Ồ ạt bán tháo vàng chốt lời, chứng khoán về mốc ‘an toàn’
Sau giai đoạn tăng giá phi mã, nhà đầu tư ồ ạt bán tháo vàng chốt lời khiến giá vàng đồng loạt lao dốc. Trong khi đó, thị trường chứng khoán dần ổn định, VN-Index trở lại mốc trên 900 điểm – bằng trước khi COVID-19 bùng phát.
Vàng rơi vào chuỗi ngày lao dốc, chứng khoán dần phục hồi. Ảnh minh họa
Vàng lao dốc do nhà đầu tư chốt lời
Từ đầu tháng 9 đến nay, thị trường vàng đã liên tục lao dốc. Nhiều phiên giao dịch, giá vàng thế giới giảm đến 35-40 USD/ounce. Từ mốc gần 2.100 USD/ounce tại thời điểm đầu tháng 8/2020, ngày 30/9, giá vàng thế giới chỉ còn mức 1.880 USD/ounce. Đến nay, giá vàng thế giới tăng thêm khoảng 40% giá trị so với cuối năm 2019.
Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Thời điểm cao nhất, giá vàng lên tới 62 triệu đồng/lượng. Sau cơn tăng giá điên cuồng, ngày 30/9, giá vàng về mốc 55,2 – 55,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Đỉnh điểm, phiên giao dịch ngày 26/9, giá vàng giảm tới 1,2 triệu đồng/lượng.
Dịch COVID-19 là nguyên nhân hàng đầu làm tăng giá vàng trong năm 2020. Sự bùng phát, lan rộng trên 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, làm gần 19 triệu người nhiễm và hơn nửa triệu người tử vong và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực lâu dài trực tiếp và mạnh mẽ đến toàn bộ các nền kinh tế. Lúc này, nhà đầu tư tìm đến vàng là tài sản trú ẩn an toàn, khiến giá vàng tăng kỷ lục.
Video đang HOT
Với các biện pháp chống đỡ dịch COVID-19 như hàng loạt gói hỗ trợ tài chính lên tới hàng nghìn tỷ USD và cắt giảm lãi suất tiền tệ đã giúp tăng sức chống chịu của nền kinh tế, tăng niềm tin của xã hội vào triển vọng cơ hội đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, một số quốc gia công bố tìm ra vắc xin đã khiến vàng mất dần sức hấp dẫn. Với các thông tin tích cực của nền kinh tế, nhà đầu tư ồ ạt bán tháo vàng để chốt lời. Điều này khiến giá vàng lao dốc mạnh.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Giá vàng giảm do các nhà đầu tư bán ra chốt lời sau thời gian giá vàng tăng mạnh, nền kinh tế Mỹ phục hồi tốt hơn so với các dự đoán sau khi bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và chỉ số đồng USD tăng lên so với các đồng tiền chủ chốt trên thị trường thế giới. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 28/9/2020 giảm 2,55% so với tháng 8/2020. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 9/2020 giảm 0,33% so với tháng trước.
Chứng khoán phục hồi
Sau khi lao dốc mạnh khi đợt lây nhiễm COVID-19 lần thứ 2 bùng phát, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bắt đầu chuỗi ngày hồi phục với xu hướng tăng điểm trên diện rộng ở nhiều cổ phiếu. Dịch bệnh sớm được kiểm soát cộng với nhà đầu tư trong nước quen dần với khả năng dịch bệnh có thể sẽ kéo dài nên tâm lý thị trường khá vững. Kể từ đáy ngắn hạn ngày 27/7 tới 25/9, chỉ số VN-Index tăng 16,2%, lên 912,5 điểm. Cùng đó, chỉ số VN30 tăng 17,6%, lên 858,3 điểm.
Để có được mức tăng điểm này, sự đóng góp lớn từ nhóm cổ phiếu trụ như VNM đóng góp gần 9,3 điểm số cho thị trường, VIC đóng góp 6,6 điểm, VCB đóng góp 4,9 điểm. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu giảm giá không đáng kể, đóng góp tiêu cực nhất là VIS cũng chỉ làm giảm 0,05 điểm.
Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Thống kê, trên thị trường cổ phiếu, tính đến sáng ngày 24/9/2020, chỉ số VN-Index đạt 912,5 điểm, tăng 3,5% so với cuối tháng trước và giảm 5% so với cuối năm 2019. Tính đến ngày 18/9/2020, mức vốn hóa thị trường đạt 4.263 nghìn tỷ đồng, giảm 2,8% so với cuối năm 2019; giá trị giao dịch bình quân đạt 7.607 tỷ đồng/phiên, tăng 19% so với tháng trước.
“Tính chung 9 tháng năm 2020, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường đạt 5.835 tỷ đồng/phiên, tăng 25,3% so với bình quân năm 2019. Hiện nay, thị trường có 744 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; 905 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch đạt 1.443 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với cuối năm 2019″, bà Hương cho biết.
Sau khi phục hồi, chuyên gia dự báo, diễn biến thị trường chứng khoán tháng 10/2020 phụ thuộc vào công bố kết quả kinh doanh quý 3 của doanh nghiệp. Quý 3/2020, các ngành có kết quả kinh doanh khả quan đã được ước đoán sớm và tin tốt đã được phản ánh vào giá cổ phiếu. Vì thế, với những cổ phiếu đã tăng vào vùng quá mua có thể giảm khi tin tốt được công bố theo kinh nghiệm “mua khi tin đồn, bán khi tin được công bố chính thức”.
Cuối phiên giao dịch ngày 30/9, chỉ số VN-Index ở mốc 905,2 điểm, tăng 1,23 điểm so với phiên giao dịch trước đó. Trên thị trường có 222 mã tăng giá, 175 mã giảm và 75 mã đứng giá.
PV GasD (PGD) đặt kế hoạch lãi sau thuế 204 tỷ đồng năm 2020 dựa trên kịch bản giá dầu 60USD/thùng
Riêng quý 1/2020 PV GasD báo lãi sau thuế gần 50 tỷ đồng, hoàn thành 24,4% kế hoạch năm.
HĐQT của CTCP Phân phối khí thấp áp dầu khí Việt Nam (PV GasD - mã chứng khoán PGD) đã chấp thuận kế hoạch kinh doanh năm 2020 để giao trong công ty và sẽ trình Đại hội cổ đông thường niên năm 2020.
Trong đó, đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh với tổng sản lượng 974 triệu m3, trong đó thị trường miền Nam 849 triệu m3, và miền Bắc 124 triệu m3.
Kế hoạch tài chính, PV GasD đặt kế hoạch doanh thu 8.427 tỷ đồng, tăng 6% so với doanh thu đạt được năm 2019. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 203,9 tỷ đồng, giảm gần 13% so với lợi nhuận đạt được năm 2019. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 18%.
Kế hoạch tài chính của công ty xây dựng trên cơ sở giá dầu 60 USD/thùng và tỷ giá 1 USD=23.500 VND.
Trước đó PV GasD cũng đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2020, trong đó doanh thu thuần đạt 1.825 tỷ đồng, đã thực hiện được 21,7% kế hoạch năm. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 49,7 tỷ đồng, hoàn thành 24,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm vừa được HĐQT chấp thuận.
Nam Hà
Chứng khoán 17/4: Lực cầu lan tỏa quyết đoán hơn, VN-Index áp sát mốc 790 điểm Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 90 tỷ đồng trên HoSE tập trung vào các Bluechips phần nào kìm hãm đà tăng của thị trường. Ảnh minh họa. Nhóm dầu khí tiếp tục bứt phá với sắc xanh lan tỏa trên hầu hết các cổ phiếu GAS ( 0,6%), PLX ( 0,7%), POW ( 1,1%), PVD ( 2,3%), PVS ( 2,5%), BSR...