NXB Giáo Dục dự thu thêm 110 tỷ nhờ tăng giá sách giáo khoa
Số lượng sản xuất sách giáo khoa giảm mạnh nhưng nhờ việc tăng giá bán, NXB Giáo Dục dự kiến tăng doanh thu năm nay hơn 172 tỷ đồng, riêng doanh thu từ SGK tăng 110 tỷ đồng.
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và 3 năm gần nhất.
Trong báo cáo lần này, NXB Giáo Dục cũng công bố kế hoạch kinh doanh dự kiến trong năm nay với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh bất chấp việc cắt giảm lượng lớn sách giáo khoa sản xuất.
Cụ thể, trong kế hoạch kinh doanh năm nay, NXB này dự kiến sẽ giảm lượng sách giáo khoa sản xuất đi hơn 5 triệu bản. Tuy nhiên, tổng doanh thu dự kiến trong năm nay sẽ đạt 1.406 tỷ đồng, tăng 172 tỷ đồng so với số thu năm liền trước đó (2018), tương ứng mức tăng 14%.
Đặc biệt, trong số tăng này, riêng doanh thu từ sách giáo khoa sẽ tăng khoảng 110 tỷ đồng, và mang về cho đơn vị tổng cộng 844 tỷ đồng doanh thu năm nay.
Sau khi trừ các chi phí liên quan, lợi nhuận trước thuế NXB Giáo Dục dự kiến thu về năm nay cũng sẽ tăng 10%, lên trên 141 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến đơn vị đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng trong năm nay chính là phương án điều chỉnh giá bán sách giáo khoa năm học 2019-2020 đã được thông qua với mức tăng bình quân 1.000-1.600 đồng/quyển.
Video đang HOT
Ban lãnh đạo NXB giải thích việc phải điều chỉnh giá sách giáo khoa năm nay là bắt buộc để bù đắp một phần chi phí, và giảm bớt lỗ trong khâu xuất bản sách giáo khoa trong 8 năm qua. Theo đó, suốt 8 năm gần nhất đơn vị này đã cố gắng sản xuất dưới giá vốn để giữ ổn định giá sách giáo khoa bán ra.
Ban lãnh đạo NXB Giáo Dục cũng cho biết thêm một phần nguyên nhân tăng giá sách đến từ việc sản xuất sách năm qua gặp nhiều khó khăn. Trong đó, giá vật tư, nguyên liệu, đặc biệt là giá giấy tăng rất cao 20-25%, cùng với đó là chi phí vận chuyển ở mức cao khiến chi phí sản xuất lớn đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Trong năm nay, NXB này sẽ đặt ưu tiên hàng đầu cho nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa mới, hoàn thành bộ sách giáo khoa chất lượng tốt để gửi Hội đồng Quốc gia thẩm định, và tổ chức xuất bản theo lộ trình thay sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm học 2020-2021.
Đánh giá về tình hình hoạt động những năm gần đây, NXB Giáo Dục cho biết đơn vị gặp nhiều khó khăn do tác động của tình hình kinh tế xã hội đối với hoạt động xuất bản – in – phát hành sách giáo dục.
Tuy nhiên, trong 3 năm (2016-2018), sản lượng sản xuất sách giáo khoa của đơn vị này vẫn giữ mức tăng liên tục, và đạt tới gần 113,6 triệu bản vào năm 2018. Trong 2 năm trước đó, sản lượng sách sản xuất cũng đều đạt xấp xỉ 108 triệu bản.
Nhờ vậy, kết quả kinh doanh trong 3 năm vừa qua của đơn vị đều đạt và vượt kế hoạch được giao. Trong đó, doanh thu năm gần nhất của đơn vị này đạt 1.234 tỷ đồng (2018), riêng doanh thu từ sách giáo khoa đóng góp 734 tỷ đồng.
Sau khi trừ các chi phí hoạt động liên quan, đơn vị này thu về 128,1 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 15%. Tuy nhiên, số tiền nộp ngân sách trong năm này của NXB Giáo Dục lên tới 160 tỷ đồng, gần gấp đôi so với số nộp cùng kỳ.
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam là nhà phát hành sách giáo khoa số 1 tại thị trường trong nước. Ảnh: Q. Q.
Báo cáo công bố lần này của NXB Giáo Dục cũng đề cập tới những khoản đầu tư và thoái vốn các năm vừa qua. Ba năm gần nhất, đơn vị này đã thoái toàn bộ vốn tại 10 công ty liên quan với tổng giá trị đầu tư đã thoái đạt 56,7 tỷ đồng.
Hiện tại, NXB Giáo dục đang còn vốn đầu tư tại 11 công ty con (sở hữu trên 50% vốn) với tổng số vốn góp là 117 tỷ đồng (tính đến cuối 2018). Cùng năm, các công ty con này đạt tổng cộng 1.231 tỷ đồng doanh thu và 39 tỷ đồng lợi nhuận. Trong đó, nhiều công ty đã chi trả cổ tức cho NXB Giáo dục với tỷ lệ trung bình vào khoảng trên 10%.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đơn vị hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Năm 2016, công ty chiếm khoảng 80% thị phần phát hành sách giáo khoa cả nước. Thị phần này liên tiếp giảm đi một hai năm gần đây nhưng vẫn giữ vị thế số một trên thị trường.
Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh trong 5 năm từ 2017, đơn vị đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng liên tiếp 4% mỗi năm và cán mốc 1.500 tỷ đồng doanh thu vào 2022.
Theonews.zing.vn
SGK sẽ in dòng chữ 'Hãy giữ gìn SGK để tặng cho học sinh lớp sau'
Đây là thông tin từ NXB Giáo Dục - đơn vị tới thời điểm hiện tại vẫn độc quyền phát hành sách giáo khoa.
Theo lãnh đạo NXB Giáo Dục, từ năm 2011 đên nay, gia sách giáo khoa (SGK) đươc kim giư ôn đinh va ơ mưc thâp so vơi chi phi, gia thanh xuât ban va so vơi gia ban cac sach khac. Trong khi đo, cac khoan chi phi xuất bản SGK đêu biên đông tăng cao.
Để bù đắp việc giá bán SGK dưới giá thành, NXB Giáo Dục đã tiết giảm hàng loạt chi phí (chi phí vận chuyển, kho bãi...). Song do các yếu tố giá cả đầu vào tăng nên chưa đủ bù đắp.
Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, để đảm bảo ổn định, giá SGK phục vụ cho năm học 2019-2020 vẫn được giữ nguyên.
Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ Online, đại diện NXB Giáo Dục cho biết tiếp thu góp ý của dư luận về giải pháp tăng tỉ lệ sử dụng lại SGK cũ, từ năm học tới, NXB thực hiện in dòng khuyến cáo "Hãy giữ gìn SGK để dành tặng cho các em học sinh lớp sau" trên trang 1 của mỗi cuốn SGK.
NXB Giáo Dục đồng thời áp dụng một số quy định ưu tiên tặng sách cho học sinh trong đối tượng chính sách xã hội, học sinh vùng sâu, vùng xa khó khăn, vùng bị thiên tai bão lũ và tổ chức quyên góp sách cũ cho tủ sách dùng chung của các trường phổ thông.
Ngoài việc giữ nguyên giá SGK như các năm trước, NXB Giáo Dục thông báo sẽ giảm giá so với giá bìa trong các đợt cao điểm.
Trước đó, NXB Giáo Dục có thông báo cho các đơn vị trực thuộc về dự kiến tăng giá SGK năm học 2019-2020, nhưng lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết Bộ GD-ĐT chưa đồng ý với mức đề xuất điều chỉnh giá này.
Theo quy định, giá SGK sẽ do hai Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính thống nhất và quyết định.
Theo tuoitre
Một chương trình, nhiều bộ SGK: Bộ Giáo dục cần rõ ràng và thuyết phục hơn PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng - nguyên là Điều phối viên chính, của Ban Phát triển Chương trình Giáo dục Phổ thông - Bộ GD-ĐT) bày tỏ như vậy về một số vấn đề được đặt ra. Phóng viên: Thưa ông, Nghị quyết của Quốc hội đã quy định "một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (SGK)", tuy nhiên trong phiên họp Ủy...