Nvidia tuyên chiến với Intel: Ra mắt CPU đầu tiên của mình dựa trên kiến trúc di động ARM, hiệu suất cao gấp 10 lần chip máy chủ của Intel
Hết phải đấu với AMD rồi đến Apple, giờ đây Intel lại có thêm một đối thủ mới là NVIDIA .
Cho đến ngày hôm nay, Nvidia vẫn là một thương hiệu gắn liền với thế giới chip xử lý đồ họa GPU. Tuy nhiên tại Hội nghị Công nghệ GPU vừa mới diễn ra, NVIDIA đã trình làng chip xử lý CPU đầu tiên của mình, sẽ được sử dụng cho các trung tâm dữ liệu.
Chip xử lý CPU mới của Nvidia được đặt tên là Grace, theo tên nhà tiên phong trong lĩnh vực khoa học máy tính – Grace Hopper. Con chip Grace của NVIDIA được thiết kế dựa trên kiến trúc di động ARM, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu suất gấp cao 10 lần so với những máy chủ mạnh nhất hiện nay được trang bị chip Intel.
Lý do khiến cho hiệu suất của con chip NVIDIA Grace được cải tiến đáng kể, là nhờ công nghệ NVLink của NVIDIA. Công nghệ này cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 900GB/s giữa CPU và GPU, theo NVIDIA là nhanh hơn gấp 30 lần so với các máy chủ hàng đầu hiện nay. Ngoài ra việc sử dụng bộ nhớ RAM LPDDR5x cũng sẽ cung cấp băng thông cao gấp đôi so với RAM DDR4.
Sau tuyên bố bước vào thị phần CPU, NVIDIA hiện là một công ty sản xuất ba chip (chuyên về cả CPU, GPU và DPU). Nhà sáng lập kiêm CEO Jensen Huang của NVIDIA cho biết: “AI và khoa học dữ liệu tiên tiến đang đẩy kiến trúc máy tính vượt quá giới hạn của nó, để xử lý lượng dữ liệu không thể tưởng tượng được. Cùng với các GPU và DPU, CPU Grace cung cấp công nghệ nền tảng thứ 3 cho khả năng tính toán và xử lý dữ liệu của máy chủ”.
Nvidia cho biết có thể sẽ phải đợi thêm 2 năm nữa để những con chip Grace này được chính thức xuất xưởng. Nhưng ngay từ bây giờ, Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Thụy Sĩ ( CSCS ) và Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch sử dụng chip NVIDIA Grace cho các trung tâm dữ liệu của mình.
Video đang HOT
Đây có thể là một sự đe dọa rất lớn đối với Intel, vốn là trùm sản xuất chip xử lý cho các trung tâm dữ liệu. Intel đã gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với AMD trong phân khúc chip máy tính, rồi đến lượt Apple tự sản xuất những con chip xử lý dựa trên kiến trúc di động ARM, giờ đây lại đến cả NVIDIA cũng đe dọa cả mảng chip trung tâm dữ liệu.
Card đồ hoạ rời đầu tiên của Intel đã lộ diện, không dùng để chơi game mà để làm việc khác
Nhìn chung, mặc dù sở hữu thông số kĩ thuật không quá ấn tượng, Iris Xe Max vẫn là mẫu card đồ họa phù hợp để Intel có thể 'học bò trước khi học chạy', theo nhận định của nhiều chuyên gia công nghệ.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa AMD và NVIDIA chuẩn bị bước sang một ngã rẽ mới với sự xuất hiện của một đối thủ 'vừa lạ vừa quen': Intel. Sau nhiều năm 'xưng hùng xưng bá' ở mảng CPU, Đội Xanh vừa chính thức đặt chân vào thị trường GPU với một sản phẩm hoàn toàn mới mang tên Iris Xe Max.
Đây cũng chính là mẫu card đồ họa rời đầu tiên của Intel, sau nhiều năm chỉ phát triển các thế hệ card đồ họa tích hợp trên CPU. Đáng chú ý, thay vì đối đầu trực tiếp với AMD và NVIDIA trên mặt trận PC, Intel lại lựa chọn cách tiếp cận khôn khéo hơn khi quyết định tích hợp Iris Xe Max trên một loạt các mẫu laptop có kích thước mỏng, nhẹ. Cụ thể, những mẫu laptop đầu tiên sử dụng chip đồ họa Iris Xe Max của Intel bao gồm Acer Swift 3X, ASUS VivoBook Flip TP470 và Dell Inspiron 15 7000 2-trong-1.
Sau nhiều năm chỉ phát triển iGPU, Iris Xe Max là mẫu card đồ họa rời đầu tiên của Intel được ra đời.
Sinh ra không chỉ để chơi game mà để làm việc khác
Mặc dù là mẫu card đồ họa rời, khá bất ngờ khi thông số kĩ thuật của Iris Xe Max lại gần như giống hệt với mẫu iGPU tích hợp trên dòng CPU laptop Tiger Lake-U của Intel, vốn cũng được phát triển dựa trên kiến trúc Xe-LP và tiến trình 10nm SuperFin.
Cụ thể, mẫu card đồ họa rời này trang bị 96 đơn vị thực thi (EU - execution unit), 48 Texture Units, 24 ROPs, đồng thời vẫn sử dụng chuẩn bộ nhớ LPDDR4X-4266, băng thông bộ nhớ 128-bi, dụng giao thức PCI Express 4.0, hỗ trợ API DirectX 12.1 và OpenGL 4.6.
Tuy nhiên, do là mẫu card đồ họa rời, mức xung tối đa của Iris Xe Max cao hơn hẳn (1650MHz so với 1350MHz), kèm theo đó là dung lượng VRAM 4GB, thay vì phải sử dụng chung RAM của hệ thống như iGPU của Tiger Lake-U. Cuối cùng, mức TDP của Iris Xe Max rơi vào khoảng 25W.
Dựa vào thông số trên, có thể khẳng định rõ một điều: Iris Xe Max hoàn toàn không phải là một mẫu card đồ họa mạnh về khả năng chơi game. Theo kết quả benchmark công bố bởi Intel, hiệu năng chơi game của Iris Xe Max chỉ vượt trội đôi chút so với mẫu card đồ họa phổ thông dành cho laptop của NVIDIA là GeForce MX350 (với thông số tương đương GTX 1050 trên PC).
Hiệu năng chơi game của Iris Xe Max so với mẫu card đồ họa rời GeForce MX350 của NVIDIA
Do vậy, người dùng Iris Xe Max chỉ có thể chơi các tựa game AAA (có đồ họa nặng) như Shadow of the Tomb Raider, Witcher 3, Metro Exodus ở mức FPS chấp nhận được tại độ phân giải 1080p, với các thiết lập Low hoặc Medium.
Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, khi Iris Xe Max không được Intel 'sinh ra' để đối đầu với các mẫu card đồ họa chuyên chơi game của AMD và NVIDIA. Thay vào đó, mẫu card đồ họa rời này của Intel lại đánh mạnh vào thị trường 'ngách', hướng tới việc hỗ trợ người dùng trong các tác vụ cần khả năng tính toán của GPU, hay các công việc sáng tạo hoặc chỉnh sửa nội dung.
Kết quả benchmark được công bố bởi Intel cho thấy, Iris Xe Max thậm chí đã tỏ rõ sự vượt trội so với các mẫu card đồ họa cao cấp của NVIDIA trong một vài tác vụ tính toán bằng GPU. Đặc biệt hơn, tốc độ mã hóa (encode) video bằng Iris Xe Max cũng nhanh hơn đáng kể so với các mẫu card đồ họa hiện có trên thị trường nhờ tích hợp công nghệ đặc biệt mang tên Deep Link.
Tốc độ encode video của Iris Xe Max nhanh gấp nhiều lần so với mẫu card đồ họa RTX 2080 của NVIDIA nhờ khả năng xử lý đa luồng Multi Stream, siêu mã hóa (Hyper Encoding)
Theo Intel, công nghệ hoàn toàn mới này cho phép người dùng kết hợp sức mạnh của cả Iris Xe Max lẫn iGPU trên dòng CPU Tiger Lake, tăng hiệu suất xử lý với các tác vụ nặng như chỉnh sửa ảnh hay video. Song song đó, Deep Link cũng tổng hợp nhiều công cụ xử lý video vào chung một khung phần mềm duy nhất, giúp thời gian mã hóa video được rút ngắn xuống đáng kể.
Nhìn chung, mặc dù sở hữu thông số kĩ thuật không quá ấn tượng, Iris Xe Max vẫn là mẫu card đồ họa phù hợp để Intel có thể 'học bò trước khi học chạy', trước khi có thể đối đầu trực diện với AMD và NVIDIA bằng các mẫu card đồ họa mạnh mẽ hơn, theo nhận định của nhiều chuyên gia công nghệ. Bên cạnh đó, với khả năng encode video cực tốt, Iris Xe Max vẫn sở hữu lợi thế của riêng mình trong mắt nhiều đối tượng người dùng phổ thông, vốn có nhu cầu sử dụng laptop để làm việc thay vì chơi game bom tấn.
Dự kiến, phiên bản dành cho PC của Iris Xe Max cũng sẽ được Intel trình làng vào đầu 2021. Tuy nhiên, mẫu card đồ họa này sẽ không bán lẻ cho người dùng cá nhân. Thay vào đó, Iris Xe Max sẽ được bán trực tiếp cho các hãng sản xuất máy tính đồng bộ để trang bị trên các mẫu PC giá rẻ.
Toàn cảnh "GeForce là để dành cho game thủ": Màn kịch vụng về của NVIDIA đối với vấn nạn nguồn cung RTX 30 RTX 3060 và CMP đang phải chia sẻ một nguồn cung cực kỳ giới hạn, và mục tiêu của NVIDIA khi chia đôi năng lực sản xuất vào 2 dòng sản phẩm gần tương đồng nhau là không hề tốt đẹp một chút nào cả. Tính đến thời điểm hiện tại, GTX 1060 vẫn đang là mẫu CPU phổ biến nhất trên Steam....