Ồ ạt bán tháo, nhiều cổ phiếu bắt đầu về vùng giá bán ngắn hạn, kỳ vọng sẽ có sự hồi phục
Sau nhiều phiên giao dịch giằng co với thanh khoản thấp, thị trường chứng khoán bắt đầu có dấu hiệu bị bán ra khi trong nước đón nhận các tin không tích cực về xuất hiện ca nhiễm mới dịch Covid-19 ngoài cộng đồng.
Đóng cửa phiên sáng ngày 27/07/2020, chỉ số VN-Index giảm 39,78 điểm, tương ứng giảm 4,8%, xuống 789,38 điểm; chỉ số VN30 đóng cửa 735,93 điểm, giảm 36,36 điểm, tương ứng giảm 4,71%.
Trên sàn HOSE, có 365 mã giảm điểm (trong đó 87 mã sàn), 25 mã tăng điểm và 24 mã tham chiếu, độ rộng thị trường nghiêng về mã giảm điểm.
Biểu đồ chỉ số VN-Index bắt đầu có RSI
VN-Index đánh rơi tất cả các hỗ trợ quan trọng tại vùng 816 và 800 điểm với lực bán gia tăng áp đảo trên diện rộng. Kỳ vọng hiện tại chủ yếu ở dòng tiền bắt đáy nâng đỡ xuất hiện khi nhiều cổ phiếu về vùng quá bán trong thời gian nhanh chóng, nhưng tâm lý bi quan và thông tin không rõ ràng về tình hình kiểm soát dịch bệnh là mối lo ngại chính.
Video đang HOT
Thị trường giảm điểm bị thôi thúc bởi hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất, nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt như khu công nghiệp với SZC, SZL, D2D … nhóm phân bón như DPM, BFC, DCM .. ra báo cáo tăng trưởng tốt nhưng đồng loạt bị nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn. Điều này được giới đầu tư giải thích rằng do giá cổ phiếu đã và đang phản ảnh trước khi ra báo cáo, việc ra báo cáo tốt và giá cổ phiếu vùng giá cao là cơ hội cho nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn.
Thứ hai, sau giai đoạn giao dịch giằng co kéo dài, dòng tiền suy giảm làm tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng. Thị trường thiếu thông tin hỗ trợ, bất ngờ đón nhận những thông tin lo ngại dịch bệnh có thể quay trở lại Việt Nam. Điều này đã làm cho tâm lý nhà đầu tư đang yếu tiếp tục gặp thách thức về lo ngại triển vọng kinh tế tương lai là khó dự đoán. Chính vì vậy, kích hoạt dòng tiền bán ra của giới đầu tư trên diện rộng.
Như vậy có thể thấy, diễn biến ca nhiễm mới ngoài cộng đồng ở Đà Nẵng đang trở nên phức tạp, việc giãn cách xã hội sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam sẽ ảnh hưởng do đây là thành phố có đóng góp nền kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đây chính là các rủi ro và gây áp lực ngược đối với nền kinh tế, cũng như doanh nghiệp từ đó nhà đầu tư phải xác định lại triển vọng doanh nghiệp những tháng cuối năm có thể thay đổi.
Sau khi giảm điểm mạnh, nhiều chỉ số và các cổ phiếu bắt đầu về vùng giá bán ngắn hạn khi các chỉ số RSI dưới 30, điều này đặt ra những kỳ vọng thị trường và chỉ số có thể sớm có đợt hồi phục kỹ thuật.
COVID-19 khiến giới siêu giàu Việt 'bay' hàng ngàn tỉ đồng
Sự ám ảnh của phiên giao dịch ngày thứ Hai đen tối (24-2) đã khiến phiên giao dịch kế tiếp (25-2) cuốn bay mất mốc 900 điểm của thị trường chứng khoán.
Tình hình dịch bệnh lây lan trên khắp thế giới đã đặt áp lực lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các công ty lớn trên sàn, những người giàu nhất Việt Nam đã chứng kiến dòng tiền bốc hơi hàng ngàn tỉ đồng vào ngày thứ Hai đen tối.
Ngày thứ Hai đen tối
Phiên giao dịch đầu tuần (ngày 24-2), thị trường chứng khoán Việt Nam chao đảo, rung lắc dữ dội. Bảng điểm đỏ rực, lệnh bán tháo ồ ạt, vốn hóa bốc hơi. Thị trường rớt một mạch 30 điểm khiến chỉ số VnIndex còn 903 điểm, thổi bay luôn 300.000 tỉ đồng vốn hóa trên thị trường là những điểm nhấn khó quên trong ngày giao dịch này.
Sự thiệt hại được phơi bày ngay sau khi thị trường đóng cửa. Cổ phiếu các ngân hàng giảm giá nhiều nhất. Cổ phiếu của Ngân hàng BIDV bay mất 6,46% giá trị, tương đương 3.200 đồng. Với hơn 4 tỉ cổ phiếu đang lưu hành, giá trị vốn hóa của ngân hàng này bay mất gần 13.000 tỉ đồng.
Tương tự, cổ phiếu Ngân hàng Techcombank cũng rớt điểm mạnh với gần 1.600 đồng. Với hơn 35 tỉ cổ phiếu đang lưu hành, Techcombank có số phận không khác gì BIDV khi bốc hơi mất 5.700 tỉ đồng.
Chưa hết, người đứng đầu Techcombank là ông Hồ Hùng Anh, với vai trò chủ tịch HĐQT ngân hàng này, được xem là tỉ phú USD thế giới, đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng người giàu nhất Việt Nam, sở hữu 39,3 triệu cổ phiếu Teckcombank cũng nhìn thấy tài sản mình vơi đi hơn 60 tỉ đồng.
Người phụ nữ Việt Nam duy nhất có tên trong bảng xếp hạng người giàu thế giới, cũng là người giàu thứ hai tại Việt Nam là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc VietJet, cũng phải nhìn tài sản ra đi trong phiên giao dịch đầu tuần. Với việc sở hữu hơn 200 triệu cổ phiếu VietJet, mỗi cổ phiếu mất 2.000 đồng khiến bà Thảo bị "bốc hơi" hơn 400 tỉ đồng tài sản.
Nỗi sợ toàn cầu
Thị trường chứng khoán Việt Nam không phải là nơi duy nhất giảm điểm mạnh. Từ Âu sang Á cùng chịu chung số phận đỏ sàn. Phiên lao dốc đầu tuần đã thổi bay gần 474 tỉ USD vốn hóa trên thị trường chứng khoán châu Âu. Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu sụt hơn 3%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 3,9%. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 1,8%,...
Theo một chuyên gia, việc dịch COVID-19 lan rộng khỏi Trung Quốc đã gây hoảng sợ cho nền kinh tế toàn cầu. Các nhà đầu tư đã nhìn thấy bóng ma suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng lên nhiều ngành kinh doanh, mà chưa xác định được khi nào phục hồi.
Công ty chứng khoán Bảo Việt đánh giá diễn biến bệnh dịch tại Hàn Quốc mới đây sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, việc dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc có thể khiến lượng khách du lịch từ nước này vào Việt Nam giảm mạnh.
Thêm vào đó, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam, vốn đã chịu tác động tiêu cực khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc, có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng không mấy tích cực do xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm tới 23,2% tổng giá trị xuất khẩu. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ hai quốc gia này cũng chiếm tới 48,3% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của nước ta.
Đáng chú ý, việc dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc có thể sẽ gián đoạn chuỗi cung ứng các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam. Trong đó, các sản phẩm điện tử của Samsung - chiếm gần tới 30% giá trị xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ bị thiếu sản phẩm đầu vào.
PHƯƠNG MINH
Theo plo.vn
Sông Đà muốn thoái sạch vốn tại Vinaconex P&C, dự kiến thu về ít nhất 216,6 tỷ đồng Sông Đà muốn bán toàn bộ hơn 3,93 triệu cổ phần nắm giữ tại Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển năng lượng Vinaconex với mức giá khởi điểm 55.100 đồng/CP. Tổng công ty Sông Đà vừa có thông báo về việc chào bán toàn bộ hơn 3,93 triệu cổ phần nắm giữ tại Công ty CP Đầu tư xây...