Ồ ạt nhập đỉa: Rất nguy hiểm cho người
Đỉa sống được chứa trong các bao lưới, bảo quản trong thùng xốp, một số được ướp đông nhưng đa số đỉa chuyển về Việt Nam trong tình trạng “bò lúc nhúc” khiến lực lượng chức năng phải buồn nôn khi xử lý…
Liên tục các vụ nhập khẩu, vận chuyển trái phép đỉa sống từ Campuchia về Tây Ninh trong thời gian qua khiến cả ngành chức năng và người dân lo lắng.
Những ngày qua, cơ quan chức năng Tây Ninh liên tục phát hiện nhiều vụ nhập lậu, thu gom đỉa trái phép trên địa bàn tỉnh. Theo giải thích của các đối tượng bị bắt giữ, số đỉa này sẽ tiếp tục được chuyển xuống TP.HCM để giao cho một mối lái khác, được cho là người Trung Quốc.
Nhập khẩu đỉa để làm… thuốc
Ông Trần Phú Đông – Đội phó Đội Cảnh sát kinh tế (Công an huyện Bến Cầu, Tây Ninh) cho biết, tối ngày 17/10, đơn vị này phát hiện một xe ô tô chạy hướng Tây Ninh – TP.HCM chứa 127kg đỉa sống. Ngay lập tức đơn vị này đã tịch thu và tiêu hủy số đỉa này ngay ngày hôm sau. Trước đó, ngày 12/10 Công an Bến Cầu cũng đã bắt 3 người dùng xe gắn máy vận chuyển 180kg đỉa từ Campuchia về Việt Nam bằng đường tiểu ngạch.
Đỉa được nhập khẩu từ Campuchia đang làm dư luận xôn xao
“Số đỉa bắt được là gom từ Campuchia về Bến Cầu, sau đó tiếp tục chuyển xuống TP.HCM để đưa đi tiêu thụ. Qua điều tra các đối tượng khai rằng, đỉa mua về bán cho thương lái Trung Quốc để làm thuốc chữa bệnh” – ông Đông cho biết.
“Hiện tại, việc xử lý các thùng đỉa tươi bị bắt giữ được thực hiện bằng cách đào hố chôn và rải vôi theo tỷ lệ 2 kg vôi/1kg đỉa”.
Ông Lê Văn Khải – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh
Video đang HOT
Cơ quan Công an Tây Ninh cũng cho biết, tính từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã bắt giữ, tiêu hủy 4 vụ nhập khẩu, vận chuyển trái phép với số lượng gần 500kg đỉa sống. Ông Lê Văn Khải – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh cho biết, đỉa được các thương lái thu mua với giá 135.000 đồng/kg. Đỉa sống được chứa trong các bao lưới, bảo quản trong thùng xốp, một số được ướp đông nhưng phần lớn đỉa chuyển về Việt Nam trong tình trạng “bò lúc nhúc” khiến lực lượng chức năng phải buồn nôn khi xử lý.
“Campuchia đất hoang còn nhiều nên đỉa có thể phát triển mạnh. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được là làm thế nào người dân, thương lái bên đó thu gom được số lượng đỉa lớn cả trăm kg để chuyển về Việt Nam” – ông Khải nói.
Đe dọa con người, vật nuôi
Dù theo khai báo của các đối tượng bị bắt giữ, đỉa nhập lậu về Việt Nam không được tiêu thụ trong nước, tuy nhiên, nguy cơ đỉa gây hại cho môi trường tự nhiên, con người, vật nuôi là rất lớn. Theo ông Đông, ngoài huyện Bến Cầu, một số địa phương khác trên địa bàn Tây Ninh cũng phát hiện nhiều thương lái vận chuyển, thu gom, tàng trữ đỉa trái phép như thị xã Tây Ninh, huyện Châu Thành…
Đỉa thường được vận chuyển từ Campuchia về Tây Ninh theo đường bộ, nhưng khi lực lượng chức năng siết chặt kiểm tra, quản lý việc nhập lậu thông qua các trục đường bộ dọc biên giới thì cánh thương lái chuyển sang chở đỉa trên những chiếc ghe nhỏ, men theo đường sông, các kênh lạch… để “qua mặt” cơ quan chức năng. Lượng đỉa này sau đó sẽ được ngụy trang cẩn thận và vận chuyển về TP.HCM bằng xe buýt hoặc xe tải nhỏ.
Trao đổi với NTNN ngày 19/10, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết, hiện nay, theo quy định, đỉa được xếp vào danh mục sinh vật ngoại lai phải kiểm soát nên không được phép nhập khẩu. Nếu là nhập từ nước ngoài về, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ NNPTNT sẽ có chức năng phối hợp để xử lý. Thực tế, nếu đỉa được gom lại một nơi mà không kiểm soát tốt, lây lan ra các vùng khác và đặc biệt sinh vật sống có thể mang theo các mầm bệnh sẽ rất nguy hại. Bộ sẽ giao cho địa phương kiểm tra lại thông tin nhập khẩu đỉa, sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm. Do đỉa được xếp vào danh mục sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại nên cần kiểm tra chặt chẽ và cách xử lý là cho tiêu hủy.
“Lo nhất là phần đỉa dạt – tức là đỉa loại nhỏ, thương lái không mua nên bỏ lại, tràn ra ruộng để sinh sôi, nảy nở, de đọa môi trường sống tự nhiên cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi” – ông Đông thông tin.
Ông Khải còn lo rằng, việc thu gom đỉa rất khó khăn nên có thể thương lái thu mua giá cao hơn gấp nhiều lần mức họ khai báo là 135.000 đồng/kg. Việc này sẽ kích thích một số người dân tập trung nuôi đỉa, gom đỉa trái phép để thu lợi, đe dọa môi trường sống.
Ông Trần Đình Vĩnh – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP.HCM cho biết: “Chưa có thông tin nào về việc sử dụng đỉa làm thuốc chữa bệnh nhưng nếu đỉa tràn ra môi trường sẽ rất nguy hiểm cho người, chưa kể các tác động xã hội khác như tác động đến tâm lý người dân, gây mất trật tự an ninh xã hội…” – ông Vĩnh nói.
Trước tình hình này, sáng 19/10, UBND huyện Bến Cầu yêu cầu các lực lượng từ dân phòng, đến bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn huyện tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến đường biên giới. Đồng thời, kết hợp với TP.HCM để bắt tận gốc đường dây vận chuyển đỉa lậu nà
Theo 24h
Cả xã hoang mang vì nghi đỉa có HIV thả xuống ruộng(?!)
"Nửa tháng nay, chúng tôi rất hoang mang vì nghi ngờ việc một số đối tượng thả đỉa có nhiễm HIV xuống đồng ruộng, ao làng. Rồi chuyện mua dưa hấu phát hiện đỉa trong ruột khiến cho làng trên, xóm dưới càng thêm lo lắng...". Đó là những lời chia sẻ của anh Nguyễn Văn Thân (ở xóm Hoà Bình, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Người dân lo sợ đỉa tấn công
Đến địa bàn xã Cần Kiệm, từ quán nước đến khu chợ, chúng tôi đã nghe thấy rất nhiều những lời bàn tán xôn xao về chuyện đỉa. Người thì lo sợ đỉa cắn gây nhiễm HIV, người lại lo có đỉa trong hoa quả, nhưng chuyện người dân phát hiện 3 đối tượng lạ mặt nghi thả đỉa vẫn râm ran hơn cả.
Theo anh Kiều T- ở thôn Phú Đa (xã Cần Kiệm) cho biết: Hàng tháng qua, người dân trong xã tôi đều rất lo lắng trước nhiều thông tin về đỉa. Bỗng dưng đầu tháng 10 thì lại có hai người dân địa phương phát hiện 3 đối tượng lạ mặt với nhiều khả nghi mang đỉa đi thả. Điều này khiến người dân lại càng thêm hoang mang.
Qua lời anh T, chúng tôi tìm gặp người đã theo dõi và phát hiện 3 đối tượng nghi thả đỉa là anh Nguyễn Văn Thân (ở xóm Hoà Bình, xã Cần Kiệm), anh kể lại: "Chuyện thu mua đỉa, đỉa được tiêm hoá chất 1 sẽ sinh ra 10, 10 sinh ra 100, rồi đến đỉa được tiêm máu của người nhiễm HIV đem thả xuống đồng ruộng khiến người dân chúng tôi rất lo sợ. Tôi có ngầm để ý, và đầu tháng 10 rồi tôi có thấy 3 người đàn ông lạ mặt đi đi lại lại quanh thôn. Ngày thứ hai họ vẫn đến, sang ngày thứ ba khi mà tôi gặp lại họ ở khu vực cánh đồng Chằm, trên tay những người này mang theo một chai đựng nước màu đỏ như máu và một cái túi vải đựng gì đó hì hục ở dưới khu vực nước sâu...
Khi PV đặt chân xuống nơi anh Thân chỉ, ngay lập tức đã có đỉa bám chân. (ảnh: Lê Nguyên)
"Thấy dấu hiệu khả nghi, tôi và anh Nguyễn Văn Quạt (cùng xóm) đã tiến lại gần những người này hỏi han thì họ nói là đi bắt rắn. Thấy lạ vì bắt rắn mà không mang đồ nghề, lại chọn các khoảnh nước, vực sâu như vậy nên chúng tôi theo dõi. Biết là bị để ý, 3 người đàn ông này lập tức men theo đường đất, đường rìa làng và bỏ đi rất nhanh." - anh Thân chia sẻ.
"Ngày 10.10 đi ngâm gỗ dưới ao, thấy con đỉa bám, hút máu mình khiến cho tôi cả đêm mất ngủ vì lo nghĩ, không biết con đỉa đó có mang máu người nhiễm HIV không và khi hút máu, tôi có bị sao không nữa?"- anh Thân lo lắng.
Cũng nói về việc nghi có người thả đỉa, chị Nguyễn Thị Chiu (xóm Hoà Bình) cho biết thêm: "Hôm đó, nghe nói chúng tôi đổ ra xem thì thấy những đối tượng rất khả nghi. Vì đi bắt rắn, nếu không có gì mờ ám tại sao lại phải bỏ chạy?".
Ngoài thông tin về việc thả đỉa, thu mua đỉa, người dân địa phương còn lo sợ vì thông tin trong dưa hấu, dưa vàng có nguồn gốc từ Trung Quốc đồn là có đỉa. "Trước những thông tin về đỉa khiến người dân chúng tôi không ai dám ăn và hiện tại đã tẩy chay hoàn toàn các loại hoa quả không có nguồn gốc rõ ràng" - cô Kiều Thị Nhâm, người dân khu vực khẳng định.
Được biết, không chỉ ở xã Cần Kiệm mà tại một số xã khác của huyện Thạch Thất như Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung..., tin đồn có một số đối tượng đi thả đỉa tiêm hoá chất, máu người nhiễm HIV khiến người dân tỏ ra hoang mang, lo lắng ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
"Chưa phát hiện người nào thả đỉa"
Con đỉa rất to được vớt lên bờ, sau khi giết có nhiều máu. (ảnh: Lê Nguyên)
Trước những thông tin trên, ông Nguyễn Văn Ngọ - quyền Trưởng Công an xã Cần Kiệm- cho biết: "Sau khi nhận được lệnh của Công an huyện Thạch Thất yêu cầu trưởng công an các xã, thị trấn nắm bắt tình hình, phát hiện xử lý các trường hợp thu mua đỉa gây ảnh hưởng đến an ninh trên địa bàn, chúng tôi đã thực hiện tuyên truyền để người dân không vì cái lợi trước mắt mà đi bắt, thu gom đỉa, nuôi đỉa để bán cho Trung Quốc kiếm lời không được thu gom, nuôi đỉa phát triển với số lượng lớn gây mất cân bằng hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân...".
Đề cập tới vấn đề trên, ông Kiều Văn Tưởng - Phó Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm- cho biết: Về hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc không đảm bảo chất lượng, nghe đồn có đỉa ở trong đó đã khiến người dân sợ và tẩy chay không sử dụng nữa. Hiện nay, ở các chợ dân cũng chỉ bày bán một vài thứ như bưởi, chuối còn không thấy bày bán các loại hoa quả của Trung Quốc.
"Việc thu mua, thả đỉa hiện tại trên địa bàn chưa phát hiện thấy trường hợp nào, nên chúng tôi cũng chỉ tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác. Khi phát hiện các đối tượng thu mua đỉa ở địa phương, cần thông báo ngay cho lực lượng công an để lập biên bản, xử lý đối tượng cũng như tuyên truyền để người dân không vi phạm". ông Tưởng nói.
Theo laodong
Hà Nội: Đỉa bị tiêm... virut HIV gây hoang mang dư luận Câu chuyện bắt đầu từ cách đây khoảng 1 tháng, khi có 2 thanh niên lạ mặt đến địa bàn xã hỏi thăm người dân xem cánh đồng nào nước sâu, vắng người. Ở một số nơi, người dân hoang mang không dám xuống đồng vì tin đồn thất thiệt. (Ảnh: TL) Đỉa có giá, rồi lại nhiễm HIV? Chỉ trong thời gian...