Ở đâu như ở đây, dân tranh thủ nông nhàn đi cào lươn đồng cũng có tiền đút túi
Không để thời gian nông nhàn, gần đây bà con nông dân, nhất là các “lão nông tri điền” ở vùng đông đã có sáng kiến tìm những việc làm phù hợp để cải thiện thu nhập; trong đó cào lươn là công việc mới mẻ.
Dụng cụ cào lươn đơn giản chỉ với một cán cào được làm từ một đoạn ngọn tre đực già, thẳng đuột, không sâu mọt dài không quá 1,2m và một đoạn sắt tròn 8mm dài khoảng 50cm.
Ông Trần Văn Lập, thôn Đông Tác, (xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cho biết, dụng cụ cào lươn đơn giản, ai cũng có thể tự làm.
Nếu không làm được thì mang đoạn sắt đến nhờ thợ rèn cho vào lửa nung đỏ rồi đập dẹp, uốn vòng cung, tạo thành hình chữ U, sau đó làm khoen và tra vào đoạn tre là xong.
Ông Nguyễn Kim Ngọc (thôn Cổ Linh, xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) vừa cào được một con lươn. Ảnh: N.Đ.N
Video đang HOT
Để hỗ trợ cho nhau, mỗi khi đi cào lươn phải có từ 4 người trở lên, đồng thời chọn những đoạn sông có lớp bùn dày, ít chướng ngại vật. Nông dân lội xuống sông, nước ngập đến thắt lưng, rồi dàn thành hàng ngang, mỗi người cách nhau 3 – 4m, bắt đầu thả cào xuống đáy sông, luôn tay đẩy qua đẩy lại trong lớp bùn.
Một chiếc can nhựa được khoét lỗ, buộc dây nối vào thắt lưng của mỗi người, do nổi trên mặt nước nên người đi đến đâu can nhựa trôi theo đến đó tiện cho việc bỏ lươn vào can mỗi khi cào được.
Lươn là loại da trơn, bắt chúng rất khó nhưng trong quá trình cào đôi tay sẽ tạo nên lực mạnh, lưỡi cào sẽ cắt những đường trong lớp bùn, nếu gặp lươn nó sẽ mắc vào khe cào hình chữ U. Sau đó nhanh chóng đưa cào lên khỏi mặt nước và dùng những ngón tay kẹp chặt con lươn bỏ vào miệng can.
Quảng Nam có hệ thống sông hồ, ao đầm nhiều và lượng phù sa phong phú là môi trường thuận lợi cho lươn sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên các dòng sông này đang bị một lượng lớn rác thải, trong đó túi ny lon và một số loại rác thải khó phân hủy nằm dưới đáy sông, lẫn trong bùn ảnh hưởng đến nghề cào lươn. Trước tình hình đó, người cào lươn phải dành phần lớn thời gian để khảo sát, tìm hiểu thật kỹ hiện trạng của những dòng sông trước khi chọn nơi thả cào.
Không thường xuyên như những người cào lươn chuyên nghiệp, các “lão nông tri điền” ở các xã vùng đông chỉ tranh thủ những lúc nông nhàn rủ nhau tổ chức từng tốp từ 4 người trở lên, đi dọc các dòng sông trên địa bàn để cào lươn và chỉ cào trong buổi sáng.
Ông Nguyễn Kim Ngọc (thôn Cổ Linh, xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cho biết, thường ngày từ 7 giờ đến 10 giờ sáng, cào được từ 1,5 – 2kg lươn, thu nhập bình quân 300 nghìn đồng/người.
Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, nhất là lươn sống ở môi trường tự nhiên càng được các thực khách ưa chuộng. Do vậy, lươn sau khi đi cào về đều được chủ các nhà hàng, quán ăn đến tận nhà để thu mua với giá cả ổn định, giúp những người cào lươn có thêm khoản thu nhập để cải thiện cuộc sống gia đình.
Mặc dù người làm nghề cào lươn ngày càng nhiều, lươn ở các dòng sông ngày càng ít lại nhưng chưa có ngày nào người làm nghề cào lươn đi về với bàn tay trắng bởi chỗ này cào không được thì di chuyển đến chỗ khác.
Cào lươn khỏe hơn các nghề lao động khác nhưng thu nhập khá, công việc nhẹ nhàng, tuy nhiên để bắt được lươn phải dầm mình trong nước nhiều giờ liền. Nghề cào lươn không mang tính tận diệt bởi đầu cào lươn làm bằng sắt theo kích cỡ cố định nên chỉ bắt được những con lươn lớn, nên nguồn lợi vẫn có thể tái sinh trong môi trường tự nhiên.
Cứu 30 người bị giông lốc đánh chìm thuyền ở vùng biển Trường Sa
Khoảng 20h48 ngày 27/4, Nhà giàn DK1/11 phát hiện tín hiệu đèn, thông báo các tàu của Vùng 2 Hải quân đang thực hiện nhiệm vụ trên biển đến ứng cứu. Đến 22h cùng ngày, lực lượng Nhà giàn DK1/11 đã đưa 30 ngư dân lên tàu an toàn.
Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tặng quà, động viên ngư dân khi về đất liền. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân.
Ngày 1/5, tại cảng Lữ đoàn 171, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đã tổ chức bàn giao 30 ngư dân bị nạn trên vùng biển DK1 cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Khoảng 3h ngày 26/4, tàu cá mang số hiệu QNa 95654 do ông Tô Điệp, sinh năm 1980, trú tại thôn Bình Tịnh (xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) làm thuyền trưởng cùng 30 ngư dân đang hoạt động khai thác hải sản trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) thì không may gặp dông, lốc lớn khiến tàu bị phá nước dẫn đến chìm; khi tàu chìm, 30 ngư dân đã bám vào 4 chiếc thúng.
Đến khoảng 20h48 ngày 27/4, Nhà giàn DK1/11 phát hiện tín hiệu đèn, thông báo các tàu của Vùng 2 Hải quân đang thực hiện nhiệm vụ trên biển đến ứng cứu. Đến 22h cùng ngày, lực lượng Nhà giàn DK1/11 đã đưa 30 ngư dân lên tàu an toàn.
Tổ quân y nhanh chóng khám, kiểm tra sức khỏe các ngư dân, trong đó 2 ngư dân bị thương nhẹ (1 người xây xát ở tay và một người ở chân), còn lại 28 ngư dân sức khỏe bình thường. Đến sáng 1/5, tàu Trường Sa 04 đã đưa 30 ngư dân gặp nạn vào bờ an toàn và bàn giao cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo đúng quy định.
Ngay sau khi tiếp nhận, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã làm các thủ tục bàn giao 30 ngư dân cho đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam và UBND xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Lốc xoáy quật chìm tàu cá, 31 ngư dân Quảng Nam rơi xuống biển Gặp cơn lốc xoáy, tàu cá Quảng Nam bị phá nước và chìm ở vùng biển Trường Sa khiến 31 ngư dân rơi xuống biển. Sáng 28/4, trả lời VTC News, ông Lê Xuân Tới - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam - xác nhận, một tàu cá địa phương lâm nạn ở Trường Sa. Theo ông...