Ồ ạt thanh lý cá sấu cảnh chục triệu/cặp
Xuất hiện từ khoảng 2 năm trở lại đây, cá sấu hỏa tiễn được dân chơi sinh vật cảnh săn tìm với giá từ 200 nghìn cho tới chục triệu đồng mỗi cặp. Nhưng bỗng chốc qua thời hoàng kim, nhiều người chấp nhận bán lỗ vẫn chẳng có ai mua.
Cá sấu hỏa tiễn còn được gọi là cá mỏ vịt, cá đầu sấu…
Cá sấu hỏa tiễn có nhiều tên gọi khác như cá mỏ vịt, cá đầu sấu, Phúc Lộc Thọ…có mình tròn, mỏ dài và nhọn giống như mỏ cá sấu, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, có thời gian làm mưa làm gió thị trường cá cảnh bởi lạ, hiếm và giá bán có lúc lên đến hàng chục triệu/đôi.
Tuy nhiên loài cá ngoại lai này ngay sau đó đã được cảnh báo có thể gây nguy hại cho môi trường bởi tập tính phàm ăn, không chỉ chúng ăn các loại cá con mà còn ăn thịt thủy cầm và cả cá sấu khác.
Cá đầu sấu được nuôi làm cảnh có giá từ vài trăm đến cả triệu đồng/con
Anh Cường chủ cửa hàng cá cảnh ở đường Hoàng Hoa Thám cho biết cá sấu hỏa tiễn trước đây được nhiều người chọn mua vì có hình dáng lạ mắt.
“Nhưng nói thật là cá này xấu. Cá lớn nhanh nên người nuôi còn phải đầu tư bể mới đủ diện tích cho cá. Hiện giờ tôi đang còn một con cá sấu hỏa tiễn “khủng” nặng 10kg, dài hơn 1 mét. Cũng vì cá to quá nên không thể đem đến cửa hàng để trưng bày. Nó ăn rất khỏe, tốn thức ăn nên giờ bán hơn một triệu đồng coi như chấp nhận lỗ”, anh Cường chia sẻ.
Video đang HOT
Trong khi đó, ở thời điểm cá sấu hỏa tiễn đang “sốt”, giá bán cặp cá giống đã từ 200- 300 nghìn đồng. Cá có kích thước hơn 1 mét được rao bán cả chục triệu đồng.
“Do loại cá này bán chậm nên tôi không nhập về bán nữa”, anh Cường chia sẻ.
Cửa hàng cá cảnh Hưng Lan cũng tương tự, anh Hưng chủ hàng cho biết cửa hàng còn có một đôi muốn bán giá 500 nghìn đồng nhưng lâu rồi vẫn chưa bán được.
Thời gian gần đây, người dân liên tục bắt được loài cá này ở ao, hồ ngoài tự nhiên và gọi là “cá lạ”
Thậm chí, mới đây trên nhiều diễn đàn cá cảnh, loài cá này còn được rao bán nhan nhản “cá sấu hỏa tiễn giá thanh lý”, “cá sấu hỏa tiễn giá rẻ”. Theo một người rao bán thì cá lúc đầu mua có size 20, giá 100 nghìn đồng. Giờ cá hơn size 50, để lại giá 200 nghìn coi như chỉ lấy tiền thức ăn mua cho cá trong thời gian qua.
Trong khi đó các cửa hàng cá cảnh trên phố Hàng Đậu đã chính thức “xóa sổ” cá đầu sấu khỏi danh sách kinh doanh từ lâu. Thấy PV hỏi tìm cá đầu sấu, chị Thủy, chủ một cửa hàng cá nhanh nhảu: “Cá đấy từ lâu rồi chị không bán. Nó xấu mà nguy hiểm nên chẳng ai bán nữa đâu”.
Sự nguy hiểm khi người dân liên tục phát hiện những con “cá lạ” trong ao, hồ, sông suối. Người bán cá thì nhanh chóng đẩy hết số cá, còn người nuôi thì vô tư thả cá ra ngoài môi trường.
Thậm chí, cách đây vài tháng, chi cục thủy sản một tỉnh phía nam còn kiến nghị cấm mua bán hoặc phóng sinh cá đầu sấu trên địa bàn tỉnh. Ai có hành vi thả loài cá nguy hại này vào vùng nước tự nhiên sẽ bị phạt từ 10- 20 triệu đồng, thả vào vùng nước thuộc khu bảo tồn bị xử phạt 20- 30 triệu đồng.
Điều này khiến người ta nghĩ ngay đến rùa tai đỏ. Trước đây rùa tai đỏ cũng được nuôi cảnh ở nhiều nơi nhưng sự nguy hiểm của loài động vật này với môi trường cũng sớm khiến người chơi tẩy chay.
Theo Diệu Thùy (Infonet.vn)
Cẩn thận khi ăn cá "khủng"
Từ đầu năm đến nay người dân ĐBSCL bắt được nhiều loài cá lạ, cá có trọng lượng "khủng" hiếm thấy. Điều mà người dân lo ngại là các loài cá này là cá gì và nhất là có ăn được không?
Một con cá hô nặng 120 kg ngư dân An Giang vừa bắt được đã có lái tới mua - Ảnh: Hoàng Tuyên, Thanh niên
Đầu tháng 5/2012, anh Nguyễn Thành Nhàn, người dân thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh (Vĩnh Long), tình cờ phát hiện hai con cá có hình thù kỳ lạ nổi lều bều trên mặt nước. Anh Nhàn dùng vợt bắt được một trong hai con. Cá nặng trên 2kg, toàn thân có vảy giống vảy rắn, mõm dài giống đầu cá sấu và khá hung dữ.
Sau đó người dân mới biết đây là cá mỏ vịt, còn gọi là cá sấu mõm dài, cá sấu hỏa tiễn có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Đây cũng là một trong số ít loài cá nước ngọt có trọng lượng khổng lồ, khi phát triển có thể dài đến 3m, nặng trên 50kg.
Tháng 6/2012, một nhà hàng ở An Giang mua được một con cá hô trọng lượng trên 130kg, dài gần 2m, được ngư dân đánh bắt trên sông Hậu và bán với giá 1 triệu đồng/kg. Trước đó, một ngư dân ở Đồng Tháp cũng bắt được con cá hô nặng tới 150kg, dài 2,5m tại địa phận tỉnh Vĩnh Long (đoạn đi qua sông Tiền) và phải huy động cả chục người mới đưa được cá lên bờ. Trong khi đó, trong vòng chưa đầy hai tuần (từ ngày 8 đến 21-7), ngư dân ở huyện An Phú, tỉnh An Giang bắt được hai con cá tra dầu có trọng lượng 71-86kg.
Đây là loài cá có tên trong Sách đỏ Việt Nam và được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Tuy nhiên hai con cá tra quý hiếm này sau đó đều lần lượt chết vì kiệt sức và khâu chăm sóc không được tốt. Sau thông tin hai con cá tra dầu "khủng" thì đầu tháng 8 lại có chuyện một số trẻ bị cá lạ cắn gây thương tích ở dương vật khi tắm sông tại xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) phải nhập viện làm người dân hoang mang một thời gian.
ThS. Nguyễn Văn Thường (khoa thủy sản Trường ĐH Cần Thơ) khẳng định các loài cá thuộc nhóm cá nội địa hiện nay như cá hô, tra dầu, ét mọi ngoài tự nhiên gần như đã cạn kiệt và rất hiếm gặp. Đối với loài cá rồng (còn gọi là hải tượng long), ông Thường cho biết đây là một trong số ít loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, thuộc nhóm cá cảnh. Cá này khi trưởng thành có thể dài 2-3m, nặng từ 200-300kg và có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Vì được xem là cá rồng, biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng nên ở một số nước phương Đông nhiều người thường nuôi làm cảnh, kiêng kỵ không dám ăn thịt. Riêng cá mỏ vịt xuất hiện trên sông Hậu, ông Thường cũng nói nhiều khả năng do người nuôi phóng sinh vì thuộc các loài cá du nhập.
Các chuyên gia thủy sản Trường ĐH Cần Thơ cảnh báo người dân tuyệt đối không nên ăn các loài cá lạ, đề phòng khả năng bị ngộ độc. Ông Đàm Hồng Hải, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ, cũng hướng dẫn chỉ ăn cá "khủng" hay cá lạ khi được các nhà chuyện môn xác định cá này là cá gì, ăn có tác hại gì không.
Theo ông Hồng Hải, riêng với cá sấu mõm dài (tên khoa học Lepisosteus osseus - thuộc loài Lepidosteiformes) là loài cá ngoại lai, thịt loài cá này ăn được, rất ngon. Tuy nhiên trứng của nó lại rất độc, không ăn được, người dân phải rất thận trọng khi ăn cá này.
"Nói chung đối với các loài cá lạ khi người dân bắt được thì không nên ăn, nên báo với cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản để xử lý. Hoặc nếu có ăn thì tốt nhất không nên ăn trứng và gan, vì nhiều loài có chứa độc tố tetrodotoxine dễ gây ngộ độc", ông Hồng Hải nhấn mạnh.
Đối với cá "khủng", ông Hải khẳng định nếu thuộc họ cá lóc, cá tra, cá hô... thì có thể chế biến và ăn được các bộ phận của nó. Chưa có cơ sở khoa học cho rằng các loài cá "khủng" bị đột biến gen.
Theo T. Xuân - T.Luỹ
Tuổi trẻ
Cá mình rắn, đầu cá sấu xuất hiện ở Hải Phòng Con cá nặng 1,7kg, dài 60cm này được người dân phát hiện trong đầm nuôi thủy sản. Người phát hiện và tổ chức vây bắt con cá lạ này là ông Hoàng Bá Thành 62 tuổi (thôn Hữu Quan, xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên). Sáng 20/11, trong lúc trông coi đầm cá của gia đình, ông Thành giật mình phát hiện con...