hải Dương, nên đã dành chiều mùng 3 tết để xem tới đây sẽ làm như thế nào để khoanh dịch sớm.
Dịch ở Hải Dương có yếu tố nguy cơ cao hơn Đà Nẵng do chủng mới có hệ số lây nhiễm cao hơn, thời gian ủ bệnh ngắn lại, tốc độ nhân lên của virus lần này gấp 4 lần chủng cũ. "Trong khi chủng tại TP.HCM vừa qua không nhân nhanh như vậy", ông Long nói.
Ông Long đánh giá cao việc đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, truy vết ở Hải Dương. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay bình diện rộng thì kiểm soát được, nhưng những địa bàn riêng lẻ lại phức tạp. "Dịch có thể kéo dài hơn", ông Long nhận xét.
Hải Dương hết sức chú ý Cẩm Giàng, đây là mối quan ngại, bên cạnh đó là Kinh Môn và Nam Sách, ông Long yêu cầu.
Ông Long cũng lưu ý so với đợt dịch ở Đà Nẵng, số mắc lần này đã vượt xa. "Không đuổi theo mà phải chặn dịch, cứ phát hiện ca nào lại đuổi theo ca đó là thất bại. Cần áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 rộng hơn, hiện mới áp dụng ở Cẩm Giàng và Chí Linh, nếu không giãn cách rộng hơn, trong 14 ngày để dịch chậm hơn, sẽ khó khăn", ông Long nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu phong tỏa diện hẹp khu vực có ổ dịch, và mở rộng xét nghiệm. "Phải có cách thức để vẫn giãn cách nhưng vẫn làm việc được như ở Đà Nẵng. Tốc độ xét nghiệm cũng phải nhanh hơn. Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa thiết bị đến để có thêm 1 phòng xét nghiệm riêng cho Hải Dương. Phải giải tỏa để trả kết quả trong ngày, không để 3-4 ngày là quá chậm", ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Mặc dù công suất xét nghiệm của Hải Dương đã tăng 20 lần trong những ngày vừa qua, nhưng xét nghiệm vẫn đang ùn tắc, cần tăng ngay công suất.
Về lây chéo trong khu cách ly, ông Long khẳng định là có lây chéo, cần giải tỏa ngay khu cách ly tại Trường nghề Việt Nam - Canada, đánh giá lại một khu cách ly lớn nữa nếu không ổn tiếp tục giải tỏa.
Ngày mùng 3 Tết: 15 người thiệt mạng do TNGT Cục CSGT cho biết trong ngày 14/2 (tức mùng 3 Tết Tân Sửu), trên địa bàn cả nước xảy ra 28 vụ TNGT, làm chết 15 người, bị thương 23 người. So với cùng kỳ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, TNGT giảm 5 vụ, giảm 4 người chết và giảm 20 người bị thương. Tính chung trong 5 ngày nghỉ Tết (từ...