Ở cạnh người hàng xóm như thế, ‘thánh nhân’ rồi cũng phải bực mình
Tôi nói thật, ai nói tôi xấu tính, hay để bụng tôi chịu. Chứ ở cạnh người hàng xóm như thế, thánh nhân rồi cũng phải bực mình.
Tôi cáu lên muốn ra nói cho bác ấy một trận nhưng mẹ tôi cứ ngăn lại. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ tôi vốn hiền lành, lại luôn tâm niệm “bán anh em xa mua lánh giềng gần” nên mấy chục năm nay sống cạnh một người hàng xóm xấu tính thế ông bà vẫn cứ nhắm mắt cho qua. Nhưng tôi thì không thế, nhìn người hàng xóm trơ trẽn nhưng lại cứ hay tỏ vẻ tử tế, tôi chướng mắt không chịu được.
Thỉnh thoảng có vụ gì, tôi cáu lên muốn ra nói cho bác ấy một trận nhưng mẹ tôi cứ ngăn lại. Có lần tôi đâm cáu lây sang mẹ, bảo: “Mẹ suốt ngày bán với mua, hàng xóm như thế người khác hót rác đổ đi không kịp, sao mẹ cứ phải giữ”.
Tôi xin kể ra cho chị em xem, nếu ở trường hợp của tôi mọi người sẽ thế nào. Là do tôi nhỏ nhen hay do bác hàng xóm nhà tôi quá xấu tính?
Bác L ở ngay sát vách nhà tôi, chồng mất sớm, có một đứa con trai. Sau này bác cặp bồ với một người đàn ông khác rồi họ dọn về sống cùng nhau.
Cả hai bác ấy là dân buôn bán nên so với những gia đình trong xóm thì kinh tế khá hơn hẳn. Thế nhưng cặp đôi này phải nói là ki bo khét tiếng. Họ đi làm suốt, để đứa con là thằng M ở nhà gửi mẹ tôi. Hồi đó bố mẹ tôi đều là công nhân làm ca, hai ông bà làm lệch ca để tiện con cái nhà cửa nên nhà tôi lúc nào cũng có người ở nhà. Bố mẹ tôi tính thương người, thương thằng M ở nhà một mình tội nên chăm chút nó như con, có gì ngon đều chia đều cho tôi và nó. Hồi đó còn bé nhiều khi tôi ghét thằng M lắm, cảm giác như nó đang tranh bố mẹ với tôi vậy. Chắc mẹ tôi cũng biết, mẹ hay thủ thỉ: “Nó không có bố mẹ ở cạnh, phải thương nó”.
Bố mẹ tôi đối xử với con họ tử tế như thế mà họ cũng chẳng biết ơn, cứ làm như vài đồng bạc tiền ăn đưa một tháng là đủ rồi.
Video đang HOT
Thôi, chuyện hồi nhỏ cứ coi như không tính nhưng đến tận bây giờ, cách sinh hoạt cư xử của bác Lvẫn khiến tôi ngán ngẩm. Họ thường xuyên quên mua cái này cái kia rồi sang nhà tôi xin. Đặc biệt các loại gia vị như chanh, ớt, hành, tỏi thì thường xuyên “vừa hết” hoặc “đi chợ quên khuấy không mua”, rồi vào bếp nhà tôi lấy tự nhiên. Tôi ghét lắm.
Mùa hè năm tôi học lớp 11, mẹ bắt đầu giao cho đi chợ, tôi sướng lắm, xách cái giỏ đi chợ về, đến đầu ngõ gọi ầm lên: “Mẹ ơi”. Dứt lời, mẹ thì chẳng thấy đâu mà thấy ngay bà bác L lò dò đi ra, chạy đến ngó nghiêng vào cái làn, xong rút luôn củ su hào bảo: “Ôi bác đang dở tay, may quá bác vay nhé, tí bác trả”.
Tôi chưa bao giờ thấy bác vay cái gì của nhà tôi mà trả. Mấy món lặt vặt thì xin thẳng, còn như cà chua, trứng, gạo nếp, nến… thì “vay” nhưng không bao giờ trả. Những cái ăn được đã đành, những thứ như máy sấy tóc, cái bát tô, cái đĩa đại “mượn tạm” hôm có khách cũng chẳng trả, tôi phải sang tận chạn bát lục lên rồi mang về.
À, có lần, bác mượn cái máy sinh tố 1 tuần rồi đem trả đàng hoàng. Hai tuần sau tôi lôi ra xay bơ, cắm điện vào thấy máy tịt ngóm. Tôi điên lắm, định sang nói thì mẹ tôi bảo: “Thôi, người ta trả lâu rồi, biết đâu tự nhiên để nó hỏng thì sao”. Tôi biết làm gì chuyện tự nhiên nhưng nể mẹ nên thôi.
Ở cạnh người hàng xóm xấu tính như thế suốt bao nhiêu năm, hỏi làm sao mà tôi không bức xúc. (Ảnh minh họa)
Hồi nhà bác L lắp internet cho thằng M tôi sang xin chung mạng, bác tỏ vẻ xởi lởi, bảo: “Ừ, lắp chung hai đứa dùng cho rẻ”, và tính tôi 200 nghìn một tháng. Tôi biết gói cưới là 375 nghìn, nhưng thôi, ai thèm so đo mấy đồng bạc. Dùng được một thời gian, mạng chậm khủng khiếp, tôi mò sang tìm thằng M đúng lúc nó ra ngoài, tôi nên phòng nó, xem cái modem thì phát hiện ra hóa ra chẳng phải bác cho mình nhà tôi chung, mà cho đến bốn nhà khác chung. Tính sơ sơ, mỗi nhà hai trăm thì chắc bác cũng phải lời khối. Thế là tôi cắt mạng, lắp mạng riêng.
Đỉnh điểm, chuyện làm tôi điên tiết là nhà bác sửa nhà, đập phá ầm ầm bụi bặm đã đành, nhưng lúc xây, có con ngõ chung bé tí mà bác chơi luôn cái bậc thang ra để “tiện dắt xe”. Nhà tôi phía trong, từ đấy mỗi lần đi xe qua cứ phải lách lách rất khó chịu, thế mà bác lại còn giả lả: “Xây cái bậc này này thế mà hay, cái D dắt xe ra vào có chỗ đạp chân nhé, nhất cô chân ngắn”.
Đấy các chị thấy đấy, ở cạnh người hàng xóm xấu tính như thế suốt bao nhiêu năm, hỏi làm sao mà tôi không bức xúc. Tôi định trả đũa bác một phen, nhưng chưa nghĩ là cách gì hay ho mà không quá đáng để bố mẹ khỏi cấm cản. Có ai có cách gì hay thì bày cho tôi với.
Theo Afamily
Tôi đang phải sống cạnh những người hàng xóm 'quái quỷ'
Cuối tuần thì người ta được nghỉ ngơi, thư giãn nhưng với tôi thì cuối tuần không khác gì "địa ngục" với các chị hàng xóm.
Vợ chồng tôi cưới nhau được 5 năm. Vì gia cảnh cả 2 bên đều không giàu có gì, bố mẹ ở dưới quê, 2 vợ chồng đều là công chức nhà nước nên tích góp mãi mới đủ tiền để mua một căn chung cư tầm trung để ở.
Ngày đặt tiền để mua nhà, hai vợ chồng tôi vui lắm, cả ngày cười không khép được miệng. Ngày chuyển vào nhà mới, tôi thấy hàng xóm rất tốt bụng, ai cũng sang giúp một tay, người phụ khuân cái này, người vác giúp cái kia nên chẳng mấy mà nhà cửa đã gọn gàng.
Thấy hàng xóm ai cũng nhiệt tình, tốt bụng nên tôi nghĩ rằng cuộc sống sau này ở đây hẳn cũng sẽ vui vẻ và thoải mái lắm. Thế nhưng, cái sự "tốt bụng" của các chị hàng xóm ngày càng khiến tôi phát hoảng.
Chuyện là thế này, hàng xóm nhà tôi phần lớn đều có con nhỏ nên nhiều mẹ nghỉ việc ở nhà chăm con. Không có việc làm nên người ta đâm ra cũng rảnh rỗi, suốt ngày túm năm tụm ba lại để bàn tán chuyện nhà nọ, nhà kia.
Với tôi thì cuối tuần không khác gì "địa ngục" với các chị hàng xóm. (Ảnh minh họa).
Thôi thì người ta rỗi việc, nhiều chuyện tôi cũng chẳng nói làm gì. Thế nhưng, họ còn "tự nhiên" hết mức có thể. Nhà tôi cả 2 vợ chồng đều đi làm từ sáng tới chiều tối mới về đón con. Đi làm cả ngày thì không sao, nhưng hễ cứ về nhà mở cửa ra thì hàng xóm lại cho con sang nhà tôi chơi như đi hội. Lý do cũng chỉ vì chồng tôi cưng con nên mua nhiều đồ chơi cho con, hàng xóm thấy bé có nhiều đồ chơi thì cho con mình sang để chơi ké.
Nhiều hôm đi làm về, mệt mỏi chỉ muốn nghỉ ngơi sớm, nhưng trẻ con hàng xóm sang chơi làm ồn ào làm tôi không thể nghỉ được. Không những thế, nhà tôi thường có hoa quả được ông bà gửi từ dưới quê lên, các chị hàng xóm sang chơi thì cứ "hồn nhiên" lấy ra ăn rồi bình phẩm nọ kia làm tôi tức ứa nước mắt.
Tính tôi thì cả nể nên cũng ngại không dám nói. Hôm nào mệt quá mà nói ý để các chị ấy về thì thể nào các chị cũng mặt nặng, mày nhẹ rồi bảo tôi khinh người và giữ của.
Những ngày cuối tuần mới là kinh khủng. Cuối tuần thì người ta được nghỉ ngơi, thư giãn nhưng với tôi thì cuối tuần không khác gì "địa ngục" với các chị hàng xóm. Từ sáng sớm tinh mơ đã thấy buôn chuyện ồn ào khắp hành lang, rồi tiếng nhạc, tiếng trẻ con lùa nhau chạy ầm ầm làm nhà tôi có muốn ngủ nướng thêm cũng khó.
Mà không mở cửa thì thôi, chứ hễ cứ mở cửa ra là trẻ con, người lớn lại ùa vào như kiểu chỉ chờ sẵn nhà tôi mở cửa. Họ chơi xong, đồ chơi không thèm dọn, ăn uống xong cũng bày bừa ra đấy rồi "phủi mông" đi về làm tôi lại è cổ ra mà dọn. Nhà tôi bỗng chốc trở thành vườn giữ trẻ miễn phí mà còn bị hao hụt hết đồ ăn thức uống dự trữ.
Không chỉ vô duyên, các "chị" hàng xóm của tôi còn vô cùng nhiều chuyện và rất giỏi xen vào chuyện nhà khác. Số là thế này, cuối tuần trước mẹ chồng tôi lên chơi và định ở lại với cháu mấy ngày. Thế nhưng mới ở được hết sáng thứ 2 thì mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về. Hỏi sao bà cũng không nói.
Mãi đến khi bà về quê, em chồng tôi ở dưới quê mới gọi điện lên trách, "Sao chị lại đi nói xấu mẹ với hàng xóm, sáng hôm qua mẹ ở nhà, mấy chị hàng xóm sang chơi, bảo là chị nói xấu nhà chồng nhiều lắm. Họ bảo chị nói mẹ ghê gớm, hay xét nét con dâu, mẹ nghe giận quá mới bỏ về nhà đấy."
Nghe xong những lời cô em chồng tôi chẳng biết nên cười hay nên mếu. Từ hồi chuyển về nhà mới, có nói chuyện với hàng xóm thì cũng chỉ là chuyện xã giao chứ nào có buôn dưa lê gì đâu mà họ bảo tôi nói xấu mẹ chồng. Đến nước này thì tôi thật sự thấy khó chịu lắm, không biết nói sao với mấy bà thím nhiều chuyện này. Nếu thể hiện ra mặt thì không biết chừng họ sẽ càng gây khó dễ hơn. Ai có chiêu gì bày cho tôi với.
Theo Hoàng Yến / Trí Thức Trẻ
Tôi mất vợ vì ghen tuông mù quáng Đi làm về, tôi bỏ thời gian để moi móc, sờ soạng hít ngửi chỉ để tìm ra tang chứng, vật chứng nhằm buộc tội vợ "khuất tất" với người hàng xóm kia. Cuộc sống nặng nề kéo dài khá lâu mặc cho Ngọc nhiều lần bày tỏ với tôi rằng tôi không nên ghen tuông vô cớ, rằng quan hệ của em...