Ồ ạt hái cà phê non
Cà phê còn non vẫn được hái đem về nhà – Ảnh: Trân Hiêu
Vì sợ bị hái trộm, hàng chục ngàn nông dân ở Tây nguyên sẵn sàng tuốt hết cà phê còn non về nhà.
Giá cà phê trong những ngày này tại thị trường các tỉnh Tây nguyên đang ở mức khá cao, cà phê nhân xô khoảng 41.600 đồng/kg, cà phê tươi 8.500 – 8.700 đồng/kg. Được giá, hàng chục ngàn nông dân trong vùng bắt đầu ồ ạt hái cà phê bán ra thị trường. Hàng trăm ngàn vườn cà phê, đa số quả còn xanh đã bị hái trụi. Tình trạng này đã xảy ra từ nhiều năm trước. Nguyên nhân là cứ vào vụ thu hái cà phê, nông dân lại thấp thỏm với nạn hái trộm. Ngành chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ nhưng cứ đến hẹn lại lên, mùa hái cà phê cũng là mùa… ăn cướp. Anh Nguyễn Văn Hoàng ở H.Đắk Đoa (Gia Lai) cho biết: “Tôi có 3 ha cà phê, dù còn nhiều quả non nhưng cũng đang tìm nhân công để hái sớm. Suốt nhiều ngày nay đã có những đối tượng khả nghi lượn lờ ở các vườn cà phê. Chúng tôi phải cắt cử người trông coi, khổ lắm”.
Nạn trộm cà phê ngày càng táo tợn. Có vườn bị trộm đột nhập chặt cả cây để tuốt quả cho nhanh. Và giải pháp “xanh nhà hơn già đồng” đã được nông dân áp dụng. Ông Nguyễn Minh Đường, Phó giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu cà phê Tây nguyên, nói: “Chúng tôi sẵn sàng thu mua với giá cao hơn thị trường từ 200.000 – 300.000 đồng/tấn đối với cà phê chín đỏ, tức là có tỷ lệ hạt đen vỡ thấp dưới 5% theo tiêu chuẩn cà phê của Việt Nam, nhưng ở đây hầu hết là cà phê được hái non”. Bà Nguyễn Thị Thanh Loan, Trưởng phòng Phát triển cộng đồng về một dự án cà phê sạch của Công ty cà phê Trung Nguyên, cho biết: “Chúng tôi đã trả thêm 400.000 đồng/tấn so với giá thị trường nếu nông dân bán cà phê chín đỏ trên dưới 80%…”. Dù vậy, việc mua được số lượng lớn cà phê có chất lượng như yêu cầu là rất khó khăn. Công ty TNHH cà phê Gia Lai từng thất bại khi nhập cả máy móc chế biến cà phê chín đỏ, trả thêm tiền cho người dân để thu mua cà phê chín nhưng không thể thực hiện được.
Vùng chuyên canh cà phê Tây nguyên mỗi năm thu về khoảng 2,5 – 2,8 tỉ USD. Theo tính toán, cứ khoảng 4,2 – 4,3 kg cà phê tươi chín, sau khi phơi sẽ thu được 1 kg quả khô cà phê non thì phải khoảng 4,7 kg tươi mới được 1 kg khô. Tình trạng mất cắp khiến nông dân phải hái cà phê non không chỉ gây thiệt hại cho người trồng mà còn làm giảm chất lượng cà phê xuất khẩu, giảm uy tín của cà phê Việt Nam.
Theo TNO
Hàng chục người bị bắt lao động khổ sai
Chiều 16/10, ông Nay Y Blý, Chủ tịch UBND xã Ea Bia, huyện Sông Hinh - Phú Yên, cho biết đã đề nghị Công an huyện Sông Hinh điều tra và giải cứu những người còn lại trong môt vụ lừa đảo lao động ở xã này.
Theo ông Nay Y Blý, đầu tháng 10/2012, một người có tên là Ma Meo (ngụ buôn Tân Lập, xã EaLy, huyện Sông Hinh) đến xã Ea Bia tìm lao đông hái cà phê ở Đắk Lắk với tiên công 3,5 triệu đồng/tháng/người và được 17 người đông ý. Thê nhưng, thay vì đến Đắk Lắk, 17 người này lại được đưa đên Lâm Đồng, vào tận một rẫy sâu và bị nhốt trong phòng. Ban ngày, họ được đưa ra rẫy hái cà phê, ban đêm lại về phòng và thường xuyên bị đánh đập nếu làm trái ý người quản lý.
Anh Đặng Tiến Cường đã được gia đình chuộc về sau những ngày lao động như khổ sai ở Lâm Đồng
Khi những người này yêu cầu được về nhà, người quản lý buộc họ nộp tiền chuộc với giá 1 triệu đồng/người. Đã có 13 người nộp tiền chuộc và được trở về nhà vào ngày 14/10, còn lại 4 người vì gia đình không có tiên nên vẫn bị bắt lao động khổ sai tại đây. "Chúng tôi phải ăn mì gói sông, uông nước lã..." - anh Đặng Tiến Cường (ngụ buôn Tun Chách, xã Ea Bia), một trong những người được chuộc về nhà, kê.
Cùng ngày, ông Ksor Y Ôi, Trưởng Công an xã Ea Bia, cho biết qua rà soát, toàn xã có 22 người bị lừa đi lao động ở Lâm Đồng, tập trung nhiều ở các buôn Tun Chách, Ma Sung và Hai Klốc. Trong khi đó, ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, khẳng định chưa nghe xã Ea Bia báo cáo vụ việc.
Theo 24h
Chuyện gái miền Tây "cắt lúa nằm" Là vùng châu thổ rộng thứ 3 trên thế giới, cứ vào vụ thu hoạch lúa, ở các tỉnh ĐBSCL cần tới khoảng 1,8 triệu nhân công cắt lúa trong vòng hơn 2 tháng ròng. Lực lượng nhân công này gọi là dân "cắt lúa đứng". Còn một lực lượng cũng rất hùng hậu "ăn theo", cung cấp dịch vụ mại dâm gọi...